Giáo án môn Đại số lớp 9 - Tiết 60: Phương trình quy về phương trình bậc hai

GV giới nhắc lại thế nào là phương trình chứa ẩn ở mẫu và nêu các bước giải dạng phương trình này.

 GV cho VD và trình bày cách giải pt này.

 ĐK của phương trình?

 GV cho HS quy đồng và sau đó bỏ mẫu thức.

 Thu gọn ta được phương trình như thế nào?

 Phương trình (2) có nghiệm như thế nào?

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 9 - Tiết 60: Phương trình quy về phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008
Tuần: 1
Tiết: 1
§7. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
I. Mục Tiêu:
	- HS thực hành tốt việc giải một số dạng phương trình quy về phương trình bậc hai như: phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu, một số dạng phương trình khác, 
	- Có kĩ năng giải phương trình trùng phương và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
	- Giải thành thạo phương trình tích và rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
II. Chuẩn Bị:
- HS: Xem lại cách giải phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu.
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Xen vào lúc học bài mới.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15’)
	GV giới thiệu thế nào là phương trình trùng phương.
	GV giới thiệu VD.
	Đặt x2 = t (t 0) thì phương trình (1) trở thành phương trình như thế nào?
	Hãy giải phương trình (1’) tìm nghiệm t!
	Giá trị t2 = có lấy không? Vì sao?
	Với t = 1 thì x = ?
	HS chú ý theo dõi.
	HS chú ý.
	4t2 + t – 5 = 0 (1’)
	HS áp dụng trường hợp a + b + c = 0 để tìm nghiệm t của phương trình.
	Giá trị t2 = bị loại vì t = x2 0.
	x2 = 1
	x = 1 hoặc x = –1 
1. Phương trình trùng phương: 
Phương trình trùng phương là phương trình có dạng: ax4 + bx2 + c = 0 (a0)
VD: Giải phương trình:
4x4 + x2 – 5 = 0 (1)
Giải: 
Đặt x2 = t (t 0). Khi đó, phương trình (1) trở thành: 4t2 + t – 5 = 0 (1’)
Phương trình (1’) có dạng: a + b + c = 0 nên phương trình (1’) có nghiệm:
	t1 = 1;	
	t2 = (loại)
Với t = 1 ta có:
	 x2 = 1 
	x = 1 hoặc x = –1 
Vậy, phương trình (1) có hai nghiệm:
	x1 = 1	
	x2 = –1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (15’)
	GV giới nhắc lại thế nào là phương trình chứa ẩn ở mẫu và nêu các bước giải dạng phương trình này.
	GV cho VD và trình bày cách giải pt này.
	ĐK của phương trình?
	GV cho HS quy đồng và sau đó bỏ mẫu thức.
	Thu gọn ta được phương trình như thế nào?
	Phương trình (2’) có nghiệm như thế nào?
	So với điều kiện của bài toán ta nhận nghiệm nào? Ta loại nghiệm nào?
Hoạt động 3: (10’)
	GV giới thiệu thế nào là phương trình tích.
	GV nhắc lại cách giải phương trình tích.
	(x + 1)(x2 + 2x –3) = 0 thì ta suy ra được điều gì?
	GV cho HS giải phương trình (3’)
	GV cho HS làm nhanh bài tập ?3.
	HS chú ý theo dõi.
	 và 
	HS quy đồng rồi sau đó bỏ mẫu thức.
	x2 – 4x + 3 = 0 (2’)
	PT (2’) có dạng: a + b + c = 0 nên pt (2’) có nghiệm là:x1 = 1; x2 = 3.
	x2 = 3 (loại)
	HS chú ý theo dõi.
	 x + 1 = 0 
	Hoặc x2 + 2x – 3 = 0
	HS giải pt (3’)
	HS làm bài tập ?3.
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu: 
Cách giải: 
B1: Tìm điều kiện xác định của phương trình
B1: Quy đồng mẫu thức 2 vế rồi khử mẫu
B3: Giải phương trình vừa nhận được
B4: Kết luận nghiệm của ptdựa vào ĐK.
VD: Giải phương trình:
 (2)
Giải: ĐK: và 
Quy đồng và khử mẫu ta được:
x2 – 3x + 6 = x + 3
x2 – 4x + 3 = 0 (2’)
Phương trình (2’) có dạng: a + b + c = 0 
Nên phương trình (2’) có nghiệm là:
x1 = 1;	x2 = 3 (loại)
Vậy, phương trình (2) có nghiệm duy nhất là x = 1.
3. Phương trình tích: 
VD: Giải pt: (x + 1)(x2 + 2x – 3) = 0 (3)
Giải: (x + 1)(x2 + 2x – 3) = 0
	x + 1 = 0 hoặc x2 + 2x – 3 = 0
	x= –1 hoặc x2 + 2x – 3 = 0 (3’)
Giải phương trình (3’) ta được:
	x1 = 1 và x2 = –3
Vậy, phương trình (3) có 3 nghiệm:
	x1 = 1;	 x2 = –3; x3 = –1
?3: 
 	4. Củng Cố: (3’)
 	- GV cho HS nhắc lại cách giải 3 loại phương trình trên.
 	5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD.
	- Làm các bài tập 34, 35, 36.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docDS9T60.DOC