Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020

 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Chủ đề : VÒNG TAY BÈ BẠN

Lớp 5: TRÒ CHƠI “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG ’’

I. Mục tiêu :

- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.

- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.

- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.

III. Các bước tiến hành:

1. Bước 1:Tổ chức trò chơi.

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.

- GV lưu ý HS.

 Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn.

Ví dụ: . Bạn rất vui tính.

 . Bạn là người bạn tốt.

 . Bạn viết rất đẹp.

 Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.

2.Bước2: Tổ chức trò chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

Học sinh chơi thử lần 1

- Học sinh chơi thật

Gv theo dõi nhận xét

Gv tuyêb dương

- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.

- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ

 HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.

3. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị tiểu phẩm kịch“ Dế mèn bênh vực kẻ yếu. ’’

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Chữ viết quá xấu,không đọc được,bị loại
+Bạn đang viết, nhắc bạn,bị loại
-Giám sát của quản trò ghi kết quả lên bảng
-Trò chơi được tiếp tục,VD:
+Những sự vật nhìn thấy trên trời
+Các loài cá sống trên biển
+Các loại rau trồng trên mặt đất
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía
-Giám sát viên đọc kết quả tổng số bàn thắng của các đội chơi đã được ghi trên bảng ,mời GV CN lên NX
-GV khen ngợi cả lớp đã tham gia 1 trò chơi tập thể vui,bổ ích.Trò chơi góp phần cung cấp vốn từ ngữ phong phú về tự nhiên xã hội ,giúp các em có phản xạ nhanh,sức bật tốt.Hoan nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất
-GV tuyên bố kết thúccuộcchơi
 Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
 Âm nhạc
 Khối 2 Học hát bài XOÈ HOA
 Dân ca Thái
I. Mục tiêu:
 - Biết đây là bài dân ca.
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Hs biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách nhịp 
II. Chuẩn bị :
 - Đàn,bộ gõ
 - Một số tranh ảnh về dân tộc Thái
III. Hoạt động dạy-Học 
1. Ổn định lớp:Gv nhắc Hs tư thế ngồi hát
2.Bài cũ:Kết hợp khởi động giọng cho tất cả Hs hát bài hát Thật là hay
3. Bài mới
a.Hoạt động 1:Dạy hát bài Xoè hoa
Gv giới thiệu bài hát:Xoè hoa là một trong những bài dân ca hay của đồng bào Thái ở Tây Bắc
Gv cho Hs xem một số tranh ảnh về núi rừng Tây Bắc và sinh hoạt của đồng bào Thái,bản đồ vùng núi phía Bắc
Gv đệm đàn và hát mẫu
Hỏi Hs về nhịp độ bài hát(vui tươi rộn ràng)
Hướng dẫn Hs đọc lời ca theo tiết tấu lời ca
Dạy hát từng câu theo lối móc xích
Sau khi tập xong,cho Hs hát lại nhiều lần theo đàn đẻ Hs nhớ lời ca và giai điệu
 –Gv sửa sai cho Hs 
Hs luyện hát theo tổ nhóm cá nhân
Gv nhận xét
b.Hoạt động 2:Hát kết hợp gõ đệm
Hướng dẫn Hs hát gõ đệm 
 2/4 Bùng boong bính boong.Ngân nga tiếng cồng vang vang
 Nhịp * * * * 
 Phách * * * * * * *
 Tiết tấu * * * * * * * * * *
4.Củng cố –dặn dò
Gv điều khiển cho Hs hát thi đua theo tổ
 Hs nhắc lại tên bài vừa học của dân ca nào? 
 Nhận xét và dặn dò Hs về ôn bài đầy đủ
 ____________________________________
 Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 
ÂM NHẠC
Lớp 1: CHỦ ĐỀ 2: THIÊN NHIÊN
(TIẾT 5) - ÔN TẬP BÀI HÁT : LÝ CÂY XANH
- NGHE NHẠC : CHUYẾN BAY CỦA CHÚ ONG VÀNG
- ĐỌC NHẠC
I. Mục tiêu: .
- HS biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc chuyến bay của chú ong vàng.
 - Đọc được nhạc đúng tên nốt
 Biết nghe nhạc và làm một số động tác Biết làm các kí hiệu bằng tay của hai hình nốt Mi và Son đơn giản.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con. Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( khoảng 2 phút)
- Gọi 1 học sinh lên trình bày gõ đệm cho bài hát
- Gọi một học sinh trình bày bài hát bằng cách vỗ tay đẹp
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Lý cây xanh( 15 phút)
- GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ để HS nhớ lại nội dung bài hát Lý cây xanh.
* GV hát mẫu lại
 - HS lắng nghe
* Khởi động giọng
- HS khởi động giọng
* Ôn tập bài hát
 - GV mở CD cho HS hát bài lý cây xanh
- HS lắng nghe và thực hiện
- GV yêu cầu Hs lấy hơi sau mỗi câu hát, hát đúng sác thái bài hát
- GV sửa sai, nhận xét
* GV cho Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Gv chia dãy để Hs thực hiện
- GV sửa sai, nhận xét
* Hát kết hợp với vận động phụ họa
- GV làm mẫu động tác vận động
 - HS lắng nghe và quan sát 
- Câu hátCâu 1: Cái cây xanh xanh
- Động tác1. Ngón trỏ tay phải chỉ về phía bên phải, đồng thời đưa chân phải ra, chạm phần gót xuống
Câu 2: Thì lá cũng xanh. ĐT .Ngón trỏ tay trái chỉ về phía bên trái, đồng thời đưa chân trái ra, chạm phần gót xuống.
Câu 3: Chim đậu trên cành, chim hót líu lo. 
ĐT .Xoè hai bàn tay về phía trước, lắc đều sang hai bên.
Câu 4: Líu lo là líu lo, líu lo là líu lo.
ĐT . Hai bàn tay khum trước miệng như chim hót, nghiêng người sang hai bên
- GV hướng dẫn HS thực hiện động tác vận động phụ họa cho bài hát
- HS lắng nghe
- GV cho cả lớp thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
- GV gọi từng dãy thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá 
- Gv gọi 1 nhóm lên bảng biểu diễn Hs vận đông phụ họa
- HS thực hiện theo dãy
- Các nhóm thực hiện
- HS lắng nghe
- HS trình bày vận động theo bài hát và thể hiện sắc thái
 - GV nhận xét, đánh giá 
- Cho cả lớp vận động theo bài hát
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ động tác vận động phụ họa của bài hát.
- Gv giáo dục cho Hs lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu các loài động vật be nhỏ.
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Chuyến bay của chú ong vàng( khoảng 10 phút)
- GV yêu cầu HS: hãy lắng nghe bản nhạc và tưởng tượng xem loài vật nào được miêu tả trong bản nhạc.
- HS lắng nghe
- HS nghe bản nhạc rồi đoán tên các loài vật.
- GV kết luận đó là chú ong.
- GV yêu cầu HS: nghe lại bản nhạc để đoán xem, chú ong bay nhanh hay bay chậm. Các em nghe thấy âm thanh của nhạc cụ nào. Theo các em, bản nhạc tên là gì? 
HS lắng nghe và trả lời
- Khi HS trả lời xong các câu hỏi trên, 
- GV kết luận và kể cho HS nghe câu chuyện: Vua Saltan
- HS lắng nghe câu chuyện
Vua Saltan đi đánh trận ở miền xa. Ở nhà, hoàng hậu và hoàng tử Gvidon- người vừa mới lọt lòng- bị hãm hại. Hai mẹ con bị giam vào một chiếc thùng và thả ra ngoài biển, nhưng họ may mắn thoát chết khi dạt vào một hòn đảo.
	Hoàng tử lớn lên thành một chàng trai khỏe mạnh và tốt bụng. Một lần, hoàng tử cứu giúp con thiên nga bị mắc nạn. Từ đó thiên nga biết ơn và giúp đỡ chàng rất nhiều.
	Khi nhà vua Saltan chiến thắng trở về, đoàn tàu của vua ghé qua đảo. Hoàng tử được thiên nga giúp đỡ, biến chàng thành chú ong vàng bay theo đoàn tàu, bí mật vào thăm vua cha.
	Gia đình vua Saltan được đoàn tụ sau bao năm xa cách. Những kẻ hãm hại hoàng hậu và hoàng tử bị đuổi khỏi vương quốc. Dân chúng hân hoan trước đám cưới của hoàng tử Gvidon và nàng công chúa thiên nga.
- GV hướng dẫn HS đóng vai chú ong và các bông hoa để vận động theo nhạc.
- HS quan sát và lắng nghe
- Gv gọi một nhóm HS lên bảng vận động theo bản nhạc 
- HS thực hiện theo nhóm
- Cảnh một: chú ong vàng bay tìm nhụy từ 5 bông hoa.
- Cảnh hai: 5 bông hoa bao vây, bắt giữ chú ong.
- Cảnh ba: 3 chú ong khác bay đến giải cứu ong vàng.
- Gv nhận xét các nhóm chơi
Hoạt động 3: Đọc nhạc ( 6 phút)
Giáo viên dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, rồi hướng dẫn học sinh đọc cao độ 2 nốt Mi, Son kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay.
 Hs lắng nghe
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đọc nhạc các mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay.
 - HS lắng nghe và thực hiện 
- GV Tham khảo các mẫu âm gợi ý khác để cho HS đọc cao độ và thể hiện ký hiệu bàn tay:
- Học sinh quan sát kí hiệu bàn tay của giáo viên, đọc nối tiếp các mẫu âm như một bài đọc nhạc (bài tập mở, có thể không thực hiện).
HS quan sát và lắng nghe
- Trò chơi củng cố: 
- Gọi HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc.
- HS trình bày 
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, vận động tốt...
IV. Củng cố dặn dò (2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và đọc nốt tốt theo ký hiệu bàn tay
 Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 
Âm nhạc
Khối 3 : Học hát BÀI CA ĐI HỌC (lời 2)
I.Mục tiêu:
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời 2
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ theo bài hát.
- Biết hát đúng giai điệu 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ 
II. Chuẩn bị :
 Nhạc cụ ,bảng phụ ghi lời bài hát, bộ gõ.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định lớp. 
 - Gv nhắc Hs tư thế ngồi hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hs nghe giai điệu nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, tác giả.
Cả lớp đúng lên ôn lại lời 1hát Bài ca đi học hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.
Gv nhận xét.
3.Dạy bài mới.
a. Hoạt động1:Dạy bài hát Bài ca đi học (lời 2)
- Hs nghe hát mẫu
- Cho Hs đọc lời 2 theo tiết tấu lời ca.
- Dạy hát :nối tiếp từng câu đến hết bài
- Hát lời 2- Gv sửa sai 
 Luyện hát: Bằng nhiều hình thức:hát đồng thanh,nhốm,tổ,cá nhân.
- Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ,phách,tiết tấu như đã hướng dẫn ở tiết trước.
b.Hoạt động 2. Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động cụ thể
-Lời 1: Câu1. Nhún chân sang trái,phải theo nhịp.Hai tay đưa từ thấp lên cao như mặt trời đang lên
Câu 2. Hai tay đưa ngang làm động tác vẫy cánh. Chân như động tác 1
Câu 3. Hai tay đưa lên miệng làm động tác chim hót
Câu 4. Tay trái chống hông,tay phải đưa lên cao làm động tác vẫy chào 
Lời 2.Câu 1 và câu 4 như lời 1
Câu 2: Đưa tay chéo trước ngực 
Câu 3: Nắm tay bạn bân cạnh nghiêng người
4.Củng cố dặn dò 
Hs nhắc lại tên bài hát tác giả hát 
Hát và vận động theo đàn 2 lần
Gv nêu ý nghĩa của bài học và nhận xét tiết học: 
Giáo dục Hs biết yêu mến trường lớp,bạn bè,từ đó có ý thức học tập và 
rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn.
Nhắc nhở Hs chuẩn bị bài sau 
Thứ Năm, ngày 15 tháng 10 năm 2020
 Âm nhạc 
 Khối 5: Tiết 4: Học hát bài : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
 Nhạc và lời: Huy Trân 
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
 - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị: 
- Đàn, nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Phần mở đầu: 
 - Ổn định lớp: Cả lớp hát bài tập thể
 - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn . 
 - Kiểm tra bài cũ : Một số em hát bài "Reo vang bình minh"
 - Gv nhận xét biểu dương
 - Gv giới thiệu nội dung bài học mới
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Học hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh 
- Gv cho HS xem tranh ảnh về chủ đề hòa bình và dẫn dắt vào bài học 
+ Bài hát nói lên lòng yêu chuộng hoà bình của các bạn nhỏ trên khắp năm châu ước muốn được sống trong tự do hoà bình và ước muốn cùng nối vòng tay lớn với các bạn bè trên khắp năm châu. Đây là 1 sáng tác của nhạc sỹ Huy Trân
- GV nêu Mục tiêu bài học – HS đọc mục tiêu
- Gv đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài 
- Hs lắng nghe
- Gv gọi 1 Hs đọc lời ca theo tiết tấu 
- Gv tập hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài
- Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ, các chổ đảo phách, móc giật cũng như sắc thái của bài
- Hs thực hiện toàn bài theo đàn
- Gv gọi 1 số Hs thực hiện
- Gv nhận xét sửa sai, biểu dương
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
- Gv làm mẫu - Hs theo dõi
 Hãy xua tan những mây mù đen tối
 Nhịp : * * ** 
 * * * * * * * *
- Gv bắt nhịp - Hs thực hiện
- Hs hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp và phách như đã hướng dẫn
- Gv sửa sai cho Hs
- Hs thực hiện toàn bài
- Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp , phách, tiết tấu như đã hướng dẫn ở tiết trước.
- Luyện hát: Phụ trách văn nghệ của lớp điều khiền phần luyện tập theo hình thức: Tổ - nhóm 4 - cặp đôi - cá nhân 
- HS và GV cùng nhận xét sửa sai – biểu dương.
3. Phần kết thúc: 
- Cả lớp hát lại bài : Hãy giữ cho em bầu trời xanh kết hợp vận động theo nhịp. 
- Gv nêu ý nghĩa bài học : Yêu tự do hoà bình, chăm chỉ học tập, đoàn kết và biết giúp đỡ lẫn nhau
- Dặn HS về nhà ôn bài. Chuẩn bị giờ sau.
- Nhận xét giờ học.
 Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề : VÒNG TAY BÈ BẠN
Lớp 5: TRÒ CHƠI “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG ’’
I. Mục tiêu :
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.
- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.
III. Các bước tiến hành:
1. Bước 1:Tổ chức trò chơi.
GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. 
GV lưu ý HS.
 Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn. 
Ví dụ: . Bạn rất vui tính.
 . Bạn là người bạn tốt.
 . Bạn viết rất đẹp.
 Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.
2.Bước2: Tổ chức trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh chơi thử lần 1
- Học sinh chơi thật
Gv theo dõi nhận xét
Gv tuyêb dương
- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.
- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ
 HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị tiểu phẩm kịch“ Dế mèn bênh vực kẻ yếu. ’’
 Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Trò chơi: “ TRAO BÓNG”
I.MỤC TIÊU: 
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện sức khỏe, rèn khả năng nhanh nhạy, khéo léo.
- GDHS ý thức tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
2 quả bóng, 4 chậu, dây đeo có số thứ tự của người chơi, còi, ...
III. LÊN LỚP:
ổn định tổ chức: 1 phút.
Lên lớp: 
a.GV phổ biến nội dung giờ sinh hoạt tập thể: Giờ sinh hoạt tập thể hôm naycác em được hướng dẫn chơi một trò chơi vui, khỏe. Trò chơi mang tên: “ Trao bóng”. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, bình tĩnh mới dành được chiến thắng.
b,Đối tượng chơi: Cả lớp.
GV HD cách chơi:
Chia đôi sân chơi thành 2 bên, đặt tên cho từng sân chơi là A và B.
Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về 2 phía đầu của sân. Người chơi của các đội đeo biển số thứ tự từ 1- 8. Những người đeo số từ 1-4 của mỗi đội đứng về sân A ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn. Những người đeo số từ 5-8 của mỗi đội đứng về sân B ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn.
Mỗi đội sẽ có 1 quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng.
Nghe lệnh xuất phát của trọng tài (VD: Mỗi đội 8 người):
+ Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng, bước(hoặc chạy) nhanh theo con đường đã được kẻ trong cự li quy định, tiến về sân B trao cho số 5.
+ Các số 5 chạy nhanh đặt bóng vào chậu cho số 2.
+ Số 2 đội bóng trao cho số 6.
+ Số 6 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 3.
+ Số 3 đội bóng trao cho số 7.
+ Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4.
Số 4 đội bóng trao cho số 8.
Như vậy đã hết 1 vòng chơi. Người bên sân A đã hoàn thành phần đội bóng và đã trở về vị trí sân A và trở thành người đội bóng ở vòng chơi thứ hai.
Đội nào hoàn thành trước đội đó được ghi điểm.
Lưu ý: Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi:
+ Người đội bóng không đi đúng đường vạch.
+ Bóng rơi khỏi chậu.
+ Trao bóng nhầm số thứ tự.
c.Nhận xét- Đánh giá:
Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đã ghi bàn thắng.
GVCN nhận xét.
Khen ngợi tinh thần tham gia trò chơi của các em.
Tuyên bố kết thúc cuộc chơi.
 Thứ Năm ngày 15 tháng 10 năm 2020 
Âm nhạc
Khối 4 Học hát bài: BẠN ƠI LẮNG NGHE 
 Dân ca Ba- na 
 Kể chuyện âm nhạc : TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ 
 I. Mục tiêu :
 - Hs biết đây là bài dân ca
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết nội dung câu chuyện ca sĩ Đào Thị Huệ
 - Biết đây là bài Dc dân tộc Ba –na ở Tây Nguyên.
 - Biết gõ đệm theo phách,tiết tấu.
 II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
 - Gv thể hiện chuẩn xác bài hát và nắm vững câu chuyện kể trong SGK
 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 Hs hát bài: Em yêu trường em
 Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
 Kiểm tra bài cũ :Hs hát bài Em yêu hoà bình 
 Gv nhận xét biểu dương
 Gv giới thiệu nội dung bài học mới
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài : Bạn ơi lắng nghe
 Gv dẫn dắt vào bài 
–Hs lắng nghe
 Là một làn điệu dân ca Ba Na viết về cuộc sống cũng như thiên nhiên nơi đồng bào ở đây yêu ca hát nhảy múa với điệu nhạc
 Gv đàn giai điệu và hát mẩu toàn bài
- Hs lắng nghe
 Gv gọi 1 Hs đọc lời ca cả lớp đọc thầm
 Gv tập hát
- Hs tập hát theo lối móc xích
Gv sửa sai cho Hs trong khi tập về phách nhịp cũng như cao độ và sắc thái của bài 
Hs thực hiện toàn bài theo đàn
Một Hs nêu cảm nhận về bài dân ca
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương trước lớp
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
Gv làm mẩu- Hs theo dõi và ghi nhớ
 2 /4 Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe 
 Nhịp * *
 Phách * * * *
Gv đàn và bắt nhịp
Hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2
Gv sửa sai cho Hs về cách gõ đệm
Hs thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập : Cá nhân tổ nhóm
Gv nhận xét và biểu dương
c. Hoạt động3: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ
Gv tóm tắt câu chuyện theo đoạn
- Hs lắng nghe 
Gv kể chuyện diễn cảm
- Hs ghi nhớ
Gv nêu câu hỏi: ? Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại đem lại niềm vui cho dân làng?
? Vì sao dân làng lại rơi vào cảnh khổ cực?
? Cô đã tìm cách gì để trả thù cho quê hương?
? Vì sao quân giặc lại phải rút lui?
Gv gọi 1 Hs đọc chuyện
Gv nêu bài học: Nhờ có tiếng hát hay và lòng yêu tổ quốc cho nên cô đã đánh thắng bọn giặc đem lại tự do cho dân bản
3. Phần kết thúc:
Hs hát bài: Bạn ơi lắng nghe
Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài
Gv nêu ý nghĩa giáo dục: Chăm chỉ học tập yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
-Nhắc nhở ôn bài đầy đủ
Thứ Năm ngày 15 tháng 10 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Lớp 1: Chủ đề 2: EM LÀ AI?
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
1. Mục tiêu
- Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
- Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng
- Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen cảu người khác; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh/tấm bìa vẽ trang phục
- Giấy A4, màu, bút vẽ
- Các bức ảnh của các nhân HS và gia đình
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em
 HS mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
- GV HD Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất
- Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình
GV .kết luận: Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen
Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn.
HS nêu được và hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riếng cần được tôn trọng
GV gợi cho HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen cảu một người bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em)
- Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:
	+ Bạn của em tên gì?
	+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?
	+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình
 Kết luận. Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán tên bạn”
HS thể hiện sự yêu quý, tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen của các bạn; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh
- GV phổ biến luật chơi: Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống lớp. GV ghi tên một bạn bất kì trong lớp lên bảng. Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng. Bạn HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra bạn được cô giáo ghi tên là bạn nào trong lớp
- HS tham gia chơi trò chơi
 Kết luận, Ai cũng có những điểm đáng yêu và cần được tôn trọng. Em hãy yêu quý bản thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn trong lớp.
Củng cố dặn dò :
Gv tuyên dương một số em tham gia tốt.nhắc nhở các em hãy yêu quý bản thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn .
 Thứ Sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 2 TRÒ CHƠI: TÔI YÊU CÁC BẠN
I.MỤC TIÊU:	
-Học sinh biết thêm một số trò chơi tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc