Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

 Thứ Ba, ngày 23 tháng 3 năm 2021

Lớp 5. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

 GIAO LƯU NỮ SINH XUẤT SẮC.

I. Mục tiêu

- Tạo cơ hội cho những HS nữ xuất sắc được gặp gỡ, giao lưu, tự khẳng định mình.

- Động viên khuyến kích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.

II. Quy mô hoạt động

- Tổ chức theo quy mô khối lớp.

III. Tài liệu phương tiện

- Tranh, ảnh , cờ, hoa, phông trang trí nơi tổ chức buổi giao lưu.

- Các câu hỏi để thi hiểu biết, ứng xử.

IV. Các bước tiến hành.

1) Bước 1: Chuẩn bị

- GV phổ biến trước hình thức, thể lệ và nội dung thi hùng biện cho HS trước một tuần.

- Yêu cầu mỗi lớp cử một đại diện tham dự cuộc thi.

- Phổ biến yêu cầu của cuộc giao lưu theoo ba phần:

. Thi năng khiếu.

. Thi hiểu biết.

. Thi ứng xử.

- Các tổ có người tham dự thi chuẩn bị bài dự thi và tập nói trước.

- Yêu cầu HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ dặc sắc nói về bà, về mẹ, về cô,.

- Thành lập BGK.

- Gửi giấy mời cho thầy cô giáo trong trường.

2) Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Người điểu khiển tuyên bố lí do của hội thi.

- Các thi sinh tham dự bước vào vi trí thi đã được bố trí sẵn.

- Công bố thể lệ hôi thi, thơi gian thi là 5 phút cho mỗi thí sinh trong một phần thi.

- Hiệu lênh cho cuộc thi bắt đầu.

- BGK nghe và chấm điểm cho các thí sinh.

- Chương trình văn nghệ.

3) Bước 3: Tổng kết đánh giá hội thi

- Công bố giải thưởng cho những thi sinh đạt điểm cao.

- Trao giải cho những thi sinh thi tốt.

- Tuyên bố kết thúc hội thi.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 26 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, nghiêng người sang phải.
Câu 2: Tò tòchơi: 2 bàn tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái.
Câu 3:Mau...te tí: 2 bàn tay xòe ra phía trước, cùng đưa sang bên phải rồi bên trái theo nhịp
Câu 4: Tò tòcùng đi: 2 tay chống hông, giậm chân nhẹ nhàng, đến nhịp cuối xòe tay đưa sang 2 bên
Câu 5:Te ..thật to: động tác tương tự câu 1 
Câu 6: Tò tò...cho:2tay khum trước miệng bên trái rồi 2 tay đưa ra phía trước, giậm chân theo nhịp
Câu 7:Anh...te tí: 2 tay chỉ ngón để ở miệng nghiêng đầu sang phải trái, chân giậm nhẹ theo nhịp.
Câu 8:Tò.. cùng đi: 2tay để miệng , sau đó 2 tay đưa vòng từ từ lên cao.
- GV cho cả lớp làm vài lần.
-GV mời một vài nhóm lên trình bày 
- GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại .
 GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét tuyên dương 
B. Nội dung 2: NHẠC CỤ(5 phút)
* Thể hiện tiết tấu:
Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: Yêu cầu HS quan sát tiết tấu trong SGK.
GV treo bảng phụ tiết tấu
 1 2 3 - 1 2 3 -
GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát lắng nghe. Sau đó GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu đó.
-Thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân, GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: ngồi vỗ 2 tay vào 2 đùi 2 cái, vỗ tay 1 cái. Nghỉ 1 cái (Miệng đếm 1-2-3 nghỉ)
Cho lớp làm nhiều lần. Gọi dãy, nhóm làm.
*Ứng dụng đệm cho bài hát:Đội kèn tí hon
-GV cho HS vùa hát vừa gõ đệm bài hát Đội kèn tí hon 1-2 lần
-GV cho HS luyện tập theo nhóm, tổ, cặp, cá nhân bài hát kết hợp gõ đệm.
-Chia dãy, nhóm hát nhóm, dãy gõ đệm , đổi ngược lại.
GV nhận xét tuyên dương.
C.NỘI DUNG 3: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC (10 phút)
 CÂU CHUYỆN: TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH
- GV giới thiệu tên câu chuyện, nói qua về xuất xứ câu chuyệnGV kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh 1 lần.GV kể đoạn đầu có tranh ảnh minh họa trên bảng: Thạch Sanh là một chàng trai nghèo tốt bụng. Chàng sống bên túp lều nhỏ dưới gốc đa, làm nghề đốn củi. Gần nơi chàng ở có Lý Thông là người bán rượu độc ác.
GV kể tiếp: Thạch Sanh kể cho Lý Thông biết chàng đã thấy đại bàng bắt công chúa Quỳnh Nga. Lý Thông bàn với Thạch Sanh, tìm cách cứu công chúa để nhận thưởng.
GV đặt câu hỏi khai thác nội dung bài học:
? Câu chuyện có những nhân vật nào?
?Thạch Sanh là người như thế nào?
? Chàng đã làm những việc tốt gì? 
?Chàng đã làm gì khiến công chúa nói lại được?
?Ai là người độc ác? 
?Khi giặc kéo đến Thạch Sanh làm thế nào để đuổi giặc?
?Cuối cùng Thạch Sanh đã được gì?.
GV cho HS sắm vai kể lại câu chuyện qua tranh minh họa 
GV nhận xét tuyên dương
.D CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (3 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt.
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 2 và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 Thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Lớp 3. KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNGTẤM GƯƠNG
 NỮ SINH TIÊU BIỂU
I.MỤC TIÊU:	
-HS biết sưu tầm và kể chuyện về các tấm gương nữ sinh tiêu biểu trong lớp,trong trường ở địa phương và trong cả nước.
-Giáo dục HS ý thức tôn trọng ,học tập và làm theo các tấm gương đó.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Gương nữ sinh tiêu biểu về các mặt:học giỏi,vượt khó khăn trong học tập,chăm chỉ lao động,giúp đỡ bạn bè.
-Băng hình minh họa(nếu có điều kiện)
-Phần thưởng cho HS/ nhóm sưu tầm được những câu chuyện hay,kể chuyện hay.
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
+Yêu cầu HS sưu tầm gương nữ sinh tiêu biểu về các mặt:học giỏi,vượt khó khăn trong học tập,chăm chỉ lao động,giúp đỡ bạn bè.
+Các địa chỉ các em có thể tìm kiếm,thu thập thông tin:sách,báo chí,đài phát thanh,truyền hình,mạng internet.
+Yêu cầu kể chuyện: có thể kể bằng lời kết hợp với ảnh/băng hình minh họa;có thể kể chuyện cá nhân hoặc theo nhóm-mỗi người kể 1 đoạn nối tiếp nhau.Mỗi câu chuyện chỉ được kể trong thời gian từ 5-7 phút.
-HS tiến hành sưu tầm cá nhân hoặc theo nhóm và chuẩn bị kể(GV có thể cung cấp cho HS 1 số câu chuyện nếu các em sưu tầm được ít hoặc không sưu tầm được).
Bước 2: Thi kể chuyện
-Mở đầu GV hoặc người dẫn chương trình nêu vấn đề:Phụ nữ là một nửa của nhân loại.Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình,nhà trường,và ngoài xã hội.
-HS lần lượt xung phong lên kể chuyện.Các bạn khác trong lớp ngồi nghe và có thể nêu ý kiến bình luận hoặc đặt câu hỏi.
-Sau mỗi lần kể,GV có thể hướng dẫn HS thảo luận:Em nghĩ gì về các bạn nữ sinh qua câu chuyện vừa nghe kể?Em học tập được ở bạn điều gì?
Bước 3: Tổng kết-Đánh giá
-GV hoặc người dẫn chương trình hướng dẫn cả lớp cùng bình chọn:
+Câu chuyện hay nhất
+Người kể hay nhất
-GV NX chung khen các HS /nhóm sưu tầm được những câu chuyện hay, HS kể hay.Đồng thời nhắc nhở cả lớp học tập theo gương các nữ sinh tiêu biểu vừa nghe kể.
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học  
 Thứ Ba, ngày 23 tháng 3 năm 2021
Lớp 5. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 GIAO LƯU NỮ SINH XUẤT SẮC.
I. Mục tiêu
- Tạo cơ hội cho những HS nữ xuất sắc được gặp gỡ, giao lưu, tự khẳng định mình.
- Động viên khuyến kích các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Tranh, ảnh , cờ, hoa, phông trang trí nơi tổ chức buổi giao lưu.
- Các câu hỏi để thi hiểu biết, ứng xử.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến trước hình thức, thể lệ và nội dung thi hùng biện cho HS trước một tuần.
- Yêu cầu mỗi lớp cử một đại diện tham dự cuộc thi.
- Phổ biến yêu cầu của cuộc giao lưu theoo ba phần:
. Thi năng khiếu.
. Thi hiểu biết.
. Thi ứng xử.
- Các tổ có người tham dự thi chuẩn bị bài dự thi và tập nói trước.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ dặc sắc nói về bà, về mẹ, về cô,....
- Thành lập BGK.
- Gửi giấy mời cho thầy cô giáo trong trường.
2) Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Người điểu khiển tuyên bố lí do của hội thi.
- Các thi sinh tham dự bước vào vi trí thi đã được bố trí sẵn.
- Công bố thể lệ hôi thi, thơi gian thi là 5 phút cho mỗi thí sinh trong một phần thi.
- Hiệu lênh cho cuộc thi bắt đầu.
- BGK nghe và chấm điểm cho các thí sinh.
- Chương trình văn nghệ.
3) Bước 3: Tổng kết đánh giá hội thi
- Công bố giải thưởng cho những thi sinh đạt điểm cao.
- Trao giải cho những thi sinh thi tốt.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
 Thứ Ba, ngày 23 tháng 03 năm 2021
 Âm nhạc
Khối 2: Học hát và ôn tập bài: CHIM CHÍCH BÔNG 
 Nhạc và lời: Văn Dung
I.Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca. 
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn, nhạc cụ gõ.
 - GV thể hiện chính xác bài hát
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp:
 - GV đàn mẫu âm: Lạ- Là- La( Đ- M- S) .
 - HS hát bài Xoè hoa
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS hát múa bài: Hoa lá mùa xuân
 - GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a.Hoạt động 1: Học hát bài: Chim chích bông
 - GV dẫn dắt vào bài
- HS ghi nhớ nội dung bài 
 - Chim chích bông là loài chim rất gần gũi và thân thuộc đối với chúng ta, đây là 1 loài chim có ích đối với mọi người
 - GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu
 - GV trình bày bài hát theo đàn
- HS lắng nghe
 - HS tập hát theo móc xích
- GVsửa sai cho HS về cao độ:Trèo,vẫy gọi, xanh,có thích không và tiếng luyến:Bưởi, ơi
 - GV bắt nhịp 
– HS thực hiện toàn bài
 - Luyện tập: Theo nhóm: Nhóm 1 hát, nhóm 2 nghe và nhận xét sau đó đổi bên
 - HS luyện theo cá nhân
 - GV nhận xét và biểu dương
 b.Hoạt động 2: Ôn tập bài hát
GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- HS lắng nghe 
GV đàn và bắt nhịp- HS hát ôn bài hát
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
GV nhận xét biểu dương 
c.Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 
 - GV làm mẫu
- HS ghi nhớ 2/4
 Chim chích bông bé tẻo teo
 * * * * * *
 - GV bắt nhịp
- HS hát kết hợp gõ đệm theo 2 kiểu: Phách, nhịp
 - GV lưu ý HS cần phân biệt được 2 kiểu gõ
 - HS thực hiện theo dãy: Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách
 Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp 
 - HS luyện theo cá nhân
 - Gv HD sử dụng bộ gõ cơ thể.
* Dậm chân trái . Chim 
* Dậm chân phải. chích
* Vỗ tay vào nhau. Bông
GV gọi 3 HS lên thực hiện mẫu trước lớp
Cả lớp thực hiện theo.
 - GV gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét biểu dương 
.d Hoạt động 4: Hát kết hợp vận động 
GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ
- HS theo dõi ghi nhớ
Câu 1: Tay giang ngang như cánh chim đang bay
Câu 2: Hai tay chống hông đầu hơi cúi xuống
Câu 3: Vỗ tay theo nhịp
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc
GV sửa sai cho HS
Luyện tập: Theo nhóm, tổ
Một số HS lên biểu diễn trước lớp
GV nhận xét và biểu dương
 3.Củng cố dặn dò:
 - Nhắc nhở HS học bài 
 - GV nêu ý nghĩa giáo dục: Siêng năng chăm chỉ, yêu lao động biết bảo vệ các loài chim có ích __________________________________________
 Thứ Năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Âm nhạc
 Khối 3 Học hát bài: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh
 Ôn bài hát CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ 
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu cà lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca,theo nhịp. 
II. Gv chuẩn bị:
 - Đài, đĩa nhạc, đàn
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1.Ổn định lớp:
 HS hát bài Tuổi nhỏ việc nhỏ
 2. Kiểm tra bài cũ:
 HS hát bài: Chị Ong Nâu và em bé
 GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát 
GV dẫn dắt vào bài hát- HS lắng nghe và ghi nhớ
GV cho HS nghe bài hát Tiếng hát bạn bè mình từ đĩa nhạc chương trình âm nhạc lớp 3
GV hướng dẫn HS đọc lời ca
Tập hát: Bài gồm 6 câu hát
HS tập hát theo móc xích
GV sửa sai cho HS về cao độ của các từ : giấc say.... và các chỗ đảo phách
HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập: Nhóm 2 hát – Nhóm 1 lắng nghe sau đó đổi bên
 HS luyện tập cá nhân
GV nhận xét và biểu dương
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
GV làm mẫu và hướng dẫn- HS ghi nhớ
 2/4
 Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 Nhịp * * * *
 Phách * * * * * *
GV bắt nhịp- HS hát kết hợp gõ đệm
GV lưu ý HS cách gõ đệm theo nhịp phách mạnh rơi vào từ : Trong
HS thực hiện toàn bài
Luyện tập : Nhóm 1 hát và gõ đệm theo phách 
 Nhóm 2 hát và gõ đệm theo nhịp 2 sau đó đổi bên
HS luyện theo cá nhân
GV nhận xét và biểu dương
c. Hoạt động 3: Hát ôn 
 - GV cho HS nghe giai điệu bài hát Chị Ong nâu và em bé từ đĩa nhạc
 - GV bắt nhịp
- HS hát ôn theo đàn
 - GV sửa sai cho HS về cao độ của các mà HS mắc phải ở tiết trước 
 - HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách
 - Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp sau đó đổi bên
 - HS luyện tập cá nhân: GV gọi 2 HS lên bảng mỗi em 1 nhạc cụ vừa hát và gõ đệm theo phách
 - HS tập hát lời 2 theo qui trình dựa vào giai điệu lời 1
 - GV sửa sai cho HS
 - HS hát toàn bài theo đàn
 - HS luyện tập
 - GV nhận xét và biểu dương
 d. Hoạt động 4
: Hát kết hợp Chơi tiết tấu bằng bô gõ cơ thể.
 - GV hướng dẫn lại
- HS theo dõi
-Vỗ hai tay xuống đùi,đùi- Vỗ - Vỗ - Vỗ chéo vai.-Vỗ chéo vai.- Búng ngón tay 
 - GV bắt nhịp
- HS hát múa theo đàn
 - GV sửa sai cho HS
 - HS luyện tập theo nhóm và cá nhân.
 - GV khuyến khích HS tự chọn bạn cùng biểu diễn
 4.Củng cố dặn dò:
HS hát bài: Tiếng hát bạn bè mình
Nhắc nhở HS về nhà học bài
GV nêu ý nghĩa giáo dục: Chăm chỉ học tập, đoàn kết yêu tự do hoà bình
 Thứ Năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Âm nhạc
 Khối 4 Học hát bài: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đẹm theo bài hát.
 - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phạm Tuyên.
 - Biết gõ đệm theo phách,theo nhịp.
 - Biết đọc bài TĐN số 7
II.Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
 - GV thể hiện chuẩn xác bài hát
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 Kiểm tra bài cũ : HS hát bài Chim sáo 
 GV nhận xét 
 GV giới thiệu nội dung bài học
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài  Chú voi con ở Bản Đôn
 - GV dẫn dắt vào bài : Một lần nhạc sĩ Phạm Tuyên đi công tác ở Bản Đôn bắt gặp hình ảnh chú voi con đang ở nhà một mình và từ đó giai điệu bài hát được ra đời
 - GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài
- HS lắng nghe
 - GV gọi 1 HS đọc lời ca và yêu cầu cả lớp đọc thầm
 - GV tập hát cho HS theo lối móc xích
 - GV sửa sai cho HS trong khi tập về cao độ, trường độ và các chổ luyến, cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn, cách lấy hơi để hát hết câu hát dài
 - HS thực hiện toàn bài theo đàn
 - GV gọi 1 số HS hát khuyến khích HS tự chọn bạn cùng hát với mình
 - Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
 - GV nhận xét và biểu dương trước lớp
 b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 - GV làm mẫu
- HS theo dõi và ghi nhớ 2 /4 
 Chú voi con ở Bản Đôn chưa có ngà nên còn trẻ con
 Nhịp x x x x 
 - GV đàn và bắt nhịp
 - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp
 - GV sửa sai cho HS về cách gõ đệm các từ ngân dài 3 phách
 - HS thực hiện toàn bài theo đàn
 - Luyện tập : Cá nhân, tổ, nhóm: Nhóm 1 hát và gõ đệm theo phách
 Nhóm 2 hát và gõ đệm theo nhịp
 - GV nhận xét và biểu dương
 c. Hoạt động 3: Tập đọc nhạc số 7
GV treo bảng phụ
- HS nhận biết các ký hiệu có trong bài TĐN số 7 như hình nốt tên nốt. . 
Luyện tiết tấu :
Luyện cao độ : Đ- R- M- S- L
GV gọi 2 HS 1em đọc tiết tấu, 1 em đọc cao độ
GV đọc mẫu bài TĐN- HS theo dõi và ghi nhớ
HS tập đọc nhạc theo móc xích 
GV sửa sai cho HS về cao độ và trường độ
HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập : Cá nhân tổ nhóm
GV nhận xét và biểu dương
HS ghép lời ca theo giai điệu bài TĐN
Luyện tập : Nhóm đọc nhạc nhóm hát lời ca sau đó đổi bên
GV nhận xét biểu dương trước lớp
 3. Phần kết thúc:
 - HS hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn
 - GV nhắc nhở HS học bài ở nhà
 __________________________________
 Thứ Năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Lớp 1. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: 
 VỆ SINH NHÀ CỬA, SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM,
1. Mục tiêu
- Biết được một số công việc khi vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cần thiết để thực hiện công việc đó.
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng để vệ sinh nhà cửa.
- Có ý thức và thái độ làm việc nhà để giúp đỡ cha mẹ, người thân.
- Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp.
- HS kể tên được một số đồ dùng cá nhân như giày, dép, quần, áo.
- HS hiểu được mỗi người cần phải tự sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng để HS thực hành vệ sinh nhà cửa như: chổi quét nhà, chổi lau nhà, khan lau, gang tay, nước rửa kính.
- Tranh ảnh về các dụng cụ, đồ dùng trong nhà.
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Kể tên dụng cụ lau dọn nhà
. Cách tiến hành
- GV cho HS các nhóm nhận bộ tranh về các dụng cụ, đồ dùng trong gia đình (có thể dùng hình ảnh trong SGK)
- Thảo luận với bạn trong nhóm để phân loại tranh thành 2 nhóm: tranh vẽ đồ dùng để lau dọn nhà và tranh không vẽ đồ dùng lai dọn nhà.
- Nói với các bạn trong nhóm về tên gọi và công dụng của mỗi đồ dùng được vẽ trong tranh.
- Gọi đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
c. Kết luận
Để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng chúng ta cần sử dụng nhiều loại đồ dùng, dụng cụ khác nhau như: chổi quét nhà, chổi lau nhà, khăn lau bàn ghế, nước lau nhà, nước rửa kính.
Hoạt động 2: Tập làm vệ sinh nhà cửa
. Cách tiên hành
- GV hướng dẫn HS:
+ Vẽ tranh ngôi nhà của em
+ Đánh dấu (x) vào những vị trí cần dọn trong nhà.
+ Nói với bạn bên cạnh em những việc cần làm khi dọn nhà.
- GV sắp xếp các góc lớp thành các góc mô phỏng một gia đình, đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng.
- GV hướng dẫn HS:
+ Chia thành các nhóm
+ Mỗi nhóm đóng vai là các thành viên trong gia đình.
+ Các thành viên trong gia đình phân công nhau để dọn dẹp nhà cửa
+ Sauk hi dọn dẹp xong, HS giới thiệu về công việc em đã làm để nhà của em trở nên gọn gàng, sạch đẹp.
c. Kết luận
Để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng em cần thực hiện các công việc sau: Quét nhà, lau nhà, lau bàn ghê, cửa kính. Khi dọn nhà em cần lưu ý: đeo khẩu trang, đi găng tay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
II HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: 
 SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM
Hoạt động 1: Chia sẻ về đồ dùng của em
*. Cách tiến hành
GV tổ chức cho HS:
- Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo gợi ý:
+ Em có những đồ dùng cá nhân nào?
+ Chúng thường để ở đâu?
+ Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của em?
+ Cách sắp xếp như vậy đã gọn gàng, ngăn nắp hay chưa? Vì sao?
- Đại diện một số cặp chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp.
c. Kết luận
Mỗi người thường có những đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép. Mũ, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ.
Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp đồ dùng của em
GV tổ chức cho HS:
- Tự sắp xếp lại giày dép; đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Chia sẻ về ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
c. Kết luận
Khi sắp xếp đồ dùng cá nhân, em cần lưu ý:
- Đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngay ngắn, đúng nơi, đúng chỗ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng.
- Để đồ dùng cá nhân bên, đẹp em cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng.
 Thứ Sáu, ngày 26 tháng 3 năm 2021 
 Âm nhạc
Khối 5 Học hát bài: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
 Nhạc và lời: Thanh Sơn 
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 8
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đẹm theo bài hát.
 - Biết gõ đêm theo phách,theo nhịp. 
- Biết đọc bài TĐN số 8
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1. Phần mở đầu:
- Ổn định lớp: HS hát bài: Hát mừng
 - Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài TĐN số 7 
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài : Em vẫn nhớ trường xưa
 - GV dẫn dắt vào bài
- HS lắng nghe
 - GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài- HS lắng nghe
 - GV gọi 1 HS đọc lời ca bài hát và yêu cầu cả lớp đọc thầm cả lớp đọc thầm
 - GV tập hát 
- HS tập hát theo móc xích
 - GV sửa sai cho HS về tiết tấu có móc giật và cao độ các từ:Tre xanh,cây hoa....... 
 - HS thực hiện toàn bài theo đàn
 - GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát
 - Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm
 - ? Em cảm nhận như thế nào khi học bài hát này?
 - GV bổ sung và nhận xét 
 b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 
 - GV làm mẫu
- HS theo dõi 2/4 
 Trường làng em có hàng tre xanh
 Nhịp * * * * 
 - GV bắt nhịp
- HS thực hiện
 - GV sửa sai nếu có
 - HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp và phách như đã hướng dẫn
 - HS thực hiện toàn bài
 - Luyện tập: HS luyện tập theo tổ – Tổ hát tổ gõ đệm sau đó đổi bên
 - HS luyện theo cá nhân
 - GV nhận xét biểu dương
 c.Hoạt động3 : Tập đọc nhạc số 8
GV treo bài TĐN số 8 lên bảng- HS theo dõi
GV hướng dẫn để HS nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc như : Hình nốt tên nốt, vạch nhịp, số chỉ nhịp v v...
HS luyện cao độ: 
HS luyện tiết tấu:
GV đàn giai điệu toàn bài
- HS lắng nghe
HS tập đọc nhạc theo giai điệu đàn
GV sửa sai cho HS và cần lưu ý HS cách thể hiện đúng cao độ trường độ, các nốt bán cung
HS thực hiện toàn bài
GV hướng dẫn HS cách gõ đệm theo nhịp và ghép lời ca
HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát lời ca- Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp
HS luyện theo cá nhân
GVnhận xét biểu dương
 3. Phần kết thúc:
 - HS hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa
 - GV nêu ý nghĩa bài học: Chăm chỉ học tập, yêu trường yêu lớp yêu bạn bè, quí trọng thầy cô
 Thứ Sáu, ngày 26 tháng 3 năm 2021
Lớp 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
 VẼ TRANH TẶNG BÀ, TẶNG MẸ
I. Mục tiêu:
- HS biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với bà, với mẹ qua các bức tranh vẽ của mình.
II. Chuẩn bị:
- Bút vẽ, bút màu, giấy vẽ
III. Các h

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.doc