Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 60: Bất phương trình một ẩn
Hoạt động 1:Mở đầu
GV yêu cầu HS đọc đề bài toán tr47 SGK rrồi tóm tắc bài toán.
Chọn ẩn số ?
Vậy số tiền Nam phải trả để mua một cái bút và x quyển vở là bao nhiêu ?
- Nam có 25000 đồng, hãy lập hệ thức liên hệ giữa số tiền Nam phải trả và số tiền Nam có ?
GV giới thiệu hệ thức 2200.x + 4000 25000 là một bất phương trình một ẩn.
- Hãy cho biết vế trái, vế phải của bất phương trình này ?
Tuần : 29 Ngày soạn :14/03/2010 Ngày dạy :15/03/2010 Tiết : 60 §3 BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN I. MỤC TIÊU : Kiến thức : HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn. Hiểu khái niệm bất phương trình tương đương. Kĩ năng : HS Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không ? biết viết dưới dạng kí hiệu và biểu diển trên trục số tập nghiệm các bất phương trình dạng x a, x ³ a, x £ a. Thái độ : Rèn tính cẩn thận, Chính xác, suy luận của HS II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Chuẩn bị của GV : Bảng phụ, bảng tổng hợp “Tập nghiệm và biểu diển tập nghiệm của bất phương trình “ tr52 SGK. Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ. Chuẩn bị của HS : Thước kẻ. Bảng nhóm, bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số (1’) Kiểm tra bài cũ : (không kiểm tra) Bài mới : Giới thiệu bài :(1’) (Đặc vấn đề) : Ta đã được học về phương trình một ẩn, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu về bất phương trình một ẩn. Tiến trình bài dạy : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 14’ 17’ 5’ 6’ Hoạt động 1:Mở đầu GV yêu cầu HS đọc đề bài toán tr47 SGK rrồi tóm tắc bài toán. Chọn ẩn số ? Vậy số tiền Nam phải trả để mua một cái bút và x quyển vở là bao nhiêu ? - Nam có 25000 đồng, hãy lập hệ thức liên hệ giữa số tiền Nam phải trả và số tiền Nam có ? GV giới thiệu hệ thức 2200.x + 4000 £ 25000 là một bất phương trình một ẩn. - Hãy cho biết vế trái, vế phải của bất phương trình này ? - Theo em , trong bài toán này x có thể là bao nhiêu ? - Tại sao x có thể bằng 9, bằng 8, bằng 7 … ? Nếu lấy x = 5 có được không ? GV : Khi thay x = 9 hoặc x = 5 vào bất phương trình ta được một khẳng định đúng, ta nói x = 9 hoặc x = 5 là nghiệm của bất phương trình . x = 10 có là nghiệm của bất phương trình này không ? tại sao ? GV yêu cầu HS làm ? 1 (Đề bài đưa lên bảng phụ) GV lần lược gọi HS kiểm tra. GV chú ý HS cách kiểm tra một số là nghiệm của bất phương trình : Thay số đó vào bất phương trình, kiểm tra kết quả là một khẳng dịnh đúng hay sai rồi kêt luận. Hoạt động 2: Tập nghiệm của bất phương trình. GV giới thiệu : Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình gọi là tập nghiệm của bất phương trình. Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm cảu bất phương trình đó. GV đưa ví dụ 1 lên bảng. Cho bất phương trình x > 3 - Hãy chỉ ra một vài nghiệm của bất phương trình và giải thích. Khẳng định : tất cả các số lớn hơn 3 đều là nghiệm cảu bất phương trình. GV giới thiệu kí hiệu tập nghiệm của bất phương trình đó là {x êx > 3} GV hướng dẩn HS vế hình biểu diển tập hợp đó trên trục số để minh hoạ. Lưu ý : Để biểu thị điểm 3 không thuộc tập hợp nghiệm cả bất phương trình phải dùng dấu ngoặc đơn “(“ hoặc “)” GV : Yêu cầu HS làm ? 2 Gọi một HS đứng tại chổ trả lời. GV trình bày ví dụ 2 tr42 SGK. Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ? 3 và ? 4 SGK GV kiểm tra bài làm của vài nhóm. Sau đó giới thiệu bảng tổng hợp tr52 SGK. Hoạt động 3: Bất phương trình tương đương. GV thế nào là hai phương trình tương đương ? GV tương tự như vậy, hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm. GV đưa ví dụ : Bất phương trình x > 3 và 3 < x là hai bất phương trình tương đương. Kí hiệu : x > 3 Û 3 < x Hoạt động 4:cũng cố GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bài 17 tr43 SGK GV cho HS nhận xét. GV đưa đề bài 18 tr 43 SGK lên bảng phụ. Chọn ẩn là gì ? Hãy biểu thị thời gian của ôtô đi ? Ô tô khởi hành lúc 7 giờ, phải đến B trước 9 giờ, vậy ta có bất phương trình nào ? HS đọc đề bài, một HS đọc to. Gọi số vở Nam có thể mua được là x (quyển) Số tiền Nam phải trả là : 2200x + 4000 (đồng) Hệ thức : 2200x + 4000 £ 25000 Vế trái là 2200x + 4000, vế phải là 25000 x có thể là 9 hoặc 8 hoặc 7 … HS : x có thể bằng 9 vì với x = 9 thì số tiền Nam phải trả là 2200.9 + 4000 = 23800 (đồng) vẩn còn thừa 1200 (đồng) x = 5 đựơc vì : 2200.5 + 4000 = 15000 < 25000 x = 10 không phải là nghiệm của bất phương trình vì khi thay x = 10 vào bất phương trình ta được 2200.10 + 4000 < 25000 là khẳng định sai. HS trả lời miệng . HS khác nhận xét. x = 3,5; x = 5 … là các nghiệm của bất phương trình HS nghe GV trình bày. HS vẽ hình vào vở dưới sự hướng dẩn của GV HS trả lời miệng. + Bất phương trình x > 3 có Vế trái là x, vế phải là 3, tập nghiệm là {x êx > 3} + Bất phương trình 3 3} Phương trình x = 3 có vế trái là x , vế phải là 3, tập nghiệm của phương trình { 3 } Nữa lớp làm ? 3 Nữa lớp làm ? 4 Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm. HS nghe GV trình bày HS nhắc lại khái niệm hai bất phương trình tương đương. Hs hoạt động nhóm Nữa lớp làm câu a Nữa lớp làm câu b Kết quả x £ 6 x > 2 x ³ 5 x < -1 Hs đọc đề bài 43 SGK Gọi x (km/h) là vận tốc của ôtô. Thời gian đi của ôtô là (h) Ta có bất phương trình : < 2 1/ Mở đầu . ? 1 Vế trái là x2, vế phải là 6x – 5 + Thay x = 3 vào bất phương trình ta được 32 £ 6.3 – 5 là khẳng định đúng. Þ x = 3 là nghiệm của bất phương trình. Tương tự x = 4, x = 5 là nghiệm của bất phương trình + Thay x = 6 vào bất phương trình ta có 62 £ 6.6 – 5 là một khẳng định sai. Vậy x = 6 không phải là nghiệm của bất phương trình. 2/ Tập nghiệm của bất phương trình. Ví dụ 1. Cho bất phương trình x > 3 Tập nghiệm của bất phương trình là {x êx > 3} Biểu diển tập nghiệm này trên trục số ////////////ï///////( 0 3 Ví dụ 2. Cho bất phương trình x £ 7 Tập nghiệm của bất phương trình là {x êx £ 7} Biểu diển tập nghiệm này trên trục số ç ]//////////// 0 7 ? 3 Bất phương trình x ³ -2 - Tập nghiệm : {xç x ³ -2} - Biểu diển trên trục số /////////[ ï –2 0 ? 4 Bất phươg trình x < 4 - Tập nghiệm : {xç x < 4} - Biểu diển trên trục số 0 4 ï )//////// 3/ Bất phương trình tương đương. Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm. 4)Hướng dẫn về nhà :1’ ÔN tập các tính chất của bất đẳng thức : Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liện hệ giữa thứ tự và phép nhân, hai qui tắc biến đổi phương trình. Bài tập về nhà 15, 16 tr43 SGK bài 31, 32, 33, 34, 35 tr44 SBT Đọc trước bài “ Bất phương trình bậc nhất một ẩn” IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG :
File đính kèm:
- daiso8-t61.doc