Giáo án Môn: Đạo đức 3 - Tiết 19: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

- Giờ đạo đức trước lớp mình đã học bài gì?

- Để biết ơn những người thương binh liệt sĩ các con phải làm gì?

- GV nhận xét

- GV và học sinh hát bài

“ Thiếu nhi thế giới vui liên hoan”

- Bài hát trên ca ngợi điều gì?

Vậy thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới cần có tình cảm như thế nào với nhau cô và các con vào bài học hôm nay: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.( tiết 1)

Gv ghi tên bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Đạo đức 3 - Tiết 19: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI LỚP 3
Kế hoạch bài giảng
Môn : Đạo đức lớp 3
Giáo viên : Phạm Thị Ánh
Trường tiểu học Phương Trung 2
 Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2016
Môn: Đạo đức
TIẾT 19 
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
	I/ MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
	2. Kỹ năng : 
- Kỹ năng trình bài suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
 - Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
- Kỹ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
	3. Thái độ :
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Phiếu học tập, tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới, máy tính, máy chiếu.
2.Học sinh : sách, vở.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian
Nội dung
C¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc
H§ cña thÇy
H§ cña trß
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Giờ đạo đức trước lớp mình đã học bài gì?
- Để biết ơn những người thương binh liệt sĩ các con phải làm gì?
- GV nhận xét
HS trả lời
2’
2. Bài mới:
a) Khởi động
- GV và học sinh hát bài 
“ Thiếu nhi thế giới vui liên hoan”
HS hát
2’
b). Giới thiệu bài mới
- Bài hát trên ca ngợi điều gì?
Ca ngợi tình hữu nghị, thân ái và đoàn kết của thiếu nhi trên toàn thế giới.
Vậy thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới cần có tình cảm như thế nào với nhau cô và các con vào bài học hôm nay: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.( tiết 1)
Gv ghi tên bài
HS lắng nghe
HS ghi vở
11’
c). Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Mục tiêu : Học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. Hiểu trẻ em có quyền được tự do kết bạn.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS quan sát 2 bức tranh và trả lời các câu hỏi ở bài tập 1
- GV cho HS quan sát từng bức tranh và hỏi;
+ Các bạn thiếu nhi trong các bức tranh trên ăn mặc trang phục như thế nào, đầu tóc ra sao?
+ Các bạn thiếu nhi đang làm gì?
+ Không khí của buổi giao lưu như thế nào?
HS đọc bài tập 1
HS quan sát tranh và trả lời
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và trả lời 2 câu hỏi ở bài tập 1 :
Em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế?
Theo em, thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống .nhưng giống nhau ở những điểm nào?
GV gọi các nhóm nêu kết quả trong phiếu học tập.
GV nhận xét và chốt ý đúng.
* Tiểu kết : Thiếu nhi Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
HS thảoluận và trả lời vào phiếu học tập
- Đại diện một số nhóm nêu kết quả
HS lắng nghe.
11’
d). Hoạt động 2: Du lịch thế giới
* Mục tiêu: Học sinh biết thêm về văn hóa, về cuộc sống, học tập của cá bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới.
- GV cho học sinh xem clip về một số nước trên thế giới.
- GV hỏi: 
+Trong clip trên caon nhìn thấy cảnh đẹp của những quốc gia nào?
+ Trong clip trên con thấy con người của quốc gia nào?
GV nhận xét.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và nói cho nhau nghe về một quốc gia mà em yêu thích.
Gv gọi đại diện một số nhóm trình bày.
* Giao lưu với thiếu nhi quốc tế : thiếu nhi nước Nga, nước Ấn độ, nước Anh...
* Tiểu kết: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình ghét chiến tranh, có quyền được sống và đối xử bình đẳng, được ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình.
HS trả lời
HS thảo luận nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày
HS đóng vai thiếu nhi một số nước để giao lưu với thiếu nhi VN
8’
e). Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
* Mục tiêu : Học sinh biết được những việc nên làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- GV cho học sinh giơ thẻ đỏ với những việc làm nên và thẻ màu xanh với những việc làm không thể hiện tình đoàn kết quốc tế.
- GV cho Hs quan sát tranh và trả lời xem việc làm trong từng bức tranh là nên hay không nên làm. Vì sao?
- GV hỏi: Ngoài những việc làm trên, em có thể làm việc gì khác để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
* Tiểu kết : Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách như: kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế, viết thư, gửi ảnh, quà cho các bạn, thi vẽ tranh về quốc tế..
- HS giở thẻ 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS trả lời.
3’
4. Củng cố, dặn dò.
- Gv hỏi: Qua bài học hôm nay, các con thấy thiếu nhi quốc tế phải có tình cảm với nhau như thế nào? 
Thiếu nhi quốc tế là anh em, bè bạn nên cần phải đoàn kết, hữu nghị với nhau.
GV nhận xét giờ học
Dặn dò học sinh chuẩn bị sưu tầm tranh, ảnh, thơ ca nói về tìn đoàn kết của thiếu nhi quốc tế.

File đính kèm:

  • docBai_9_Doan_ket_voi_thieu_nhi_quoc_te.doc
Giáo án liên quan