Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tiết 1 đến 8

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.

- HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng vê tay để xác định thành phần cơ giới của đất.

3. Thái độ:

- Thói quen: Học sinh có ý thức lao động cẩn thận, chính xác.

- Tính cách: Biết đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hành.

4. Năng lực, phầm chất hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên: 3 mẫu đất, 6 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 6 thang màu pH chuẩn, 1 thìa xúc. Tranh vẽ quy trình thực hành

2/ Học sinh: 3 mẫu đất, 2thìa (muỗng), khăn lau, nước ống hút, 1 mảnh nilon, thước đo/ mỗi tổ.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra miệng:

 Kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành của học sinh

3 Tiến trình bài học:

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tiết 1 đến 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.
2. Kĩ năng
 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất
 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phỡ nhiờu, đảm bảo cho sx
 - Có ý thức tham gia cựng gia đỡnh trong việc sử dụng hợp lớ, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phỡ nhiờu và bảo vệ mụi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò nh thế nào đối với đời sống của cây.
Hs : Trả lời câu hỏi.
Gv : nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: lực nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy
GV thực hiện thí nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Thành phần cơ giới của đất
 - các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
 - khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
 - độ phì nhiêu của đất, Trình bày được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và hỏi:
+ Người ta dùng độ pH để làm gì?
+ Trị số pH dao động trong phạm vi nào?
+ Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
+ Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì?
_ Giáo viên sửa, bổ sung và giảng:
 Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.
à Dao động từ 0 đến 14.
à Với các giá trị:
+ Đất chua: pH<6,5.
+ Đất kiềm: pH> 7,5.
+ Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5.
à Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Độ chua, độ kiềm của đất: 
 Độ pH dao động từ 0 đến 14.
 Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm và đất trung tiùnh.
+ Đất chua có pH < 6,5.
+ Đất kiềm có pH > 7,5.
+ Đất trung tính có pH= 6,6 -7,5.
_ Yêu cầu 1 học sinh đọc to thông tin mục III SGK.
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
_ Học sinh đọc to.
_ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:
 Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng cao.
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung bình
Kém
Đất cát
Đất thịt
Đất sét
X
X
X
Giáo viên nhận xét và hỏi:
+ Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
+ Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất?
_ Giáo viên giảng thêm: 
 Để giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng người ta bón phân nhưng tốt nhất là bón nhiều phân hữu cơ.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
à Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV. SGK và hỏi:
+ Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?
+ Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không?
_ Giáo viên giảng thêm cho học sinh:
 Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
à Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
 Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
 Tuy nhiên muốn có năng suất cao thì ngoài độ phì nhiêu còn cần phải chú ý đến các yếu tố khác như: Thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập củng cố:
C1: Phân loại đất thành đất cát, đất sét hay đất chua, đất kiềm là dựa trên cơ sở nào? Mỗi loại đất kể trên có đặc điểm gì?
C2: Trình bày những tính chất của đất trồng. Nắm vững tính chất của đất trồng có ý nghĩa gì? Con người có thể làm thay đổi được tính chất của đất trồng không? Cho ví dụ. Thành phần của đất trồng sẽ chi phối tính chất của đất trồng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Câu hỏi liên hệ:
Ở gia đình hoặc địa phương em đã áp dụng những biện pháp làm thay đổi được tính chất của đất trồng để phục vụ cho sản xuất?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số loại đất: đất cát, đất sét, đất thịt
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 4
 Thực hành:XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay). 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức : 
- Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu 
2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng vê tay để xác định thành phần cơ giới của đất. 
3. Thái độ:
- Thói quen: Học sinh có ý thức lao động cẩn thận, chính xác. 
- Tính cách: Biết đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hành.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: 3 mẫu đất, 6 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 6 thang màu pH chuẩn, 1 thìa xúc. Tranh vẽ quy trình thực hành
2/ Học sinh: 3 mẫu đất, 2thìa (muỗng), khăn lau, nước ống hút, 1 mảnh nilon, thước đo/ mỗi tổ.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra miệng: 
 Kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành của học sinh 
3 Tiến trình bài học:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Để biết được độ chua , độ kiềm và độ trung tính của đất thì ta phải xác định được độ pH của đất. Hôm nay nay ta thực hành : “Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu”.Để phân biệt từng loại đất ta dựa vào trạng thái đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- GV: Giới thiệu yêu cầu bài thực hành.
- GV: Nhắc nhở học sinh chú ý an toàn trong hi thực hành và chú ý giữ gìn vệ sinh.
Chú ý : Khi thực hành phải cẩn thận không để đất, nước vương ra bàn ghế, sách vở, quần áo. 
HS chú ý an toàn trong hi thực hành và chú ý giữ gìn vệ sinh.
I. Yêu cầu
- Biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
- Biết xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, nhận xét, kết luận.
- Ý thức cẩn thận trong lao động.
- GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/11 
- GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành :
+ Nhỏ nước vừa đủ ẩm 
+ Thỏi đất có đường kính 3 mm dài khoảng 9cm
? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
- GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/12 
- GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành :
+ Tránh lấy lượng đất cho vào thìa quá to
+ Nhỏ chất chỉ thị màu vào đất đúng quy định, chờ đủ thời gian 1 phút, sau đó tiến hành so màu ngay.
? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
  HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành 
( 3 mẫu đất khác nhau, khô hoặc hơi ẩm đựng vào túi nilon. Mỗi mẫu đất đều có số thứ tự, ống hút để lấy nước và thước đo)
  HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành
( 2 mẫu đất, 2 thìa, chất chỉ thị màu, thang màu pH chuẩn, ống nhỏ giọt)
II. Quy trình thực hành 
1. Xác định thành phần cơ giới của đất.
+ Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
+ Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm ( khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được)
+ Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3 mm.
+ Bước 4 : Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3 cm.
2. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
+ Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô ( bắp) cho vào thìa 
+ Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa một giọt 
+ Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó.
- GV làm mẫu và giới thiệu sản phẩm cho học sinh quan sát 
- GV yêu cầu HS nhìn bảng chuẩn phân cấp đất SGK/11 để nhận xét trạng thái một số mẫu đất sau khi vê. 
- GV yêu cầu HS nhìn bảng thang màu pH chuẩn để so sánh nhận xét.
- GV theo dõi uốn nắn thao tác thực hành của học sinh.
  HS thực hành theo nhóm lớn (tổ) và thảo luận ghi vào phiếu học tập
III. Tổ chức thực hành 
PHIẾU HỌC TẬP
Mẫu đất
Trạng thái đất sau khi vê
Loại đất xác định
Số 1
Số 2
Số 3
PHIẾU HỌC TẬP
Mẫu đất
Độ pH
Đất chua, kiềm, trung tính?
Mẫu số 1 - So màu lần 1
 - So màu lần 2
 - So màu lần 3
 Trung bình
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mẫu số 2 - So màu lần 1
 - So màu lần 2
 - So màu lần 3
 Trung bình
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
 5.1. Tổng kết: 
- HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
- Các nhóm giới thiệu sản phẩm và trình bày kết quả thực hành
- Các nhóm tự nhận xét và bổ sung thiếu sót
- GV giới thiệu một số mẫu thao tác đúng, đẹp. 
- GV đánh giá chung và bình điểm : Tinh thần (2đ) ; kết quả trên phiếu học tập (6đ) ; giữ trật tự, vệ sinh (2đ)
5.2. Hướng dẫn học tập: 
*Đối với bài học tiết này: Đọc lại quy trình bài thực hành bài này
 *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài:” Biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất.” Trả lời các câu hỏi SGK.
6. PHỤ LỤC:
 SGK công nghệ 7, SGV công nghệ 7
Ngày soạn: Ngày dạy: 
BÀI 5: Thực hành
XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết cách xác định độ Ph của đất bằng phương pháp so màu
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ : 
- Có ý thức trong việc làm thực hành, cẩn thận trong khi làm thực hành và phải bảo đảm an toàn lao động.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: giáo án, kiến thức liên quan.
- Học sinh: Chuẩn bị 2 mẫu đất
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức
Đất có tính chất cơ bản nào? (chua, kiềm). bằng cách nào người ta xác định độ chua hay độ kiềm của đất? Hôm nay chúng ta cùng nhau thử xác định độ chua của đất bằng một trong những phương pháp đơn giản là xác định độ chua của đất bằng hương pháp so màu.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
- Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Yêu cầu học sinh chia nhóm để thực hành.
- Giao dụng cụ cho các nhóm
- Nhắc nhở vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và sau khi thực hành.
- Yêu cầu học sinh đem đất đã chuẩn bị đặt lên bàn.
- Hướng dẫn làm thực hành. Sau đó gọi 1 học sinh đọc to và 1 học sinh làm theo lời bạn đọc để cho các bạn khác xem.
- Chú ý: tay bóp ống nhỏ từ từ nếu không dung dịch tổng hợp nhỏ ồ ạt xuống mẫu đất
- Mỗi mẫu đất làm 3 lần, lấy được 3 trị số pH, sau đó lấy trị số tung bình cộng
Học sinh tự tiến hành.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và xác định Ph của mẫu đất nhóm mình đem theo.
- Nhắc nhở HS không để đổ đất, màu dung dịch ra bàn ghế, lớp học.Sau khi làm xong lấy giấy gói lại bỏ sọt rác cuối tiết đem đổ.
- Sau đó yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Yêu cầu học sinh nộp bảng mẫu thu hoạch.
- Chia nhóm
- Lắng nghe 
- Trình bày
- Quan sát.1 học sinh đọc và 1 học sinh làm thực hành
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận và xác định.
- Đại diện từng nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- Nộp bảng thu hoạch cho giáo viên.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Lấy 2 mẫu đất đựng trong túi nilông hoặc dùng giấy sạch gói lại, bên ngoài có ghi : Mẫu đất số, Ngày lấy mẫu, Nơi lấy mẫu, Người lấy mẫu
- 1 thìa nhỏ bằng nhựa hoặc sứ màu trắng
- 1 thang màu PH chuẩn, 1 lọ chất chỉ thị màu tổng hợp.
II. Quy trình thực hành
- Bước 1 : Lấy 1 lượng đất bằng hạt ngô -> thìa.
- Bước 2 : Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào đất -> dư 1 giọt.
- Bước 3 : Sau 1 phút đối chiếu nước trong thìa với thang pH chuẩn.
III. Thực hành
4. Củng cố - Đánh giá 3’
- Đánh giá kết quả học sinh thực hành
- Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu và thái độ học tập của học sinh
5. Dặn dò 1’
- Về nhà xem lại bài
- Xem trước Bài 8 : Thưc hành : Nhận biết một số loại phân hoá học
- Chuẩn bị một số mẫu phân hóa học thuộc 3 loại: Đạm, lân, kali
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: Ngày dạy: 
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
 - Trình bày được những lí do phải sử dụng đất hợp lí
 - Trình bày được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp
2. Kĩ năng
 - Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở VN và một số loại đất cần được cải tạo. Trình bày được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính ?
 Thế nào là độ phì nhiêu của đất ? Muốn tăng độ phi nhiêu của đất ta phải làm gì ?
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv cho hs quan sát: Đây là những hình ảnh về quá trình cải tạo đất trước khi gieo trồng? Tại sao lại phải như vậy?
Hs trả lời
 GV: Đất là tài nguyên quý giá của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu : sử dụng đất nh thế nào là hợp lí. Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - những lí do phải sử dụng đất hợp lí
 - các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt 

File đính kèm:

  • docGiao an PTNL mau 5 hoat dong moi_12748196.doc