Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020

 ÂM NHẠC

Lớp 1: CHỦ ĐỀ 2 : THIÊN NHIÊN (TIẾT 6)

- ÔN TẬP BÀI HÁT : LÝ CÂY XANH

 - NHẠC CỤ

- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH

I. Mục tiêu:

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Biết biết các chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ thanh phách vào bài hát

- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son

II. Chuẩn bị

 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con .

 Tranh ảnh và nhạc nền

- HS: Sách học,thanh phách.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Hôm trước chúng ta học bài hát gì? ( Lý cây xanh)

? Trong bài hát lí cây xanh tác giả nhắc đến con vật nào. ( chú chim)

Gọi 1 học sinh lên trình bày kí hiện bằng tay của hai nốt Mi-Son

+ GV nhận xét

3. Bài mới: GTB

 

doc14 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoa
Gv đàn giai điệu một câu trong bài hát để hs nhận biết và trả lời theo yêu cầu 
Gv đàn và bắt nhịp
- Hs hát ôn bài hát
Gv nhận xét sửa sai cho Hs về sắc thái: Bài hát cần phải hát tình cảm, nhẹ nhàng 
Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
Gv gọi 2 Hs thực hiện
Dãy 1 hát- Dãy 2 gõ đệm theo nhịp sau đó đổi bên
Gv hướng dẫn các động tác phụ hoạ
Câu 1: Động tác mõ
Câu 2: Hai tay đưa lên ngang tai người nghiêng theo nhịp
Câu 3.4: Hai tay đưa dưới lên guộn dẻo 
Gv bắt nhịp- Hs hát kết hợp vận động theo nhạc
Gv sửa các động tác múa cho Hs
Hs thực hiện toàn bài
Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương
b.Hoạt động 2: Trò chơi theo tiết tấu và giai điệu bài hát: Xoè hoa
+Nghe tiết tấu đoán câu hát
Gv gõ tiết tấu :
Hs lắng nghe và trả lời: Đó là câu hát 2-3-4 trong bài Xoè hoa
Gv gọi 1 Hs vừa hát và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
+ Hát bằng nguyên âm : O- A- U- I 
Gv hướng dẫn và làm mẩu- Hs ghi nhớ
Câu 1: Hát theo nguyên âm O
Câu 2: Hát theo nguyên âm A
Câu 3: Hát theo nguyên âm U
Câu 4: Hát theo nguyên âm I
Gv bắt nhịp- Hs thực hiện theo hiệu lệnh tay của Gv
Lưu ý: Hát rõ ràng, lấy hơi để hát hết câu hát
Gv gọi một số Hs lên thực hiện trước lớp
Gv nhận xét biểu dương 
3.Củng cố dặn dò:
Hs hát bài Xoè hoa
Nhắc nhở Hs học bài
 _________________________________________
	 Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020 
 ÂM NHẠC
Lớp 1: CHỦ ĐỀ 2 : THIÊN NHIÊN (TIẾT 6)
- ÔN TẬP BÀI HÁT : LÝ CÂY XANH
 - NHẠC CỤ
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết biết các chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ thanh phách vào bài hát
- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hôm trước chúng ta học bài hát gì? ( Lý cây xanh)
? Trong bài hát lí cây xanh tác giả nhắc đến con vật nào. ( chú chim)
Gọi 1 học sinh lên trình bày kí hiện bằng tay của hai nốt Mi-Son
+ GV nhận xét
3. Bài mới: GTB 
a.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Lý cây xanh( Khoảng 8 phút)
- GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ để HS nhớ lại nội dung bài hát Lý cây xanh.
- HS lắng nghe
 * Khởi động giọng
- HS khởi động giọng
* Ôn tập bài hát
 - GV mở CD cho HS hát bài lý cây xanh
 - HS lắng nghe và thực hiện
- GV yêu cầu Hs lấy hơi sau mỗi câu hát, hát đúng sác thái bài hát
 - GV sửa sai, nhận xét
* GVdùng âm mẫu O hát câu hát bất kì trong bài cho Hs nhận biết giai điệu của các câu hát trong bài Lý cây xanh
VD: Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh
- GV dùng miệng hát âm O xong thì hỏi Hs: Đây là giai điệu của câu hát nào?
 - HS lắng nghe và trả lời
 - GV sửa sai, nhận xét
* Hát kết hợp với vận động phụ họa
- Gv nhắc qua phần vận động phụ họa cho bài hát.
- Hs vận động phụ họa
- Gv cho cả lớp thực hiện
- Gv gọi từng dãy thực hiện
- HS thực hiện theo dãy
- Các nhóm thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá 
- Gv gọi 1 nhóm lên bảng biểu diễn 
 - GV nhận xét, đánh giá 
- Cho cả lớp vận động theo bài hát
- Gv nhắc nhở HS ghi nhớ động tác vận động phụ họa của bài hát.
- HS trình bày vận động theo bài hát và thể hiện sắc thái
 - HS lắng nghe
b.Hoạt động 2: Nhạc cụ (khoảng 15 phút)
a) Cách chơi thanh phách
- Gv hướng dẫn HS tập cách chơi thanh phách đúng tư thế và đúng cách
- GV cho HS quan sát thanh phách .
- HS quan sát
- Gv cho Hs nhìn cách cầm thanh phách đúng cách, cho Hs quan tư thế đúng cầm thanh phách đúng cách.
- Hs quan sát cách cầm thanh 
- Gv cho HS cầm thanh phách đúng cách.
b) Thể hiện tiết tấu
- HS quan sát và lắng nghe GV chơi tiết tấu làm mẫu (GV đếm 1-2-3-4 thay cho đọc đen-đơn-đơn-đen)
.- HS lắng nghe và đếm theo tiết tấu
- Gv cho Hs đếm : 1- 2,3- 4
- HS luyện tập tiết tấu, theo hướng dẫn của Gv theo tập thể
- Gv gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu
c) Ứng dụng đệm cho bài hát: Lí cây xanh
- Gv làm mẫu hát kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu mẫu
- Hs nghe và hát theo cao độ của nốt si
- HS hát cả bài Lí cây xanh kết hợp gõ đệm theo tiết tấu mẫu
- HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.
c.Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá : Hát theo cách riêng của mình (khoảng 10 phút)
- GV vừa đàn vừa hát: (Em yêu cây xanh )tương ứng với cao độ Son Son Son Son. 
- GV vừa đàn vừa hát ứng với cao độ La La La La.
- HS luyện tập: 
- GV đàn cao độ Si Si Si Si và yêu cầu HS hát Em yêu cây xanh tương ứng với cao độ này? 
- Hs nghe và hát theo cao độ của nốt si
- GV cho HS thực hiện tương tự với cao độ Đô Đô Đô Đô
.- HS thực hiện theo cao độ nốt đô
- Gọi HS xung phong hát Em yêu cây xanh với cao độ bất kì. Tương tự, HS xung phong hát Em yêu thiên nhiên với cao độ bất kì
.- Hs lắng nghe và thực hiện theo cao độ bất kỳ
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của chủ đề này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, vận động tốt...
IV. Củng cố dặn dò (khoảng 2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi nhạc cụ tốt, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
 Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020
 Âm nhạc
 Khối 3 Học hát bài: ĐẾM SAO
 Nhạc và lời: Văn Chung
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết gõ đệm theo phách. 
 - Giáo dục Hs lòng yêu thiên nhiên 
 II. Gv chuẩn bị:
 - Đài, đĩa nhạc, đàn
 - Gv thể hiện chính xác bài hát và chuẩn bị một số động tác phụ hoạ
 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1.Ổn định lớp:
 Hs hát bài Hoa lá mùa xuân
 Gv hướng dẫn Hs luyện âm theo đàn
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Hs hát bài: Bài ca đi học
 Gv nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát 
 Gv nêu lại nội dung bài hát- Hs lắng nghe và ghi nhớ
Các bạn ở vùng nông thôn vào những đêm trăng sáng nhìn lên bầu trời ta sẽ thấy rất nhiều sao, ta hãy cùng với các bạn chơi trò chơi đếm sao nhé. Bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Văn Chung
Gv cho Hs nghe bài hát Đếm sao từ đĩa nhạc
Gv hướng dẫn Hs đọc lời ca
Tập hát: Bài gồm 5 câu hát
Hs tập hát theo móc xích
Gv sửa sai cho Hs về cao độ của các từ : Sao sáng; sáng sao, các từ ngân dài 2 phách và 3 phách như: Vàng; Sao
Hs thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 lắng nghe sau đó đổi bên
 Hs luyện tập cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương
+. Hát kết hợp gõ đệm:
Gv hướng dẫn- Hs ghi nhớ
3/4 
 Một sông sao sáng hai ông sáng sao
Nhịp * * * *
Phách * * * ** * ** * ***
Gv bắt nhịp- Hs hát kết hợp gõ đệm
Gv lưu ý Hs cách gõ đệm theo nhịp 3
Luyện tập : Tổ 1 hát và gõ đệm theo phách 
 Nhóm 2 hát và gõ đệm theo nhịp 3
Hs luyện theo cá nhân
Gv nhận xét biểu dương
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
Gv làm mẫu và hướng dẫn- Hs theo dõi
Câu 1 : Từng tay đưa lên cao
Câu 2 : Hai tay tạo thành vòng tròn
Câu 3 : Người nghiêng trái phải
Câu 4: Vỗ tay theo nhịp
Gv bắt nhịp- Hs hát múa theo đàn
Gv sửa sai các động tác cho Hs 
Hs hát múa theo đàn
Luyện tập : Hs lên biểu diễn trước lớp theo nhóm và cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương
4.Củng cố dặn dò:
Hs hát bài: Đếm sao
Nhắc nhở Hs về nhà học bài
Gv nêu ý nghĩa giáo dục: Có ý thức học bài, biết giúp đỡ bạn, bảo vệ thiên nhiên 
cảnh quan trường lớp
 _______________________________________
 Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020
 ÂM NHẠC
Khối 5 Ôn bài hát: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ 
 - Biết hát kết hợp đối đáp
 - Biết đọc bài TĐN số 2
 II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 2 
 - Gv đọc chuẩn xác bài TĐN 
 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 - Ổn định lớp: Hs hát bài: Bạn ơi lắng nghe 
 - Kiểm tra bài cũ: Hs đọc bài TĐN số 1
 Gv nhận xét biểu dương 
 - Gv giới thiệu nội dung bài học và ghi bảng
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh 
Gv đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- Hs lắng nghe
Gv bắt nhịp
 -Hs hát ôn theo đàn kết hợp gõ đệm theo bài hát
Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và lưu ý Hs các chỗ móc kép và sắc thái của bài hát
Hs thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo phách
Gv hướng dẫn Hs cách hát đuổi, hát ca nông, lĩnh xướng và đồng ca
Hs thực hiện các cách hát 
Gv gọi một số Hs thực hiện lại bài hát
Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm
Gv nhận xét biểu dương 
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
Gv làm mẩu và hướng dẫn
- Hs theo dõi
Gv bắt nhịp- Hs thực hiện
Gv uốn nắn sửa sai các động tác cho Hs
Hs hát kết hợp vận động theo bài hát
Luyện tập: Hs luyện tập theo tổ và cá nhân
Gv nhận xét biểu dương
c. Hoạt động 3 : Tập đọc nhạc số 2
Gv treo bài TĐN số 2 lên bảng
- Hs theo dõi
Gv hướng dẫn để Hs nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc như : Hình nốt tên nốt, vạch nhịp, số chỉ nhịp v v
Hs luyện cao độ :
Hs luyện tiết tấu:
Gv đàn giai điệu toàn bài
- Hs lắng nghe
Hs tập đọc nhạc theo giai điệu đàn
Gv sửa sai cho Hs và cần lưu ý Hs cách thể hiện đúng nhịp 3
Hs thực hiện toàn bài
Gv hướng dẫn Hs cách gõ đệm theo nhịp 3 và ghép lời ca
Hs đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát lời ca- Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp
Hs luyện theo cá nhân
Gv nhận xét biểu dương
3. Phần kết thúc
Hs hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Hs đọc bài tập đoc nhạc số 2
Nhắc nhở Hs về nhà học bài
 Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5: CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
HOẠT ĐỘNG 2: TIỂU PHẨM : “ DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. ’’
I.: MỤC TIÊU:
- Giup HS hiểu : Giup đỡ và bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- Giao dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.
- Kịch bản “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu ’’
- Trang phục, mũ áo cho các vai Dế mèn, chị Nhà trò, Nhện chúa.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1.Bước 1. Chuẩn bị:
- GV phát kịch bản cho các đội để tập dượt trong tuần 1.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch, GV cử ra ban giám khảo, chia lớp thành 3 đội theo 3 tổ.
- Nội dung kịch bản: 
 Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
Người dẫn chuyện:	
 Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to gồ ghề, đôi cánh giang rộng, cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù Đang vui vẻ nghêu ngaoca hát, bỗng Dế Mèn nghe tiếng cô Nhà Trò thút thít khóc bên bờ cỏ. Dế Mèn dương cặp mắt tròn xoe nhìn thân hình gầy nhom, ốm yếu của chị Nhà Trò.
Dế Mèn: Nhà Trò, tại sao em khóc ? 
Đứa nào bắt nạt em ?
Nhà Trò ( lau nước mắt, mếu máo ) : 
Anh ơi!, anh ơi! Hu huAnh cứu emLà bọn nhện độc
Dế Mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách. Thế chúng làm gì em ?
Nhà Trò : Chúng đánh em. Không cho em tới trường. Mấy lần bọn nhện giăng tơ giữa đường đòi bắt em, vặt chân, vặt cánh em, còn định ăn thịt em nữaEm sợ lắm.
Dế Mèn: Đúng là bọn độc ác, cậy khỏe ức hiếp yếu.Sao không ai bênh vực em?
Nhà Trò ( vẫn run rẩy, mắt liếc quanh ) : 
Anh ơi! Ơ đây ai cũng sợ không giám dây với chúng. Lúc em bị đánh, ai cũng chỉ đứng nhìn.
Dế Mèn ( rung rung râu, tức giận ):
 Hèn, thế là hèn. 
Thấy người khác bị đánh mà không giám cứu giup là hèn. Em yên tâm, anh sẽ bảo vệ em.
Nhà Trò : Đi đi anh, không bọn chúng lại giăng tơ bắt nốt cả anh
Dế Mèn ( cương quyết ): Không. Anh không phải thằng hèn. Bây giờ anh sẽ nấp sau phiến đá này, em cứ gọi bọn chúng ra nói chuyện.
Người dẫn chuyện: Dế Mền vừa núp sau phiến đá, cả bầy nhện đã ào ào xông tới. Nhện chúa khoái chí, cười sằng sặc.
Nhện Chúa: Con Nhà Trò tụi bay ơi! Quăng lưới bắt nó đem về ăn thịt.
Người dẫn chuyện: Thấy bọn nhện độc ác quá đông lại hung hãn, Dế Mèn hơi do dự, nhưng giữ lời hứa với Nhà Trò, Dế liền bay ra.
Dế Mèn: Bọn kia. Không được bắt nạt kẻ yếu. Có Dế Mèn đây!
Người dẫn chuyện: Thấy dáng vẻ oai phong của Dế Mèn, tên Nhện Chúa hơi chột dạ, nhưng vẫn lớn tiếng.
Nhện Chúa: Nó chỉ có một mình thôi. Quang lưới đi bọn bay.
Người dẫn chuyện: 
Cả bọn nhện ào ào quăng lưới hòng bắt sống Dế Mèn. Nhanh như cắt, Dế Mèn tung cặp giò với những lưỡi cưa sắc nhọn đá rách hết lưới nhện. Bầy nhện ngã lộn nhào, Dế Mèn nhanh tay khóa cổ tên Nhện Chúa.
 Dế Mèn: Đầu hàng chưa ? 
Còn giám bắt nạt kẻ yếu nữa không ?
Người dẫn chuyện: tên Nhện Chúa bị khóa chặt cổ, van xin rối rít.
Nhện Chúa: Em biết tội rồi! Em biết tội rồi!
 Xin anh tha mạng
Dế Mèn ( quay sang Nhà Trò ): Từ nay em không phải sợ chúng. Em hay sợ, chúng lại càng được thể. Chúng còn giám bắt nạt, báo cho anh, hay bác Xen Tóc, anh Châu Chấu Voi trừng trị.
Người dẫn chuyện: Chị Nhà Trò sung sướng, cảm ơn Dế Mèn, rồi vỗ cánh bay đến trường.
 ( Lê Mai – Phỏng theo Dế Mèn phiêu lưu kí củ nhà văn Tô Hoài.)
2. Trình bày tiểu phẩm:
- Các đội lần lượt lên biểu diễn.
- Ban giám khảo nhận xét và ghi điểm.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi mà GV đã chuẩn bị từ trước.
- GV tổng kết và tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS sưu tầm nhưng câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến trong trường, trên sách báo, trên đài, 
 Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020
 Lớp 4 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ĐỌC THƠ, LÀM THƠ VỀ “ BẠN BÈ”
I.MỤC TIÊU: 
- Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác, HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè.
- GDHS biết quan tâm tới bạn bè.
II. CHUẨN BỊ: Các bài thơ có ND về bạn bè, Giấy ô li, bút màu.
III. LÊN LỚP:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: Các bước tiến hành: 
a) GV phổ biến nội dung giờ sinh hoạt tập thể:
- ND: Sưu tầm hoặc tự sáng tác một bài thơ có nội dung về tình bạn, về tình cảm của mình đối với bạn trong lớp, trong trường, hay bạn cũ, về tấm gương đối xử tốt với bạn bè...
- Hình thức trình bày: Viết trên giấy HS, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí đẹp. Ghi ró tên tác giả.
- Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
- Thời gian nộp bài: Trước buổi sinh hoạt tới từ 1-2 ngày.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ.
- Chọn (cử ) người điều khiển chương trình.
b) Chuẩn bị của HS: 
- Sưu tầm các bài thơ.
- Sáng tác các bài thơ, ghi rõ họ tên, lớp hoặc năm học.
- Trình bày, trang trí bài thơ vào khổ giấy qui định.
- Mỗi tổ chọn 2-3 bạn đọc thơ trước lớp.
Tập các tiết mục văn nghệ.
 c) Đọc thơ:
- MC giới thiệu ý nghĩa và thông qua chương trình.
- Văn nghệ chào mừng.
- MC mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm, sáng tác. Sau khi đọc xong người đọc trao bài thơ cho GV.
- MC, GV và các khán giả có thể hỏi, trao đổi với tác giả, người đọc thơ về nội dung, ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ.
3. Nhận xét- Đánh giá:
- Bình chọn bài thơ hay nhất.
- Khen ngợi giọng đọc hay.
- Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ.
 Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020
 Âm nhạc
Khối 4 Ôn bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE
GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG
 BÀI TẬP TIẾT TẤU
I. Mục tiêu cần đạt:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Tập biểu diễn bài hát. 
 - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.Biết thể hiện hình tiết tấu có
 nốt đen và nốt trắng.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
- Gv thể hiện chuẩn xác bài tiết tấu và một số động tác phụ hoạ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1. Phần mở đầu:
 Hs hát bài: Em yêu hoà bình
 Kiểm tra bài cũ:
 Hs hát bài : Bạn ơi lắng nghe 
 Gv nhận xét biểu dương
 Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
 Gv giới thiệu nội dung bài học mới
 2.Phần hoạt động:
 a.Hoạt động 1: Ôn bài hát : Bạn ơi lắng nghe
 Gv đàn giai điệu và hát ôn toàn bài- Hs lắng nghe
 Gv đàn giai điệu và bắt nhịp- Hs hát ôn theo đàn
 Gv sửa sai cho Hs 
 Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2
 Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên
 Một số Hs lên thực hiện trước lớp
 Gv nhận xét và biểu dương 
 +.Hát kết hợp vận động phụ hoạ
 Gv làm mẩu và hướng dẫn- Hs ghi nhớ
 Câu 1,2: Hai tay đưa lên vai người nghiêng theo nhịp
 Câu 3,4: Tay phải chống hông tay trái vẫy nhẹ
 Gv đàn và bắt nhịp
 Hs thực hiện hát kết hợp vận động phụ hoạ 
 Gv sửa sai cho Hs các động tác và lưu ý các em động tác phải mềm mại
 Luyện tập : Cá nhân, tổ, nhóm
 Một số Hs lên biểu diễn trước lớp
 Gv nhận xét và biểu dương
 b. Hoạt động 2: Giới thiệu hình nốt trắng- Bài tập tiết tấu
+Giới thiệu hình nốt trắng: Gv ghi bảng và giới thiệu- Hs ghi nhớ
Hình nốt trắng có 2 phần đó là đuôi nốt nằm hơi nghiêng về phía bên phải và đầu nốt rỗng phía trong
 Độ dài của nốt trắng: 1 nốt trắng bằng 2 hình nốt đen
 Bài tập tiết tấu :
Gv làm mẩu bằng cách vừa gõ vừa đọc bằng âm tượng thanh- Hs lắng nghe và ghi nhớ
 Hs thực hiện bài tập tiết tấu theo hướng dẫn của Gv
 Hs luyện tập theo cá nhân và tổ
Gv gợi ý để Hs nhận ra đó là câu tiết tấu của bài hát: Hoa lá mùa xuân và bài Vào rừng hoa
 Hs vừa hát và gõ đệm theo tiết tấu bài: Hoa lá mùa xuân
 Gv nhận xét biểu dương
 3. Phần kết thúc:
 Hs hát bài: Bạn ơi lắng nghe
 Gv dặn dò Hs học bài ở nhà
 Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Lớp 1: GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ
1. Mục tiêu
 - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội
2. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh về những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự
- Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai
3. Các hoạt động cụ thể
1.Hoạt động 1: trò chơi “Làm người lịch sự” ( khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu
Khởi động, tạo tâm thế vào hoạt động, HS bước đầu nêu được vai trò của việc thể hiện lịch sự trong lời nói
b) Cách tiến hành
- HS đứng thành các hàng dọc giữa lối đi lắng nghe phổ biến luật chơi: GV nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời” ở trước thì HS làm, nếu không có từ “Mời” thì HS không làm theo
- HS tham gia trò chơi
- HS trả lời câu hỏi: EM học được gì thông qua trò chơi này?
c) Kết luận
Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ muốn nghe và làm theo
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ với những lời nói, hành động em đã làm để thể hiện phép lịch sự ( khoảng 8 phút)
a) Mục tiêu
- HS quán sát tranh để bày tỏ thái độ và tự liên hệ về cách ứng xử lịch sự của bản thân với bạn bè và mọi người xung quanh
b) Cách tiến hành
(1) Tổ chức cho HS quan sát tranh
GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét, đánh giá về lời nói, hành động của mọi người trong tranh
(2) Làm việc cặp đôi:
- Từng cặp HS hỏi và trả lời theo các câu hỏi:
	+ Khi người khác ứng xử lịch sự với bạn, bạn cảm thấy như thế nào?
	+ Bạn đã làm gì để thể hiện lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh?
- 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi-đáp các câu ỏi trên trước cả lớp
- HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và rút ra kết luận
	c) Kết luận
Khi gặp người quen, các em nên chào hỏi lễ phép; khi muốn đề nghị hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ, chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện và lịch sự với người khác
3.Hoạt động 3: Đóng vai ( khoảng 15 phút)
	a) Mục tiêu
HS tham gia vào một số tình huống giả định để ren kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội
	b) Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_hoat_dong_ngoai_gio_khoi_tieu_hoc_tuan_6_nam.doc