Giáo án môn Công nghệ 6 - Học kỳ I

I/ Mục tiêu

 -Sau khi học xong bài hs

 -Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc

 -Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ

 -Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc

 -Biết sử dụng trang phục sau cho hợp lý

II / Chuẩn bị

 1/ Chuẩn bị nội dung

 -SGK, SGV, tài liệu tham khảo gv sưu tầm cách sử dụng và bảo quản trang phục

 2/ Phân bố bài giảng

 Tiết 1 : I/ Sử dụng trang phục

 Tiết 2 : II/ Bảo quản trang phục

 3/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học

 Tranh ảnh, mẫu vật

 Bảng ký hiệu trang phục

III/ Tiến trình dạy học

 

docx55 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ 6 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể luồn dây thun nhỏ hoặc dây rút
 - Ở đường khâu viền cổ tay nên khâu lược trước khi dùng đường khâu vắt
 4/ Trang trí sản phẩm
Tuỳ thích
Tổng kết dặn dò 
- Gv nhận xét tổng kết tinh thần làm việc của hs
- Nhận xét sản phẩm hs thực hành
- Thu bài chấm điểm
Dặn dò 
- Chuẩn bị bài 7 : Thực hành cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
- Chuẩn bị giấy bìa để cắt mẫu
- Chuẩn bị vải, kim, kéo, chỉ, khuy bấm hoặc khuy cài
- Vải 1 mảnh kích thước 20 x24 cm và 20 x 30 cm
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn 16/9
Ngày dạy 01/10
Tiết 13
BÀI 7 THỰC HÀNH
CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT
I Mục tiêu 
 - Thông qua bài thực hành hs
 - Biết vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối theo kích thước qui định
 - Cắt vải theo mẫu giấy đúng kỹ thuật
 - Biết may vỏ gối theo đúng qui trình bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại
 - Biết đính khuy bấm hoặc khuyết đinh khuy ở miệng vỏ gối 
 - Biết vận dụng để khâu vỏ gối có kích thước khác nhau theo theo yêu cầu sử dụng
 - Có tính cẩn thận, khéo tay, thao tác chính xác theo đúng qui trình
II Chuẩn bị
 1/ Nội dung
 Phân phối nội dung, công việc cho từng tiết thực hành
 2/ Phân bố bài thực hành
 Tiết 1 : Hướng dẫn hs vẽ và cắt tạo mẫu giấy, cắt vải theo mẫu các chi tiết của vỏ gối
 Tiết 2+3 Khâu hoàn thiện vỏ gối
 3/ Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu
 - Tranh vẽ gối phóng to
 - Kim, chỉ, kéo, phấnmay, bìa cứng, vải
 - Mẫu gối đã hoàn chỉnh
 - Một mẫu may sẳn có lồng ruột
III Tiến hành tổ chức thực hành
TG
PP
Gv giới thiệu bài 
Trong tiết này cô sẽ hướng dẫn cho các em thực hiện cắt khâu 1 vỏ gối đơn, để khâu 1 vỏ gối cô đã dặn các em mang đầy đủ dụng cụ nguyên liệu để làm, cô sẽ khâu ngay bây giờ 
Gv giới thiệu cho hs quan sát 1 chiếc vỏ gối hoàn chỉnh chỉ cho hs biết các chi tiết của vỏ gối 
Gv treo tranh ( nếu có)
Gv thao tác và hướng dẫn hs cách cắt trên vải
Hsquan sát gv, sau đó thực hành cá nhân
Gv hướng dẫn học sinh thực hành từng bước
Chú ý chỉ dẫn hs khi đặt mẫu giấy lên vải, chú ý đặt chiều dọc của vỏ gối theo chiều dọc sợi vải
Chú ý cắt đường cắt phải thẳng không được nham nhở
Nội dung
I Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối
a/ Vẽ các hình chữ nhật lên bảng
Vẽ một mảnh trên của vỏ gối có kích thước 15 x 20 cm vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm và phần nẹp 2.5 cm
b/ Cắt mẫu giấy 
Cắt đúng theo nét vẽ tạo nên 3 mảnh giấy của vỏ gối
2/ Cắt vải theo mẫu giấy 
-Trải phẳng vải lên bàn 
-Đặt mẫu giấy đã cắt thẳng theo chiều dọc sợi vải
-Dùng phấn ,bút chì vẽ theo chu vi của mẫu giấy xuống vải 
-Cắt đúng nét vẽ tạo được 3 mảnh vải chi tiết của vỏ gối 
Tổng kết dặn dò
Gv nhận xét giờ thực hành về tinh thần, thái đo65 học tập, ý thức kỹ thuật
Dặn dò : chuẩn bị cho bài thực hành khâu sản phẩm lần sau , hs mang kim, chỉ, chỉ màu, đăng len
Ngày soạn 2/10
Ngày dạy 4/10
Tiết 14
BÀI 7 THỰC HÀNH (tt)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành
Mẫu vải các chi tiết của vỏ gối gồm 1 mảnh mặt trên và 2 mảnh dưới vỏ gối 
Kim, chỉ, nút
Thực hành khâu vỏ gối
TG
PP
Gv cho hs xem mẫu vỏ gối đã khâu hoàn chỉnh và giới thiệu cho hs biết qui trình thực hành khâu vỏ gối
Gv hướng dẫn cho hs các thao tác may theo trình tự và vận dụng các mũi khâu cơ bản vaøhoaøn thành sản phẩm
Hs thực hành khâu theo sự chỉ dẫn cẩn thận của gv, hs khâu bình tỉnh, không vội để đảm bảo đúng kỷ thuật 
Gv quan sát hs thực hành uốn nắn
Nội dung
3/ Khâu vỏ gối 
a/ Khâu viền nẹp 2 mảnh mặt dưới của vỏ gối
-Gấp mép nẹp vỏ gối có bề rộng là 1.5 cm, lược cố định để khâu cho dễ 
-Khâu vắt nẹp 2 mảnh dưới vỏ gối 
b/ Khaâu voû goâí
-Đặt 2 nẹp mảnh dưới vỏ gối chờm lên nhau 1cm , đều chỉnh để có kích thước bằng mảnh trên vỏ gối kể cả đường may, lược cố định hai đầu nẹp
c/ Úp mặt phải của mảnh dưới vỏ gối xuống mặt phải của mảnh trên vỏ gối khâu 1 đường xung quanh cách mép vải từ 0.8"1cm, có thể lược giữ 2 mảnh trên dưới vỏ gối với nhau trước khi khâu cho dễ
d/ Laät vỏ gối sang mặt phải qua chổ nẹp vỏ gối, vuốt phẳng đường khâu, khâu 1 đường xung cách mép gấp 2cm tạo diềm vỏ gối và chỗ lồng ruột gối
Dặn dò 
Tiết học sau tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm. hs mang dụng cụ và vỏ gối đang làm đồ để làm nốt
Ngày soạn 2/10
Ngày dạy 4/10
Tiết 14
BÀI 7 THỰC HÀNH (tt)
TG
PP
Gv hướng dẫn hs làm thực hành tiếp hôm trước, em nào khâu chưa xong thì tiếp tục 
Gv chú ý kỷ thuật khâu mũi khâu đột cho đúng vì đường khâu tạo dềm gối sẽ là đường lộ trên mặt gối
Gv hướng dẫn hs đính khuy bấm hoặc làm khuyết đinh khuy vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đầu nẹp là 3-4cm
Nội dung
4/ Hoàn thiện sản phẩm 
Đính khuy bấm hoặc khuy cài
5/ Trang trí vỏ gối
 có thể làm = cách 
Thêu các đường thêu cơ bản đã học ở lớp 4,5 để trang trí diềnm gối
Nếu thêu trang trí mặt vỏ gối thì phải thêu trước khi khâu
Tổng kết dặn dò 
Gv nhận xét đánh giá kết quả 3 tiết thực hành về tinh thần thái độ làm việc, phê bình những hs thực hiện chưa tốt
Thu sản phẩm chấm bài 
Dặn dò HS xem chương I để giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra
Ngày soạn 10/10 ÔN TẬP
Ngày dạy 11+15/10
Tieát 15+16
I Mục tiêu 
Thông qua tiết ôn tập ,HS:
-Nắm vững những kiến thức và kỷ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc
-Biết chọn lựa vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục
-Biết vận dụng 1 số kiến thức và kỷ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình
-Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc gọn gàng
II Chuẩn bị 
1/ Nội dung
Nghiên cứu kỷ nội dung trọng tâm của chương
2/ Đồ dùng 
Tranh ảnh, mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập 
Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi pha để phân tích chất tác dụng của vải
III Tiến hành tổ chức ôn tập
TG
5’
20’
20’
PP
giới thiệu bài
GVgiới thiệu bài : chúng ta đã học xongchươngI hôm nay chúng ta hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương nhằm gíup đỡ các em nắm vững những kiến thức và kỷ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc, lựa chọn vải may.
Gv chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận (15’) theo 4 nội nung trọng tâm của chương. Gv đặt câu hỏi cả lớp cùng thảo luận
Các nhóm thảo luận theo nội dung phân công 
Cá nhân ghi lại ý kiến riêng để phát biểu trước lớp
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi
Gv ghi lên bảng, đồng thời bổ sung ý kiến
Nội dung
Nhóm 1 : các loại vải thừơng dùng trong may mặc
Nhóm 2: lựa chọn trang phục
Nhóm 3 : Sử dụng trang phục
Nhóm 4 : bảo quản trang phục
II Thảo luận nội dung phân công 
II Thảo luận trước lớp
Câu hỏi 1: Hãy nêu nguồn gốc, qui ttrình sản xuất, tính chất của vải sợi thiên nhiên
Câu hỏi 2 : Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học, vải sợi pha 
Câu 3 : Để có được trang phục đẹp cần chú ý những điểm gì ?
Câu 4 : Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì ?
Câu 5 : Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào ?
Tổng kết dặn dò
Gv nhận xét ý thức, thái độ, tinh thần học tập của hs
Về nhà học kỷ bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra Ngày soạn 16/10
Ngày kieåm tra 18/10
Tiết 18
KIỂM TRA 1 TIẾT
I Em hãy tìm từ để điền vào chổ trtống cho đủ nghĩa những câu sau
1/ Sợi .có nguồn gốc thực vật như sợi quả cây.vaø coù nguồn gốc động vật như sợi con.
2/ Sợi hoá học được chia làm loại, gồm .và .
3/ Sợi nhân tạo được sản xuất từ chất ..lấy từ ..
Khi kết hợp 2 hay nhiều loại vải khác nhau để tạo thành .để dệt thành vải gọi là vải vải pha có..của các loại sợi thành phần
6/ Thời tiết nóng nên mặc áo quần bằng vải .để được thoáng mát dễ chịu
II Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất ở cột A để hoàn thành mỗi câu ở cột B
 A
1/ Trang phục có chức năng 
2/ Vải có màu tối, kẻ sọc dọc
3/ Người gầy nên mặc .
4/ Quần áo bằng vải sợi bông 
5/ Quần áo cho trẻ sơ sinh, mẫu giáo
 B
a/..làm cho người mặc áo có vẽ gầy đi 
b/..nên chọn vải bông màu tươi sáng 
c/..bảo vệ cơ thể và làm đẹp con người
d/.vải kẻ sọc ngang, hoa to
e/.ủi ở nhiệt độ 1600c 
f/.nên chọn vải tổng hợp, màu sẩm
III Hãy trả lời những câu hỏi sau đúng (Đ)sai (S)nếu sai giải thích vì sao?
1/ Lụa nilon, vải polyeste có thể ủi ở nhiệt độ cao .
2/ Aó quần màu sáng, sọc ngang hoa to làm cho người mặc mập ra
3/ Khi đi lao động mặc thật đẹp .
4/ Quần áo đen mặc hợp với bất kỳ màu sắc, hoa văn
5/ Lựa chọn trang phục cần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp và môi trường sống
ĐÁP ÁN
I 1/ Sợi thiên nhiên, bông, con tằm
2/ 2 loại gồm sợi nhân tạo và sợi tổng hợp
3/ Xenlulôcủa gỗ, tre ,nứa
4/ Hoá học từ than đá, dầu mỏ
5/ Vải sợi pha, pha, ưu điểm
6/ Sợi bông, vải pha
II 1/ c 3/đ 5/ b
2/ a 4/ e
III 1/ Sai: nếu ủi ở nhiệt độ cao quần áo sẽ bị cháy, ngấn
2/ Đúng
3/ Đúng
4/ Sai : nếu mặc đẹp sẽ làm dơ quần áo, khó hoạt động
5/ Đúng
Ngày soạn 20 /10
Ngày dạy 22 /10
Tiết 19
BÀI 8 SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở
I Mục tiêu
Qua bài học hs cần đạt
Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người
Biết được sự cần thiết của sự phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở và sắ[ xếp đồ đạc trong từng khu vựccho hợp lý, tạo sự thoải mái hài long cho các thành viên trong gia đình
Biết vận dụng để thực hiện sắp xếp gọn gàng, ngăn nấp nơi ngủ, góc học tập của mình
Gắn bó và yêu quí nơi ở của mình
II Chuẩn bị 
Gv chuẩn bị 1 số tranh ảnh về nhà ở
Chuẩn bị 1 số phương tiện hổ trợ cho giảng dạy như bảng vẽ về kỷ thuật, hình vẽ phóng to
TG
15’
10’
15’
PP
Gíơi thiệu bài:
Bố ttrí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, thaåm mỹ thể hiện sự khoa học laø yêeâu cầu không thể thiếu trong đời sống gia đình
Gv nêu vấn đề:
Con người có nhu cầu và đòi hỏi trong cuộc sống hàng ngày ?
Nhà ở có vai trò thế nào đối với con người?
Gv yêu cầu hs quan sát hình vẽ SGK 2.1 vaøtrả lời câu hỏi SGK tình huống nhà ở có vai trò bảo vệ con người : như tránh thú dữ, lũ, gió, cát
Gv đặt vấn đề : Đồ đạc trong nhà được sắp xếp như thế nào là hợp lý ?
Gv : Dù nơi ở rộng hay hẹp nhaø 
nhiều phòng hay ít, nhà ngói hay nhà tranh  cũng phải sắp xếp hợp lý, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi người trong gia đình đều cảm thấy thoải mái dễ chịu, thuận tiện và xem đó là tổ ấm của mình
Sắp xếp hợp lý đồ đạc trong nhà ở là thể hiện sự khoa họctrong cuộc sống gia đình
Gv yêu cầu hs phát biểu ý kiến, kể tên những sinh hoạt bình thường hàng ngày của gia đình
Nội dung
I Vai trò của nhà ở đối với đñôøi sống con người 
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người bảo vệ con người tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội vaølà nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần
II Sắp xếp hợp lý trong nhà ở
1/ Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình 
a/ Chổ sinh hoạt chung, tiếp khách nên rộng rãi, thoáng mát đẹp
b/ Chổ thờ cúng cần trang trọng nhà chật có thể bố trí trên giá gắn trên tường
c/ Chổ ngủ, nghỉ thường được bố trí ở nơi riêng biệt yên tỉnh
d/ Chổ ăn uống thường được bố trí gần bếp hoặc kết hợp ttrong bếp
e/ Khu vực bếp cần sáng sủa sạch sẽ có đủ nước sạch và thoát nước tốt
f/ Khu vệ sinh : Ở nông thôn thường bố trí ở cuối hướng gió, xa nhà . Ở thành thị sử dụng hố xí tự hoại được bố trí riêng biệt, kín đáo, thường kết hợp với tắm giặt => sự phân chia các khu vực cần tính toán hợp lý, tuỳ theo tình hình diện tích nhà ở thực tế sau cho phù hợp với tính chất, công việc của mỗi gia đình cũng như phong tục tập hoán ở địa phương để đảm bảo cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, thuận tiện 
 Dặn dò+cuûng coá
-Nhaø em ñöôïc chia laøm bao nhieâu khu vöïc ? ñöôïc boá trí nhö theá naøo?
Về nhà học bài, xem trước bài 8 (tt)
Chuẩn bị tiết sau học tiếp bài 8 phần 2
Ngày soạn 20 /10
Ngày dạy 25 /10
Tiết 20
BÀI 8 (TT)
Kiểm tra bài cũ
Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
Tại sao phải phân chia các khu vực trong nơi ở của gia đình 
Em hiểu thế nào là đồ đạc trong gia đình
Bài mới
TG
10’
20’
10’
PP
Gv nhắc lại các đồ đạc trong nhà ở phải được sắp xếp sao cho : 
Dễ nhìn dễ thấy
Dễ lấy Dễ tìm
Gv có thể cho 1 số VD để hs thấy rõ và ghi nhớ
Như bình thuỷ tinh đặt đâu cho hợp lý, đặt như thế nào
Hộp quẹt ..
Gv yêu cầu quan sát tranh hoặc ảnh về cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực 
Quan sát hình vẽ và nhận xét
Nội dung
2/ Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình còn phải bảo đảm sự an toàn cho người sử dụng và cá đồ đạc ấy cũng được giữ gìn sạch sẽ, bảo đảm đúng qui trình nhằm tăng giá trị, kéo dài thời gian sử dụng
Các loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng trong từng khu vực rất khác nhau tuỳ điều kiện và ý thích của từng gia đình 
3/ Một số VD về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở củaViệt Nam
a/ Nhà ở nông thôn 
Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ 
-Có 2 ngôi nhà : nhà chính và nhà phụ
Trong nhà chính gian giữa dành cho sinh hoạt chung, gian bên là chỗ ngủ của bố mẹ các con, chổ để thóc
-Nhà phụ có bếp, chổ để dụng cụ là :
Chuồng trại, nhà vệ sinhđặt ở xa nhà, cuối hướng gió
Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long
-Chỉ có 20 -30 % là nhà ở làm bằng gạch ngói, tương đối chắc chắn 
Số còn lại làm bằng gỗ tràm, đước, lợp lá dừa nước, hầu hết đều tạm bợ, đồ đạc ít, sơ sài
 b/Nhà ở thành phố thị xã, thị trấn
Đa số là nhà ở chung cư, cao tầng
1 số nhà ở riêng biệt và được phân theo cấp
c/ Nhà ở miền núi 
Đa số sống ở nha 2sán
Phần sàn để ở và sinh hoạt 
Dưới sàn ; để cột trâu, bò, súc vật(trướckia)
Tổng kết dặn dò
Gv cho hs đọc kỹ phần “ghi nhớ”
Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở 
Chuẩn bị bài 9 thực hành 
Đọc trước bài 9
Cắt bìa hoặc làm mô hình
Ngày soạn 24 /10
Ngày dạy 29 /10+01/11
Tiết 21+22
BÀI 9 THỰC HÀNH
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở
I Mục tiêu
Thông qua bài tập thực hành, củng cố những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nha 2ở 
Sắp xếp đồ đạc chỗ ờ của bản thân và gia đình
Gíao dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp
II Chuẩn bị 
Một số tranh ảnh có liên quan đến đồ đạc trong gia đình
Kiểm tra các công việc chuẩn bị của hs
III Tiến hành thực hành
TG
20’
20’
PP
Gv giới thiệu bài mới
Gíơi thiệu bài: các em đã học phần lý thuyết về sắp xếp đồ đạc hợp lý tronggia đình. Biết được ý nghĩacủa việc sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở mới là điều kiện cần thiết, điều quan trọng là làm như thế nào để sắp xếp được hợp lý các đồ đạc đó trong gia đình
Gv yêu cầu hs kiểm tra lại các sơ đồ mặt bằng phòng ở 
Gv quan sát trên lớp về sự chuẩn bị của hs 
Gv uốn nắn cá nhân bổ sung hoặc đề xuất giải pháp thực hiện
Gv chia nhóm : 1 tổ 1 nhóm làm mô hình hoặc sơ đồ
HS thực hành
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến và cách bố trí của nhóm mình 
Gv căn cứ vào nội dung trình bày, gv chấm điểm đánh giá kết quả đạt được
Nội dung
I Chuẩn bị
Sơ đồ phòng 2,5m x 4m
Đồ đạc gồm: 1 giường cá nhân, 1tủ đầu giường, 1 tủ quần áo, 1 bàn học 2 ghế, 1 giá sách
II Thực hành
Chia nhóm 
Thực hành
 Dặn dò
HS chuẩn bị bài 10 : Gĩư gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Đọc trước bài 10
Quan sa1t chuẩn bị ý kiến về nhà sạch, ngăn nắp
Các việc cần làm để có nhà ở luôn sạch, đẹp và ngăn nắp
Ngày soạn 30 /10
Ngày dạy 05/11
Tiết 23
BÀI 10 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài, hs
Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp 
Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình 
Rèn ý thức lao động và có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp
II Chuẩn bị 
Đọc SGK, tài liệu thaMm khảo, lập kế hoạch dạy học
Nghiên cứu hình 2.8; 2.9
III Tiến hành dạy học
TG
20’
10’
10’
PP
Gv đặt vấn đề : khi bước vào 1 ngôi nhà giản dị như sạch sẽ , ngăn nắp và 1 nhà bừa bộn, bẩn thiểu, em có cảm giác như thế nào?
Hs trả lời gv ghi ý kiến lên bảng
Gv yêu cầu hs đọc lời mở đầu trong SGK 
GV đặt vấn đề hs nhìn vào hình 2.8 SGK để trả lời
Gv đặt vấn đề : Nhà ở là nơi sinh sống của con người có nhiều đồ đạc và được sắp xếp trong từng khu vực hợp lýnhưng do hoạt động của con người hàng ngày nên nhà ở không còn sạch và ngăn nắp nữa. Nếu không thường xuyên giữ sắp xếp thì nhà ở sẽ không còn ngăn nắp và mất vệ sinh
Gv giúp hs rút ra kết luận 
Gv gợi ý để hs tổng kết ý kiến về lợi ích của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Gv nêu vấn đề: Ở nhà em ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và công việc nội trợ
Hs trả lời:
Gv kết luận đây là công việc khá vất vả, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình cần đảm nhận 1 phần việc để giúp đỡ gia đình 
Gv gợi ý để hs trả lời câu hỏi trong SGK
Nội dung
I Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
a/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
-Sống thoải mái dễ chịu
-Bảo đảm sức khoẻ
-Góp phần làm đẹp cho nơi ở
b/ Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh 
Dễ đau ốm do môi trường ô nhiễ, bụi bẩn
Cảm giác khó chịu, làm việc không hiệu quả
Mất thời gian khi tìm 1 vật gì 
Làm cho nơi ở trở nên xấu đi
II Gĩư gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
1/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Phải thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp đồ đạc vào đúng vị trí .. để giữ gìn nha 2ở sạch sẽ, ngăn nắp
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm 1 vật cần thiết hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở 
2/ Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
a/ Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
Mỗi con người cần có trách nhiệm tham gia công việc giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà ở, giữ gìn vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, đặt các đồ đạc đúng nơi qui định, không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi
b/ Cần làm những công việc gì?
Tham gia các công việc giữ gìn vệ sinh nhà ở lau nhà, dọn dẹp chỗ ngủ, dọn dẹp nhà bếp, khu vệ sinh, đổ rác, quét dọn trong nhà, ngoài sân, lau bụi cửa sổ, đồ đạc cửa kính, giặt rèm
c/ Vì sau phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên
Nếu làm thường xuyên thì sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn
Củng cố 
1/ Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
2/ Em sẽ làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Tổng kết - dặn dò
Gv cho hs đọc phần “ghi nhớ ”
Dặn dò hs chuẩn bị bài 11
Ngày soạn 02 /11
Ngày dạy 08/11
Tiết 24
BÀI 11 TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài hs
Biết được công dụng của tranh ảnh, gương rèm cửatrong tang trí nhà ở
Lựa chọn được một số đồ vậtđể trang trí phù hợp với hoàn cảnh gia đình
II Chuẩn bị 
Nội dung
Nghiên cứu kỷ SGK tài liệu tham khảo về các vật dụng dùng trong tang trí nhà ở, soạn bài 
Các tranh ảnh, tài liệu, mẫu vật về trang trí nhà ở
III Tiến hành dạy học
Kiểm tra bài cũ
1/ Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
2/ Em sẽ làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Gỉang bài mới
TG
20’
20’
PP
Gv yêu cầu hs quan sát hình 2.10 và hãy nêu tên các đồ vật thừơng dùng để trang trí nhà ở?
Gv ghi lên bảng ý kiến của hs
Gv kết luận : chúng ta chỉ tìm hiểu 1 số đồ vật thông dụng như tranh ảnh, gương rèm, mành
Gv gợi ý để hs nêu công dụng của tranh ảnh
Gv gợi ý để hs kể nội dung tranh
Hãy nêu đặc điểm màu sắccủa tranh theo các thể loại 
Gv gợi ý hoặc định hướng cách chọn màu hợp lý
Hs quan sát hình 2.11 SGK về cách treo tranh
Gương có công dụng gì?
Cho hs quan sát vị trí treo gương hình 2.12 SGK
Nội dung
I Tranh ảnh
1/ Công dụng
Tranh ảnh dùng để trang trí tường nhà, biết cách lựa chọn tranh và cách bày trí sẽ góp phần làm đẹp cho căn nhà, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu
2/ Cách chọn tranh ảnh
a/ Nội dung tranh ảnh
Tuỳ theo ý thích của cá nhânvà hoàn cảnh kinh tế của gia đình 
b/ Màu sắc của tranh ảnh
Cần chọn màu của tranh ảnh phù hợp với màu tường,màu đồ đạc
c/ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường
Bức tranh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ, nhiều tranh nhỏ có thể ghép lại treo trên khoảng tường rộng
3/ Cách trang treo tranh ảnh
Vị trí treo tranh : tuỳ theo ý thích của mỗi gia đình treo trên traøng kỷ, kệ, đầu giường
Cách treo tranh : treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn,không để dây treo lộ ra ngoài, không nên treo nhiều tranh trên 1 bức tường
II Gương
1/ Công dụng
Gương dùng để soi và trang trí tạo vẻ đẹp cho căn phòng
Gương tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn
2/ Cách treo gương
Trong phòng nhỏ hẹp treo gương trên 1 phần tường hoặc toàn bộ tường sẽ tạo cảm giác căn phòng rộng ra
Treo gưong trên tủ, kệ bàn làm việc
Củng cố 
Em hãy nêu cách chọn và sử dụng tranh ảnh
Gương có công dụng gì ?
Dặn dò 
Hs thuộc bài, chuẩn bị phần III, IV rèm cửa +m

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12824426.docx