Giáo án môn Công nghệ 7 (Bản 2 cột)

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

Kiến thức: Trình bày được được vai trò của rừng đối với đời sống con người và

môi trường. Nêu được những thông tin cơ bản về rừng ở nước ta.

Kỹ năng: Kể tên được một số loại rừng và cây rừng được trồng phổ biến ở nước ta.

Thái độ: Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm đối

II. Chuẩn bị.

- Tài liệu kiến thức về Lâm nghiệp

III. Lên lóp

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Tiết 13: Nêu một số vật nuôi đặc sản?

Tiết 14: Vị trí và ý nghĩa của chăn nuôi?

Tiết 15: Lợi ích của việc chăn nuôi, vật nuôi đặc sản?

3. Bài mới

 

docx58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ 7 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2 điểm)
1
2
 1
 1
2
* Ảnh hưởng của thu hoạch đến việc bảo quản:
- Thu hoạch đạt yêu cầu kỹ thuật tạo thuận lợi cho bảo quản.
- Thu hoạch không đạt yêu cầu sẽ khó hoặc không bảo quản được.
* Giống nhau:
- Bảo quản và chế biến giống nhau cùng một mục đích.
* Khác nhau:
- Bảo quản khác chế biến là giữ nguyên trạng thái sản phẩm.
- Chế biến là biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tặng giá trị sử dụng
 0,5
0,5
 0,25
0,25
 0,5
Rút kinh nghiệm:
 ..
TIẾT 22, 23 BÀI 9. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯ NGHIỆP
(2 tiết)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Trình bày được lợi ích, tính hình, triển vọng của ngư nghiệp ; các lĩnh vực chủ
yếu trong ngư nghiệp và một số động vật thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta.
Kỹ năng: Nêu được một số đặc điểm của hoạt động nuôi thuỷ sản và một số hình thức
nuôi thuỷ sản chủ yếu.
Thái độ: Xác định những việc nên làm và không nên làm để phát triển ngư nghiệp bền
vững. Quan tâm tìm hiểu các nghề thuộc lĩnh vực ngư nghiệp.
II. Chuẩn bị.
Tài liệu kiến thức về Ngư nghiệp
III. Lên lóp
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Tiết 22: Không thực hiện
Tiết 23: Vai trò của ngư nghiệp?
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích: Xác định những hiểu biết, kinh nghiệm của HS đối với lĩnh vực ngư nghiệp
thông qua việc giao cho HS nhiệm vụ suy ngẫm, trao đổi để trả lời 3 câu hỏi sau :
Câu 1. Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm nào ? Những sản phẩm
này được sử dụng để làm gì ?
Câu 2. Kể tên những món ăn được chế biến từ động vật thuỷ, hải sản. Em có
nhận xét gì về những món ăn này ?
Câu 3. Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích như thế nào đối với con người và xã hội ?
HS suy nghĩ, trao đổi và trả lời :
- Nuôi thuỷ sản đã đem lại những lợi ích gì cho gia đình bác A ?
- Vì sao gia đình bác A nuôi thuỷ sản đạt kết quả như vậy ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục đích: Giúp học sinh được vai trò của ngư trong nền kinh tế.
Ngư nghiệp có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế?
Sắp xếp những bức ảnh A, B, C, D, E, G ở hình 9.1 vào các hoạt động chủ yếu trong ngư nghiệp cho phù hợp:
Phát triển ngư nghiệp đem lại những lợi ích gì cho đất nước và người lao động? Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
1. Vai trò của ngư nghiệp
Ngư nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng vì ngư nghiệp là nguồn cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người ; là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm của ngư nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, địa phương. Ngư nghiệp còn tạo công ăn việc làm cho
người lao động.
Mục tiêu: Học sinh nắm bắt kiến thức về ngư nghiệp, triển vọng của ngư nghiệp.
Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?
Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta?
Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không? Nếu có hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó?
=> Các loại động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ đồng vật rất bổ dưỡng, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người.
2. Vài nét về ngư nghiệp và triển vọng của ngư nghiệp
-Có 3260km đường bờ biển
-Có nhiều ao, hồ, sông suối, ruộng nước, kênh rạch,... để nuôi trồng thủy sản.
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
-Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang tiếp tục tăng trưởng khá. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh
Mục tiêu: Học sinh biết được một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động nuôi thủy sản ở nước ta.
+ Các đặc điểm chủ yếu của nuôi thuỷ sản có gì giống và khác so với các
đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi ?
+ Muốn nuôi thuỷ sản đạt kết quả, cần phải làm thế nào ?
3. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động nuôi thuỷ sản
Giống nhau :
- Đối tượng nuôi là các động vật, có đặc điểm sinh lí, sinh trưởng, phát dục, có
nhu cầu về thức ăn và các yêu cầu về môi trường sống.
- Trong quá trình sinh sống thường xuyên tiêu tốn một lượng thức ăn, bao gồm
thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên trong quá trình sinh sống.
- Dễ bị bệnh. Khi bị dịch bệnh có thể chết hàng loạt.
Khác nhau :
- Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa nuôi thuỷ sản và chăn nuôi các vật nuôi trên
cạn là môi trường sống. Môi trường sống của động vật thuỷ, hải sản là các vực
nước. Vực nước nuôi thuỷ sản là nơi cung cấp thức ăn tự nhiên và các điều kiện
sống như không khí, ánh sáng,... Tính chất của vực nước nuôi thuỷ sản tốt hay
xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát dục, năng suất, chất lượng
sản phẩm chăn nuôi.
- Mọi sự tác động của con người trong quá trình nuôi thuỷ sản đều phải qua
môi trường nước- nơi sinh sống của các loài thuỷ sản.
Muốn tiến hành nuôi thuỷ sản đạt kết quả, cần phải có hiểu biết về
đặc điểm của đối tượng nuôi, các tính chất của vực nước nuôi thuỷ sản và các
yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của thuỷ sản.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm kiến thức về hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta
- GV cần làm cho HS hiểu được rằng, mỗi hình thức nuôi thuỷ sản đều có
những ưu, nhược điểm nhất định.
4. Một số hình thức nuôi thuỷ sản chủ yếu
Muốn nuôi thủy sản đạt kết quả cao, cần phải:
Tìm hiểu, chọn đúng loại giống nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Làm sạch nguồn nước trước khi thả con giống
Cho ăn đúng kĩ thuật và đủ liều lượng, nguồn thức ăn đảm bảo.
Thường xuyên kiểm tra màu nước để kịp thời xử lí khi nước có hiện tượng bất thường.
Chú ý phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc giống nuôi cẩn thận.
Kết luận :
- Ngư nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng vì ngư nghiệp là nguồn cung cấp
các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người ; là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất, chế biến thức ăn
chăn nuôi. Sản phẩm của ngư nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn
lợi kinh tế cho đất nước, địa phương. Ngư nghiệp còn tạo công ăn việc làm cho
người lao động.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích, ý tưởng sư phạm : HS vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm những
hiểu biết về ngư nghiệp nói chung, nuôi thuỷ sản nói riêng qua việc thực hiện các
bài tập được giao.
GV tổ chức cho HS làm bài tập luyện tập được thiết kế cho hoạt động luyện
tập của bài học. Ngoài ra, GV có thể thiết kế thêm bài tập xuất phát từ tình huống
nuôi thuỷ sản ở địa phương để làm cho nội dung luyện tập gắn với thực tế nhiều
hơn.
Sau khi HS hoàn thành và trình bày kết quả làm bài tập, GV tổ chức chữa bài
tập, nêu đáp án để HS đối chiếu, tự đánh giá kết quả học tập.
+ Làm thế nào để phát huy tiềm năng ngư nghiệp của nước ta?
- Nuôi nhiều giống thủy sản có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta
- Tận dụng, cải tạo các vực nước để nuôi thủy sản
- Kết hợp nuôi trồng, khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản
- Thực hiện nghiêm túc các kĩ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường
- Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động
- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản
- Phát triển khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm.
* Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại thiên tai. Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh... Vậy mà, người dân vì lợi ích của bản thân phá hết rừng ngập mặn. Đó là hành động vi phạm pháp luật và đáng lên án.
*  Nuôi thủy sản theo cách thâm canh sẽ có lợi hơn vì nuôi theo cách thâm canh thì trọng lượng lớn hơn, chất lượng hơn, thuộc loại tốt hơn nên có giá thành cao hơn, được nhiều người thu mua. Ngược lại, nuôi thủy sản theo quảng canh thì sản lượng nhiều hơn nhưng chất lượng trung bình nên giá thành thấp và khó đưa ra thị trường hơn.
Rút kinh nghiệm:
 ..
TIẾT 24, 25, 26 BÀI 10. NUÔI THỦY SẢN
(3 tiết)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm, tính chất chủ yếu của môi trường nuôi thuỷ
sản, tác dụng của một số loại thức ăn nuôi thuỷ sản và mối quan hệ giữa các loại
thức ăn trong môi trường nuôi thuỷ sản.
Kỹ năng: - Trình bày được kĩ thuật chăm sóc, quản lí ao nuôi thuỷ sản. Đề xuất được những việc nên làm và không nên làm trong quá trình nuôi thuỷ sản.
Thái độ: Quan tâm tìm hiểu các biện pháp nuôi và bảo vệ thuỷ sản.
II. Chuẩn bị.
Tài liệu kiến thức về Ngư nghiệp
III. Lên lóp
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Tiết 24: Một số hình thức nuôi thủy sản chủ yếu
Tiết 25: Môi trường nuôi thủy sản?
Tiết 26: Thức ăn của động vật thủy sản?
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích: Hoạt động khởi động được tổ chức thực hiện nhằm khai thác những kinh nghiệm, hiểu biết của HS, đồng thời xác định được những kiến thức HS chưa biết hoặc hiểu chưa đúng về đặc điểm, tính chất của môi trường nuôi thuỷ sản ; các loại thức ăn và kĩ thuật nuôi tôm, cá. 
Câu 1. Môi trường sống của tôm, cá có những điểm nào giống và khác so với
môi trường sống của vật nuôi ?
Câu 2. Cá, tôm ăn những loại thức ăn nào ?
Câu 3. Khi nuôi cá hoặc tôm, người ta thường tiến hành những công việc nào ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Học sinh nắm bắt được kiến thức về môi trường nuôi thủy sản.
 - Khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản?
- Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?
Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả cá, tôm có ảnh hưởng tới tính chất nào của nước? 
HS biết được, muốn nuôi tôm, cá
đạt kết quả phải tác động vào môi trường nước nuôi thuỷ sản sao cho vực nước
luôn có nguồn thức ăn, hàm lượng khí oxi, cacbonic, nhiệt độ và độ pH phù hợp
với yêu cầu về điều kiện sống của tôm, cá. Không những vậy, HS còn có kiến
thức để chỉ ra được những điểm khác biệt tương đối cụ thể giữa môi trường sống
của thuỷ sản với môi trường sống của các vật nuôi ở trên cạn
1. Môi trường nuôi thuỷ sản
- Khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước có tác dụng: Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng
- Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến tính chất: Lượng khí ô-xi hòa tan trong nước
- Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả cá, tôm có ảnh hưởng tới tính chất: Bón vôi vào ao
=>Biện pháp tạo sự chuyển động của nước khi nuôi tôm, cá trong đầm, ao hoặc biện pháp tẩy dọn sạch ao và bón vôi cải tạo ao, đầm trước khi nuôi tôm, cá,... cách tác động để tạo môi trường sống thuận lợi cho động vật thuỷ sản.
Mục tiêu: Nội dung này được đưa vào hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS
biết được các loại thức ăn nuôi tôm, cá và mối quan hệ giữa các loại thức ăn của
tôm, cá trong vực nước nuôi thuỷ sản. Qua đó, HS biết được rằng, muốn tăng
năng suất nuôi cá cần phải sử dụng nhiều nguồn thức ăn, trong đó chủ yếu là
thức ăn nhân tạo. 
Câu 1. Kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường dùng để nuôi động vật thuỷ
sản ? Gia đình hoặc địa phương em thường sử dụng những thức ăn nào khi nuôi
cá, tôm hoặc động vật thuỷ sản khác ?
Câu 2. Mô tả mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá, tôm.
Câu 3. Từ mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá và tôm, em hãy cho biết,
2. Thức ăn của động vật thuỷ sản
- Những loại thức ăn nhân tạo thường được dùng để nuôi động vật thủy sản là: Thức ăn tự nhiên: thực vật phù du, các động vật và thực vật đáy (giun, ốc...), các loại tảo, rong rêu, mùn bã hữu cơ, vi khuẩn. Thức ăn nhân tạo: phân lân, phân đạm, cám,..
- Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại thức ăn nuôi cá, tôm vô cùng mật thiết với nhau: Mọi nguồn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loài sinh vật để rồi các loại sinh vật này lại làm thức ăn cho cá, tôm
- Để tăng nguồn thức ăn cho cá, tôm: Phải bón phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lí nhằm tạo điều kiện cho thực vật thủy sinh phát triển, trên cơ sở đó các động vật thuỷ sinh phát triển theo làm mồi cho cá, tôm thêm phong phú. Tôm, cá đủ chất dinh dưỡng sẽ chóng lớn cho năng suất cao.
Mục tiêu: Qua đó, HS biết được rằng, muốn nuôi cá, tôm đạt kết quả cần phải tiến hành kết hợp nhiều công việc, biện pháp kĩ thuật, không được coi nhẹ công việc, biện pháp kĩ thuật nào. 
Câu 1. Vệ sinh, tẩy trừ ao trước khi cho nước sạch vào để thả cá, tôm có tác
dụng gì ?
Câu 2. Cho cá, tôm ăn nhý thế nào để tránh lăng phí thức ăn và không gây
ô nhiễm ao, hồ ?
Câu 3. Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm công việc gì ?
Câu 4. Làm thế nào để phòng bệnh cho cá, tôm ?
Câu 5. Muốn nuôi tôm, cá đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh cần phải làm thế nào ?
Kĩ thuật nuôi cá, tôm
- Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
- Cho thức ăn vào giàn, máng và cho ăn theo 4 định, ăn ít - nhiều lần
- Thường xuyên kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường.
- Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả cá, tôm và cho ăn đúng kĩ thuật
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp: cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả tôm, cá; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng bệnh tốt cho tôm, cá.
Kết luận :
- Môi trường sống của các động vật thuỷ sản là các vực nước trong tự nhiên.
Các đặc điểm và tính chất lí, hoá, sinh của môi trường nước nuôi thuỷ sản có ảnh
hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát dục, năng suất, chất lượng sản phẩm
nuôi thuỷ sản.
- Thức ăn của động vật thuỷ sản gồm có thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
Các loại thức ăn trong môi trường nuôi thuỷ sản có quan hệ dinh dưỡng mật thiết
với nhau.
- Khi nuôi tôm, cá cần phải cho ăn đủ lượng, đủ chất. Chú ý phòng bệnh và tạo
môi trường sống thuận lợi cho cá, tôm bằng cách thực hiện tốt các biện pháp xử lí
ao trước khi nuôi, thường xuyên kiểm tra, quản lí ao nuôi và chăm sóc đúng kĩ thuật.
C LUYỆN TẬP
Mục đích: Hoạt động luyện tập và vận dụng được tổ chức thực hiện nhằm giúp HS biết
cách và xác định được một số tính chất lí, hoá, sinh của môi trường nước nuôi
thuỷ sản ở địa phương bằng các dụng cụ đơn giản và quan sát.
-Em hãy quan sát màu nước ao, hồ ở gần nơi em ở xem có màu gì và đánh giá nước ao, hồ đó là nước béo, nước gầy hay nước bệnh.
Nước của ao, hồ, đầm nuôi thủy sản có ba màu chính: Nước có màu vàng nõn chuối hoặc vàng lục là nước có chứa nhiều thức ăn dễ tiêu cho cá, được gọi là nước béo. Nước có màu tro đục, xanh đồng là nước biểu hiện nước nghèo thức ăn tự nhiên, được gọi là nước gầy. Nước có màu đen, mùi thối là nước có nhiều khí độc, được gọi là nước bệnh.
Rút kinh nghiệm:
 ..
..
TIẾT 27, 28 BÀI 11. MỘT SỐ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA
(2 tiết)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Trình bày được ý nghĩa, lợi ích của việc nuôi động vật thuỷ sản có giá trị xuất
khẩu và những điều kiện cần thiết để nuôi và phát triển các động vật thuỷ sản có
giá trị xuất khẩu ở nước ta.
Kỹ năng: Đề xuất được động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu có thể nuôi ở gia đình,
địa phương (đối với những nơi có điều kiện và có nghề nuôi thuỷ sản).
Thái độ: Ứng dụng được những hiểu biết về động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu
vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị.
Tài liệu kiến thức về Ngư nghiệp
III. Lên lóp
 1, Ổn định:
 2, Kiểm tra bài cũ:
Tiết 27: Nêu kỹ thuật nuôi tôm cá?
 Tiết 28: Ý nghĩa, lợi ích của việc nuôi động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu
 3, Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục đích: HS được thể hiện những hiểu biết của bản thân và xác định được những điều mình chưa biết, muốn biết về động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1. Kể tên một số động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế
ở địa phương, trong nước ?
Câu 2. Nuôi các động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì ?
Câu 3. Địa phương nào ở nước ta nuôi nhiều cá, tôm có giá trị xuất khẩu ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Học sinh nêu được ích lợi nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu.
Nêu giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của con tôm. Tôm sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện như thế nào?
Cá ba sa và cá tra có những ưu điểm gì? Cá basa, cá tra sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện như thế nào?
Ngoài những động vật thủy sản kể trên, nước ta còn một số động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu. Em hãy kể tên những động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu mà em biết?
1. Ý nghĩa, lợi ích của việc nuôi động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu
- Có mùi vị thơm, ngon, ngọt đặc biệt, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm dễ tiêu và chất khoáng, hàm lượng mỡ rất thấp.
- Giá trị kinh tế Là loại thủy sản được xuất khẩu nhiều nhất và có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại thủy sản được xuất khẩu ở nước ta
Mục tiêu: Giới thiệu 2 loại động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu được nuôi nhiều ở nước ta là tôm (tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm) và cá (cá tra và cá ba sa). 
+ Khi tìm hiểu về một loại động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu, cần biết được
những thông tin nào ? Vì sao ?
+ Từ điều kiện sống thích hợp của loại thuỷ sản em vừa tìm hiểu, em hãy cho
biết, ở địa phương em có thể nuôi được loại thuỷ sản nào ?
2. Một số động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta
- Tôm càng xanh.
Tôm hùm
- Cá Ba sa
- Cá tra
Ngoài những động vật thủy sản kể trên, nước ta còn một số động vật thủy sản khác có giá trị xuất khẩu như: cá tầm, cá hồi, cá song, baba, tôm hùm....
Kết luận :
- Nuôi động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu không những đem lại nguồn thu
ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, đất nước mà còn
tận dụng được các lợi thế về diện tích mặt nước, khí hậu của địa phương để phát
triển nghề nuôi thuỷ sản, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực và công ăn việc làm cho
người nông dân.
- Muốn nuôi động vật thuỷ sản có giá trị xuất khẩu đạt kết quả, điều quan trọng
nhất là phải có hiểu biết về giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, đặc điểm sinh học,
điều kiện sống thích hợp và quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục đích: Vận dụng, củng cố, kiểm nghiệm những kiến thức HS đã thu nhận được từ hoạt động hình thành kiến thức qua việc làm bài tập.
- Việc nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?
Bằng những hiểu biết về giá trị xuất khẩu, điều kiện nuôi cá tra, em hãy thuyết phục và tư vấn giúp gia đình bạn Minh chuyển sang nuôi và nuôi thành công giống cá này.
-Việc nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích: Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương; Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngoi, kênh rạch, Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước., Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản, Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương
- Để nuôi thành công cá tra, gia đình Minh cần thực hiện đúng một số điều kiện đối với loại cá này: Sống ở nước ngọt, chịu được nước lợ và nước phèn có độ pH > 5,5; nhiệt độ thích hợp 250 - 320C. Cá tra thích hợp với kĩ thuật nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng chất đạm cao. Ngoài ra, để am hiểu thêm về loài cá này cũng như cách chăm sóc nó, gia đình Minh nên có một người đi học lớp tập huấn về nuôi cá tra hoặc mua sách về tham khảo, để có các kĩ thuật nuôi cá tra đúng, giúp cá phát triển khỏe mạnh.
Rút kinh nghiệm:
 ..
..
TIẾT 29, 30 BÀI 12. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI HẢI SẢN
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản. Trình bày được một số hình thức tổ chức, phương pháp khai thác và biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Kỹ năng: Đề xuất được những việc nên làm và khô

File đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12719711.docx