Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020

 ÂM NHẠC

Khối 3 ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO

 - TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách, kết hợp vận động phụ hoạ

- Biết chơi trò chơi âm nhạc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa, máy nghe.

- Đàn và hát thuần thục bài Đếm sao.

- GV tập một vài động tác minh họa cho bài hát: Vỗ tay theo nhịp 3 và bước chân theo nhịp 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

*Hoạt động 1: (15 phút) Ôn tập bài hát: Đếm sao

1. Hát kết hợp gõ đệm

- Hát kết hợp gõ theo phách;

GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.

GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.

- Hát kết hợp gõ theo nhịp;

GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.

GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.

2. Hát kết hợp vận động:

- Vỗ tay theo nhịp 3:

Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ bàn thay vào nhau, phách 1 và 3 mỗi em tự vỗ hai tay của mình.

- Bước chân theo nhịp 3:

- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị.

- HS trình bày bài hát và vận động.

- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân.

3. Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức

GV nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3-4 em hoặc theo tổ, GV chấm điểm

*Hoạt động 2: (15 phút) Trò chơi âm nhạc

 Đếm sao.

Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.

- Hát bằng một nguyên âm

Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca. Ví dụ

Tổ 1 hát câu 1 bằng âm A

Tổ 2 hát câu 2 bằng âm U

Tổ 3 hát câu 3 bằng âm Ư

Tổ 4 hát câu 4 bằng âm A

GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục tập hát cho thuần thục hơn.

* Hoạt động 3: (5 phút) Củng cố, dặn dò :

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn tập và biểu diễn tốt bài hát

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cho cá nhân kể chuyện hay.
-Trước 1ngày GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương trình
-Chọn (cử) người dẫn chương trình
-Mỗi tổ tập 1-2 tiết mục văn nghệ
Bước 2: HS kể chuyện
-Mở đầu người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài và trình bày 1 số tiết mục văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do ,thông qua chương trình
-Tiến hành kể chuyện
+HS lần lượt lên kể chuyện theo thứ tự của chương trình
-Sau mỗi lần kể, người dẫn chương trình(GV) điều khiển cả lớp đánh giá xếp loại cho người vừa kể, người dẫn chương trình viết kết quả lên bảng
+GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
 Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
-Người dẫn chương trình đọc kết quả do cả lớp bình chọn mời GV lên phát biểu trao quà (Nếu có)
-GV phát biểu khen HS bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ đã cho cả lớp được nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn.
-Nhắc nhở HS học tập những tấm lòng nhân hậu,giúp đỡ các bạn trong trường trong lớp gặp khó khăn.
 Thứ Hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020
 Khối 2 Âm nhạc
 Học hát bài: MÚA VUI 
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết gõ đệm theo phách,theo tiết tấu.
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn, nhạc cụ gõ.
 - GV thể hiện chính xác bài hát
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp:
 GV đàn mẫu âm: Lạ- Là- La( Đ- M- S) .
 Hs hát bài Nắng sớm
2. Kiểm tra bài cũ:
 HS hát múa bài: Xòe hoa
 GV nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Học hát bài: Múa vui
GV dẫn dắt vào bài 
- HS ghi nhớ nội dung bài 
 Niềm vui của các bạn nhỏ được vui chơi ca hát cùng được nắm tay nhau nhảy 
múa, học tập dưới mái trường mến yêu. Đây là 1 sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
GV hướng dẫn Hs đọc lời ca theo tiết tấu.
GV trình bày bài hát theo đàn 
- Hs lắng nghe.
Tập hát: Bài gồm 4 câu hát.
HS học hát nối tiếp đến hết bài.
GV nhận xét sửa sai cho Hs về sắc thái: Bài hát cần phải hát với sắc thái vui tươi 
Em có nhận xét gì về giai điệu của các câu hát? (Câu 1 và câu 2 giống nhau, câu 3 và câu 4 giống nhau về giai điệu).
GV bắt nhịp
 - HS thực hiện toàn bài.
Luyện tập: Theo nhóm: Nhóm 1 hát, nhóm 2 nghe và nhận xét sau đó đổi bên.
HS luyện theo cá nhân.
GV nhận xét và biểu dương.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2.
GV làm mẫu - Hs ghi nhớ
 2/4 Cùng nhau múa xung quanh vòng cùng nhau múa cùng vui.
Phách * * * * * * *
Nhịp * * * *
Tiết tấu * * * * * * * * * * *
GV bắt nhịp - HS hát kết hợp gõ đệm theo 3 kiểu: Phách, nhịp, tiết tấu.
GV lưu ý Hs cần phân biệt được 3 kiểu gõ
HS thực hiện theo dãy: Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách.
 Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp.
 Dãy 3 hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
HS luyện theo cá nhân.
GV gọi một số Hs lên thực hiện trước lớp.
GV gọi Hs nhận xét sau đó Gv nhận xét biểu dương. 
4. Củng cố dặn dò:
HS hát bài Múa vui.
Nhắc nhở HS học bài. 
GV nêu ý nghĩa giáo dục: Ngoan ngoãn lễ phép, chăm chỉ học tập, đoàn kết trong lớp học để cùng nhau tiến bộ. 
 Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 
 ÂM NHẠC
Lớp 1: CHỦ ĐỀ 3 : TÌNH BẠN (TIẾT 7) 
 - HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA
 - ĐỌC NHẠC
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN
 I. Mục tiêu: 
- Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm , vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.
-Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẫu âm với nốt Mi, Son theo kí hiệu bàn tay.
- Biết vận động theo tiếng đàn.Cảm nhận được cao độ trường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm khám phá.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát” Lý cây xanh”
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
a. Nội dung 1: học hát mời bạn vui múa ca ( khoảng 20 phút)
*Trò chơi ghép hình.
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh và nghe đoạn nhạc” Chuyến bay của chú ong vàng
- GV lấy một bức hình chính được cắt ra nhiều mảnh nhỏ.
- GV yêu câu đại diện các nhóm lên ghép các bức tranh sao cho chính xác và nhanh nhất.
- GV cho các nhóm luyện tập
- GV cử đại diện lên thi ghép và các bạn dưới làm khán giả cổ động các bạn.
- GV khi các em ghep xong giáo viên hỏi một số câu hỏi:
- ? Các con thấy gì trong bức tranh này?
- ? Con có bạn thân không? Bạn ấy tên là gì? Con yêu quý điều gì từ bạn thân của mình.
- GV hát hoặc cho học sinh nghe bản nhạc bái hát: “Mời bạn vui múa ca”
GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
? Trong bài hát có những hình tượng nào?
? Theo các em đây là bài hát vui hay là bài hát buồn?
* Hát mẫu : 
- GV trình bày 
* Đọc lời ca : 
- GV đọc mẫu bài hát lời bài hát
- GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.
* Khởi động giọng :
- GV đàn mẫu âm thang âm
* Dạy hát :
+ Câu 1 : Chim ca líu lo,hoa như đón chào.
- GV đàn và hát mẫu câu 1
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
+ Câu 2 :Bầu trời xanh, nước long lanh.
- GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần
- GV đàn và yêu cầu
+ Ghép câu 1và câu 2
- GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2
- GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Câu 3 : La la lá la,là là la là. 
+ Câu 4 : Mời bạn cùng vui múa vui ca.
+ Ghép cả bài :
- GV đàn và trình hát toàn bộ bài hát
- GV đàn và yêu cầu 
* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp :
- GV làm mẫu :
Chim ca líu lo,hoa như đón chào.
x x x x
Bầu trời xanh, nước long lanh
X x x x
La la lá la, là là la là
x x x x
Mời bạn cùng vui múa vui ca
x x x x
- GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm
- Cho một nhóm lên bảng hát kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
- Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét, động viên khích lệ
- Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng 
- Gv nhắc HS đúng sắc thái của bài hát
b .Hoạt động 2: Đọc nhạc ( khoảng 6-7 phút)
GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn lại độ cao và ôn lại kía hiệu bàn tay của hai nốt Mi –Son
GV hướng dẫn HS luyện đọc nhạc các mẫu âm, kết hợp với kí hiệu bàn
 - GV yêu cầu HS quan sát kí hiệu bàn tay khi làm mẫu,đọc nối tiếp các mẫu âm như đọc một bài nhạc
- GV cùng với cả lớp thực hiện kí hiệu bằng tay hai nốt Mi- Son.
- GV cho một học sinh lên làm cho các bạn cùng đọc nốt .
- GV luện tập theo nhóm bằng hình tức: Cá nhân và cả nhóm.
- Đai diện nhóm lên trình bày, cả lớp quan sát
- Gv nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS chơi cũng cố: một số HS xung phong làm kí hiệu bàn tay theo ý thích của minh cho hai nốt Mi và son
C.Hoạt động 3 :Trải nghiệm và khám phá: vận động theo tiếng đàn ( khoảng 7 phút)
 Âm thanh
- Im lặng
- Âm thanh rất cao
- Âm thanh trung bình
- Âm thanh rất thấp
- GV đàn với tốc độ nhanh dần
- GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng.Vận động 
- HS bước nhịp nhàng
- HS đứng tại chỗ
- HS vươn người lên hái bông hoa trên cao
- HS hái bông hoa ngang người
- HS vận động phù hợp với nhịp độ
- HS thực hiện theo
3. Củng cố dặn dò (1-2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ tiết tấu thro cặp chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
 Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020
 ÂM NHẠC
Khối 3 ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO
 - TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách, kết hợp vận động phụ hoạ
- Biết chơi trò chơi âm nhạc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa, máy nghe.
- Đàn và hát thuần thục bài Đếm sao.
- GV tập một vài động tác minh họa cho bài hát: Vỗ tay theo nhịp 3 và bước chân theo nhịp 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
*Hoạt động 1: (15 phút) Ôn tập bài hát: Đếm sao
1. Hát kết hợp gõ đệm
- Hát kết hợp gõ theo phách;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng lại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp;
GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
2. Hát kết hợp vận động:
- Vỗ tay theo nhịp 3:
Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ bàn thay vào nhau, phách 1 và 3 mỗi em tự vỗ hai tay của mình.
- Bước chân theo nhịp 3: 
- GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân.
3. Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức
GV nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3-4 em hoặc theo tổ, GV chấm điểm
*Hoạt động 2: (15 phút) Trò chơi âm nhạc
 Đếm sao.
Nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao.
- Hát bằng một nguyên âm
Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca. Ví dụ
Tổ 1 hát câu 1 bằng âm A
Tổ 2 hát câu 2 bằng âm U
Tổ 3 hát câu 3 bằng âm Ư
Tổ 4 hát câu 4 bằng âm A
GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục tập hát cho thuần thục hơn.
* Hoạt động 3: (5 phút) Củng cố, dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn tập và biểu diễn tốt bài hát
 Thứ Ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
 ÂM NHẠC
 Khối 5 Học hát bài: CON CHIM HAY HÓT
 Nhạc: Phan Huỳnh Điểu 
 Lời: Theo đồng dao
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc,lời theo đồng dao.
 - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc.
 - GV hát chuẩn xác bài hát. 
III. Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu
1. Phần mở đầu:
 Ổn định lớp: HS hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan
 Luyện âm: HS luyện âm theo đàn 
 Kiểm tra:
 Hs hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 GV nhận xét biểu dương
 GV giới thiệu nội dung bài học mới.
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài : Con chim hay hót.
GV dẫn dắt vào bài - HS lắng nghe.
Đồng dao là những câu văn vần được truyền miệng trong sinh hoạt của trẻ em từ xa xa và rất được phổ biến nó được trẻ em rất yêu thích. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc cho bài hát. 
GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe
GV giải thích tính chất sắc thái của bài và các ký hiệu có trong bài
GV gọi 1 HS đọc lời ca và yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
GV tập hát - Hs tập hát theo nối tiếp đến hết.
GV sửa sai cho Hs về cao độ các tiếng: Nó hát.., tiếng luyến và những tiếng ngân dài 3 phách như : Tre, ơi... 
HS thực hiện toàn bài theo đàn.	
GV chia lớp thành 2 tổ: Tổ 1 hát, tổ 2 nghe và nhận xét sau đó đổi bên.
Luyện tập: Cá nhân, nhóm.
GV nhận xét biểu dương.
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
GV làm mẫu - Hs theo dõi
 2/4 Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa
Nhịp * * * *
Phách * * * * * * *
GV bắt nhịp - Hs thực hiện
HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp và phách như GV đã hướng dẫn.
GV sửa sai cho Hs các tiếng ngân dài 3 phách và cách gõ đệm.
HS thực hiện toàn bài.
Luyện tập: HS luyện tập theo tổ - Lần 1 hát và gõ đệm theo phách.
3. Phần kết thúc:
HS hát bài: Con chim hay hót.
Nhắc nhở Hs về nhà học bài.
GV nêu ý nghĩa bài học: Yêu thích các làn điệu dân ca, điệu ví câu hò, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 _______________________________
 Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5 CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BÈ BẠN
KẾT BẠN CÙNG TIẾN 
I. Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua việc kết bạn cùng tiến giúp giáo dục để HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè những khó khăn trong học tập, cũng như trong các haotj động khác.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.
- Nhưng câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến trong trường, trên sách báo, trên đài,
III. Các bước tiến hành:
1. Giới thiệu tiết học.
- GV phổ biến nội dung tiết học : Tổ chức ra mắt đôi bạn cùng tiến trong lớp.
- GV giải thích ý nghĩa của việc kết đôi bạn cùng tiến.
- Hướng dẫn HS cách tạo lập đôi bạn cùng tiến: Là những người học chung một lớp, có cùng sở thích, ngồi cùng bàn, hoặc gần nhà nhau.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị.
2. Ra mắt Đôi bạn cùng tiến.
- Trong khi HS chuẩn bị GV gọi một số HS lên kể những mẩu chuyện mà HS đã sưu tầm.
- Các đôi bạn cùng tiến lần lượt ra mắt và tự giới thiệu trước lớp và cô giáo.
- Sau khi giới thiệu GV nhắc nhở lại nhiệm vụ của những đôi bạn cùng tiến và yêu cầu mỗi một cặp trình bày một tiết mục văn nghệ.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. 
 Thứ Ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 4	CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
 HOẠT ĐỘNG 3: NGHE KỂ CHUYỆN 
GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
I. MỤC TIÊU
- HS biết cảm thông với những khó khăn của các bạn HS nghèo vượt khó.
- Biết học tập tinh thần nỗ lực vươn lên của các HS nghèo vượt khó.
- Giáo dục HS có ý thức quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các mẩu chuyện sưu tầm ở lớp, ở trường hoặc qua sách báo, truyện, mạng Internet về tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Hình ảnh hoặc đoạn phim tư liệu (nếu có) về những tấm gương HS nghèo vượt khó.
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến yêu cầu HS sưu tầm những gương HS vượt khó ở lớp, ở trường hoặc những câu chuyện, bài viết, mẩu tin, băng hình, tranh ảnh, sưu tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng về gương HS nghèo vượt khó. Ai sưu tầm được sẽ đăng kí để thầy cô giáo sắp xếp tiết mục kể chuyện trong tuần tới.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Kể chuyện
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện.
- MC lần lượt giới thiệu và mời các bạn lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh, băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần kể của HS, MC/ GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi: Bạn có suy nghĩ gì về tấm gương vượt khó đó?
- Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ và một số câu chuyện, băng hình mà GV đã sưu tầm được.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- GV khen ngợi những HS đã sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó của các bạn HS nghèo. Nhắc nhở HS hãy học tập gương vượt khó vươn lên trong học tập của các bạn.
- Khuyến khích H trong lớp hãy thu gom sách vở, đồ dùng, đồ chơi, quần áo, của mình để giúp đỡ cho các bạn nghèo ở lớp, ở trường hay các bạn nghèo trong cả nước có điều kiện vượt qua những khó khăn.
- Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.
 Thứ Năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020
 Khối 4 Âm nhạc
 Tập đọc nhạc số 1
 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. MỤC TIÊU :
 -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát đã học 
 - Hs phân biệt được các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên gọi: Đàn nhị- Đàn tì bà- Đàn tam- Đàn tứ 
 - Hs đọc được bài TĐN số 1
II. CHUẨN BỊ:
 - Đàn điện tử, nhạc cụ gõ, tranh minh hoạ các nhạc cụ
 - Gv thể hiện chuẩn xác bài tập đọc nhạc số 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 1. Phần mở đầu:
 - Hs hát bài: Tiếng hát bạn bè mình
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Hs hát bài : Bạn ơi lắng nghe 
 - Gv nhận xét biểu dương
 - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
 - Gv giới thiệu nội dung bài học mới
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Tập đọc nhạc số 1
Gv treo bài TĐN số 1 và gợi ý
- Hs nhận biết các ký hiệu có trong bài như: Hình nốt tên nốt, vạch nhịp, số chỉ nhịp v v
Gv đàn giai điệu và đọc mẫu toàn bài
- Hs lắng nghe
Gv gọi 2 Hs đọc tên nốt và hình nốt
Luyện tiết tấu:
Luyện cao độ: Đồ- Mi- Son- La. Luyện đi lên và đi xuống
Gv gọi 1 Hs thực hiện câu tiết tấu và đọc cao độ các nốt trên
Hs tập đọc nhạc theo lối móc xích
Gv sửa sai cho Hs về cao độ và trường độ 
Hs thực hiện toàn bài theo đàn 
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 lắng nghe và nhận xét
 Một số Hs lên thực hiện trước lớp
Gv nhận xét và biểu dương 
Ghép lời ca : Gv đàn giai điệu bài TĐN
- Hs nghe và tự hát lời ca
Gv sửa sai nếu có
Hs đọc nhạc hát lời theo tổ 
Tổ 1 đọc nhạc- Tổ 2 hát lời sau đó đổi bên
Hs luyện theo cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương
 b Hoạt động 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc
 Gv treo tranh minh hoạ lên bảng và giới thiệu
- Hs lắng nghe
 - Đàn nhị: Đàn nhị có 1 dây âm thanh nghe tha thiết thể hiện được các cung bậc tình cảm của con người, đàn thường xất hiện trong hát chèo, tuồng..
 - Đàn tam : Đàn có 3 dây xuất hiện trong các buổi hoà nhạc dân tộc, đàn có âm thanh tươi sáng giòn giã
 - Đàn tứ : Đàn có 4 dây dùng móng tay để gãy, dây đàn dùng bằng kim loại nên có âm thanh trong, hơi đanh
 - Đàn tì bà : Đàn có 4 dây
- Loại đàn này thường là các phụ nữ biểu diễn có âm thanh trong trẻo tươi sáng thể hiện các cung bậc tình cảm của con người
Gv gọi 1 số Hs nêu tên các nhạc cụ dân tộc
Hs nghe âm thanh của các nhạc cụ
Hs nêu cảm nhận khi được nghe
Gv nêu 1 số câu hỏi để Hs trả lời
Gv nhận xét biểu dương
 3. Phần kết thúc:
Hs hát bài: Bạn ơi lắng nghe
Hs đọc bài TĐN số 1
Gv dặn dò Hs học bài ở nhà
 Thứ Năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NHGIỆM.
Lớp 1 CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
1. Mục tiêu
- HS có khả năng hình thành một số thối quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: Tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể
2. Chuẩn bị
Tranh ảnh minh hoạ
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Liên hệ và chia sẻ
a. Mục tiêu
HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân?
+ Bạn đã làm những việc đó lúc nào?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó?
- HS thảo luận cặp đôi
- 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp
- GV và HS cùng nhận xét
c. Kết luận
Hằng ngày, em cần tự mình làm những việc phù hợp để chăm sóc bản thân: Vệ sinh các nhân, ăn uống, rèn luyện sức khoẻ
Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc bản thân
a) Mục tiêu
HS thực hiện tại chỗ một số kĩ năng chăm sóc, vệ sinh cơ thể gọn gàng
b) Cách tiến hành
(1) Hoạt động chung cả lớp
- GV nêu yêu cầu
+ Quan sát lại trang phục của em
+ Chỉnh sửa lại đâù tóc, trang phục (quần áo, giày dép) gọn gàng
(2) Hoạt động cặp đôi:
- Từng cá nhân HS thực hành chỉnh sửa quần áo, giày dép, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- Các nhóm HS quan sát, sửa và góp ý cho nhau
(3) Chia sẻ trước lớp:
- Một số bạn chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân
- GV và HS cùng hỏi – đáp về những lưu ý khi chuẩn bị trang phục và vệ sinh các nhân
c) Kết luận
Các em cần lựa chọn, chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với thơi tiết. Tự chăm sóc bản thân giúp em tự tin và chủ động hơn
 Thứ Sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 2 CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BÈ BẠN
 TIỂU PHẨM: “ Chú lợn nhựa biết nói ”
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn
II. Tài liệu và phương tiện
- Quy mô: Tổ chức theo lớp học.
- Địa điểm: Lớp học
- Thời điểm: Tổ chức vào một buổi trong tuần.
- Thời lượng: 30 - 35 phút.
- Kịch bản: “ Chú lợn nhựa biết nói ”.
- Con lợn bằng nhựa.
- Tranh ảnh về các hoạt động từ thiện của lớp, của trường.
III. Các bước tiến hành:
* Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Trước 1 tuần GV phổ biến:
+ Mỗi tổ nhận kịch bản “ Chú lợn nhựa biết nói ”
+ Các tổ tiến hành xung phong sắm vai một trong các nhân vật trong tiểu phẩm
+ Lớp chuẩn bị một con lợn nhựa
+ Cử người điều khiển chương trình
Để tiết sinh hoạt tới chúng ta sẽ thi luyện đọc trình diễn tiểu phẩm
* Hoạt động 2: HS trình diễn tiểu phẩm và tìm hiểu nội dung
- Cho em điều khiển chương trình tuyên bố lý do và thông qua chương trình
- GV cung cấp kịch bản cho 4 nhóm
- Cho các tổ đọc phân vai trong nhóm
+ Khuyến khích HS giọng đọc rõ ràng, ph

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc