Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020

Lớp 4 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS.

- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng.

Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.

II. Chuẩn bị:

HS: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, thông tin, tư liệu về môi trường.

GV: Hệ thống câu hỏi, tình huống, các bài hát, trò chơi về môi trường.

III. Các hoạt động dạy- học:

1.Ổn định tổ chức: Tổ chức trò chơi Chim bay cò bay

2.Lên lớp:

Gv công bố nội dung hoạt động.

a. Chương trình ca nhạc chào mừng.

- Mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.

- GV tuyên bố lí do, nội dung của buổi sinh hoạt.

- Cử ban giám khảo.

- GV nêu luật thi, nội dung thi.

+ Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.

+ Thi đố vui, ứng xử về bào vệ môi trường.

+ Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.

- Hình thức thi theo tổ.

- Từng tổ tiến hành thể hiện các phần thi của tổ mình.

- Ban giám khảo theo dõi.

- Hết phần nào tổng hợp điểm luôn của phần đó.

3.Tổng kết

GV nhận xét giờ học.

Dặn chuẩn bị giờ sau: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các vị anh hùng dân tộc.

Biết ơn thày giáo, cô giáo

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trào.
Bước 2:Thực hiện (Khoảng 15 phút)
-Trên cơ sở nội dung ,chương trình, kế hoạch đã thống nhất ,các tiểu ban các lớp ,khối lớp tổ chức cho cá nhân,tập thể đăng kí các chỉ tiêu thi đua
-Các tiểu bạn đôn đốc các đội viên,HS tích cực thực hiện kế hoạch đã đăng kí.
-Báo cáo kết quả:
+Các lớp tổ chức cân các sản phẩm thu được,báo cáo kết quả về Tiểu ban chỉ đạo của khối lớp
+ Tiểu ban chỉ đạo khối lớp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo của nhà trường
- Ban chỉ đạo phong trào thi đua toàn trường căn cứ vào báo cáo và đăng kí chỉ tiêu thi đua của các khối lớp ,thống kê kết quả và chuẩn bị tổ chức lễ tổng kết phong trào thi đua
Bước 3: Lễ tổng kết phong trào thi đua:Em làm kế hoạch nhỏ- chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (Khoảng 13 phút)
-Lễ tổng kết cần được tổ chức trang trọng vào trước hoặc trong ngày Nhà giáo Việt Nam
-Trong lễ tổng kết chú ý mời các đại biểu lãnh đạo địa phương,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương,các ban ngành,đoàn thể có liên quan trong khu vực 
-Chương trình buổi lễ có thể là:
+Ca múa nhạc chào mừng
+Chào cờ,nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
+Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,khách mời
+Trưởng bạn chỉ đạo phong trào thi đua đọc Báo cáo tổng kết ,công bố kết quả :Kế hoạch nhỏ của các lớp, của khối.
+Ban chỉ đạo phong trào thi đua tuyên dương, khen thưởng các cá nhân,tập thể có thành tích tốt trong phong trào thi đua.
+Báo cáo điển hình của phong trào thi đua
+Phát biểu của đại biểu cấp trên,khách mời
+Ca nhạc kết thúc lễ tổng kết
 Thứ Hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Âm nhạc
Khối 2 Học hát bài: CỘC CÁCH TÙNG CHENG 
 Nhạcvà lời: Phan Trần Bảng
I. Mục tiêu:
 - Biết tên một số nhạc cụ dân tộc:sênh,thanh la,mõ, trống.
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 - Tham gia trò chơi.
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn, nhạc cụ gõ.
 - GV thể hiện chính xác bài hát
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp:
 - GV đàn mẫu âm: Lạ- Là- La và HS luyện âm theo đàn.
 - HS hát bài tập thể
2. Kiểm tra bài cũ
 - HS hát múa bài: Chúc mừng sinh nhật
 - GV nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:.(Khoảng 15 phút)
a.Hoạt động 1: Học hát bài: Cộc cách tùng cheng
GV dẫn dắt vào bài- HS ghi nhớ nội dung bài 
Các con có biết không tên của bài hát cũng chính là âm sắc của 4 loại nhạc cụ gõ Việt Nam đó các con ạ. Khi nhạc sĩ Phan Trần Bảng nghe được những âm thanh đó ông đã sáng tác bài hát này.
Gv cho Hs xem hình dáng các nhạc cụ có trong bài hát 
GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
GV trình bày bài hát theo đàn
- HS lắng nghe.
Tập hát: Bài chia làm 6 câu hát ngắn.
HS tập hát theo móc xích.
GVsửa sai cho HS về cao độ và bán cung như: Thanh la, mõ kêu, đĩnh đạc, nghe sênh thanh la mõ trống, 
GV bắt nhịp – HS thực hiện toàn bài.
Luyện tập: Theo nhóm: Nhóm 1 hát, nhóm 2, nhóm 3 nghe và nhận xét sau đó đổi bên
HS luyện theo cá nhân.
GV nhận xét và biểu dương.
b.Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm .(Khoảng 10 phút)
GV làm mẫu- HS ghi nhớ
 2/4
 Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách 
 Phách x x x x x x
 Nhịp 2 
GV bắt nhịp- HS hát kết hợp gõ đệm theo 2 kiểu: Phách, nhịp
GV lưu ý HS cần phân biệt được 2 kiểu gõ, gõ theo nhịp phách mạnh vào tiếng Kêu
HS thực hiện theo dãy: Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách
 Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp 2 
HS luyện theo cá nhân
GV gọi một số HS lên thực hiện trước lớp
GV gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét biểu dương 
c. Hoạt động 3: Hát kết hợp trò chơi.(Khoảng 7 phút)
GV hướng dẫn luật chơi- HS ghi nhớ
Gv chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ cầm 1 thứ nhạc cụ hát 1 câu, câu cuối cùng cả lớp hát
HS thực hiện
GV nhận xét
3.Củng cố dặn dò:.(Khoảng 3 phút)
HS hát bài Cộc cách tùng cheng 
Nhắc nhở HS học bài 
GV nêu ý nghĩa giáo dục: Biết trân trọng những gì cha ông ta đã để lại, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
__________________________________________ Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Âm nhạc
Lớp 1	CHỦ ĐỀ 4 : TÌNH BẠN (TIẾT 12 )
 - ÔN TẬP BÀI HÁT: LUNG LINH NGÔI SAO NHỎ
 - ĐỌC NHẠC
 - TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA ÂM THANH CAO- THẤP THEO SƠ ĐỒ: THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
 I. Mục tiêu: 
- Hát đúng cao độ và kết hợp vận động bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ
- Biết cách gõ hình thể theo giai điệu của bài hát.
- Học sinh luyện tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay Mi Son La
- Biết nhận biết về cao độ, trường độ, cường độ thông qua trải nghiệm và khám phá.
- Biết tạo ra âm thanh cao thấp theo sơ đồ, thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 2 phút)
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát
- Gọi một học sinh trình bày cách gõ nhạc cụ Trai-en-go
+ GV nhận xét
3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Lung linh ngôi sao nhỏ” ( Khoảng 10 phút) 
- GV làm mẫu hát và vận động bằng hình thể:
Câu 1 : Bầu trời cao cao lấp lánh sao.
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
Câu 2 : Những ánh sao lung linh đêm hè
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
Câu 3 : Tiếng gió vi vu nghe xa vời
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
Câu 4 : Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
Câu 5 : Bầu trời cao cao lấp lánh sao
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
Câu 6 : Những ánh sao lung linh đêm hè
 Giậm giậm đùi đùi vỗ
- GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần vận động bằng hình thể
- Cho một học sinh lên trình bày lại cách vận động bằng hình thể.
- Luyện tập theo nhóm bằng các hình thức : Cá nhân và nhóm.
- GV cho một vài nhóm lên trình bày theo giai điệu của bài hát.
- GV sữa chỗ sai (nếu có) cho HS
-> GV nhận xét và tuyên dương các nhóm
Hoạt động 2: Đọc nhạc ( Khoảng 8 phút)
- GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS đọc cao độ 3 nốt Mi- Son- La kết hợp với kí hiệu bàn tay.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc các mẫu âm kí hiệu bàn tay
 - GV cho luyện tập theo nhóm: Cá nhân và tập thể
- GV cho HS chơi trò chơi cũng cố: HS xung phong làm nhạc trưởng bằng kí hiệu bàn tay co cả lớp cùng đọc theo
-> GV nhận xét và tuyên dương
Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh cao thấp theo sơ đồ, thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ.( Khoảng 13 phút)
a. Tạo âm thanh cao- thấp theo sơ đồ
- GV làm mẫu cho HS quan sát: GV giơ cao trang giấy vẽ sơ đồ, dùng ngón tay chỉ hướng chuyển động của âm thanh, kết hợp thể iện âm thanh bằng ân U.I.O. A
- GV cho HS luyện tập: từng nhóm thực hiện tạo ra âm thanh theo sơ đồ 1,2.
- GV lật ngược sơ đồ để HS tạo ra âm thanh theo hướng chuyển động khác
- GV cho HS chơi trò chơi: HS xung phong vẽ sơ đồ khác trên bảng để các bạn tạo ra âm thanh.
- GV cho học sinh luyện tập theo nhóm: Cá nhân và cả lớp.
-GV nhận xét và tuyên dương
b.Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ
- GV làm mẫu, đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 1( SGK trang 29). 
Yêu cầu HS quan sát và làm theo hướng dẫn.
 Bung binh bung binh
- GV cho HS luyện tập bài số 1 theo hình thức nhóm,tổ kết hợp đọc và thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân
- GV làm mẫu, đọc và vỗ tay theo tiết tấu bài tập số 2 trong sgk trang 29 và làm theo hướng dẫn
 Bùng binh bùng binh bong
- GV cho HS luyện tập bài số 2 theo hình thức nhóm,tổ(tương tự như bài tập số 1)
- GV cho HS thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời hai bài tập. Sau đó kết hợp bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ.
 Bầu trời cao cao lấp lánh sao
Bung binh bung binh bung binh bung binh bong
- GV nhận xét và tuyên dương
IV. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ tiết tấu theo cặp chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
 Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Âm nhạc
 Khối 3 Ôn bài hát LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT 
I Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Tập biểu diễn bài hát.
 - Kết hợp các hoạt động 
II. Gv chuẩn bị:
 - Đài, đĩa nhạc, đàn
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1.Ổn định lớp:HS hát tập thể bài: Chú ếch con
GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn
2. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu tên các bài hát đã học 
HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
GV nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Hát ôn .(Khoảng 10 phút)
GV cho Hs nghe giai điệu bài hát Lớp chúng ta đoàn kết từ đĩa nhạc
GV trình bày bài hát
- HS lắng nghe
GV bắt nhịp- HS hát ôn theo đàn
GV sửa sai cho HS về cao độ của các mà HS mắc phải ở tiết trước 
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách
Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp sau đó đổi bên
HS luyện tập cá nhân: GV gọi 2 HS lên bảng mỗi em 1 nhạc cụ vừa hát và gõ đệm theo phách
HS hát kết hợp vận động theo nhạc
GV nhận xét và biểu dương
b. Hoạt động 2: Nghe tiết tấu đoán tên bài hát.(Khoảng 10 phút)
GV gõ câu tiết tấu :
HS nghe và trả lời đó là tiết tấu của bài hát : Hoa lá mùa xuân, Lớp chúng ta đoàn kết
GV liên hệ : Ở những bài hát khác nhau có thể cùng chung 1 âm hình tiết tấu
HS hát và gõ đệm theo phách 2 bài hát trên
 c. Hoạt động 3: Tập biểu diễn .(Khoảng 13 phút)
GV đàn giai điệu và bắt nhịp-
 HS hát ôn toàn bài
GV lần lượt gọi HS lên bảng trình bài hát kết hợp vận động theo nhạc theo hình thức đơn ca, tốp ca, theo nhóm
GV sửa các động tác múa cho HS và lưu ý các động tác cần mềm mại duyên dáng, nét mặt vui tươi
HS tiếp tục lên bảng biểu diễn khuyến khích HS tự chọn bạn cùng lên biểu diễn với mình
GV nhận xét và biểu dương
 4.Củng cố dặn dò:.(Khoảng 2 phút)
HS hát kết hợp gõ đệm bài Lớp chúng ta đoàn kết
HS hát và nhún chân theo nhịp
Nhắc nhở HS về nhà học bài
? Qua học bài hát các con cảm nhận được điều gì?
GV liên hệ về giáo dục tính đoàn kết cho HS
____________________________________ 
 Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020
 Âm nhạc
 Khối 5 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3
 NGHE NHẠC
 I. Mục tiêu:
- Hs thể hiện đúng cao độ trường độ
- Biết ghép lời ca và gõ đệm theo phách bài TĐN số 3
- Nghe nhạc và cảm nhận 1 bài hát thiếu nhi
 II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 2 
 - Gv đọc chuẩn xác bài TĐN 
 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1. Phần mở đầu:
 - Ổn định lớp: HS hát bài: Bạn ơi lắng nghe 
 - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
 - Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài TĐN số 2
 GV nhận xét biểu dương 
- GV giới thiệu nội dung bài học và ghi bảng
2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Tập đọc nhạc số 3
GV treo bài TĐN số 3 lên bảng
- HS theo dõi
GV hướng dẫn để HS nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc như : Hình nốt tên nốt, vạch nhịp, số chỉ nhịp v v
HS luyện cao độ: 
HS luyện tiết tấu:
GV đàn giai điệu toàn bài
- HS lắng nghe
HS tập đọc nhạc theo giai điệu đàn
GV sửa sai cho HS và cần lưu ý HS cách thể hiện đúng nhịp 
HS thực hiện toàn bài
GV hướng dẫn HS cách gõ đệm theo nhịp và ghép lời ca
HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát lời ca- Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp
HS luyện theo cá nhân
GV nhận xét biểu dương
b. Hoạt động 3 : Nghe nhạc
GV cho Hs nghe bài hát : Mái trrường mến yêu
GV nêu tên bài, tác giả và nội dung lời ca
HS nghe nhạc lần 1
HS nêu cảm nhận khi được nghe
HS nghe nhạc lần 2,3 kết hợp vỗ tay theo nhịp
GV trình bày bài hát
- HS lắng nghe
3. Phần kết thúc
HS hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
HS đọc bài tập đoc nhạc số 3
Nhắc nhở HS về nhà học bài
 ______________________________________ 
 Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5 . HOẠT ĐỘNG IV
NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
- Góp phần thay đổi nhận thức của học sinh về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Thực hiện giữ gìn bảo vệ môi trường ở nhà ở trường và nơi công cộng
- Rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác, tổ chức hoạt động.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường.
- Các bài hát về môi trường.
- Các trò chơi môi trường.
- Phần thưởng trong tổ chức trò chơi.
- Trang âm, các thiết bị phục vụ cho ngày hội môi trường.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1: Chuẩn bị (Khoảng 10 phút)
- Nhà trường thông báo cho HS về nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức ngày hội môi trường trước 1 tháng để các lớp chuẩn bị.
- Thành lập ban tổ chức và ban giám khảo cho từng nội dung thi.
- HD học sinh thu thập các thông tin tư liệu về môi trường ở địa phương.
- Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập nội dung tham gia thi.
- Ban tổ chức chuẩn bị địa điểm tổ chức, trang trí sân khấu,...
- Ban tổ chức chuẩn bị các nọi dung thi trong ngày hội môi trường.
- Lựa chọn MC điều khiển chương trình cho ngày hội .
b) Bước 2: Ngày hội môi trường. (Khoảng 20 phút)
- Chương trình ca nhạc chào mừng.
- Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu và khách mời.
- Trưởng ban tổ chức lên phát biểu khai mạc ngày hội môi trường.
* Nội dung 1: Thi thiết kế thời trang thân thiện với môi trường .
* Nội dung 2: Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 3: Thi đố vui, ứng xử về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 4: Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 5: Thi thuyết trình về chủ đề bảo vệ môi trường.
* ND 6: Thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi
* ND 7: Thi trồng cây, trồng hoa trong khuôn viên nhà trường và quanh trường.
Các ban giám khảo tổ chức cho các đội thi thực hiện các hoạt động theo đăng kí.
c) Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng.(Khoảng 5 phút)
- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả các nội dung thi và mời các đại biểu lên trao thưởng.
- Văn nghệ mừng thành công của "Ngày hội môi trường"
- Tuyên bố bế mạc ngày hội .
5. Kết thúc hoạt động
 Thứ Ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Lớp 4	 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
- Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS.
- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng.
Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.
II. Chuẩn bị: 
HS: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, thông tin, tư liệu về môi trường.
GV: Hệ thống câu hỏi, tình huống, các bài hát, trò chơi về môi trường.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định tổ chức: Tổ chức trò chơi Chim bay cò bay
2.Lên lớp: 
Gv công bố nội dung hoạt động.
a. Chương trình ca nhạc chào mừng.
- Mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.
- GV tuyên bố lí do, nội dung của buổi sinh hoạt.
- Cử ban giám khảo.
- GV nêu luật thi, nội dung thi.
+ Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.
+ Thi đố vui, ứng xử về bào vệ môi trường.
+ Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề bảo vệ môi trường.
- Hình thức thi theo tổ.
- Từng tổ tiến hành thể hiện các phần thi của tổ mình.
- Ban giám khảo theo dõi.
- Hết phần nào tổng hợp điểm luôn của phần đó.
3.Tổng kết 
GV nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị giờ sau: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các vị anh hùng dân tộc.
Biết ơn thày giáo, cô giáo
 Thứ Năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020
 Âm nhạc
Khối4 Ôn bài hát: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3 
I.Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Biết đọc bài TĐN số 3 
II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc, bảng phụ TĐN số 3
 - GV đọc chính xác bài TĐN
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1. Phần mở đầu: 
 HS hát bài: Chiếc khăn tay
 Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
 Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài TĐN số 2.(Khoảng 3 phút)
 GV nhận xét biểu dương
 GV giới thiệu nội dung bài học
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em.(Khoảng 13phút)
GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- HS lắng nghe
GV bắt nhịp
- HS hát ôn theo đàn
GV sửa sai cho HS trong khi tập về phách nhịp, các chổ luyến và cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn, những chỗ ngân dài 3 phách, cách lấy hơi để hát hết câu hát 
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách
GV gọi 1 số HS hát và gõ đệm
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
GV nhận xét và biểu dương trước lớp
GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ
- HS theo dõi
Câu 1,2: Hai tay đưa lên vai chân nhún
Câu 3,4: Hai tay vờn trên cao 
Câu5,6: Vỗ tay theo nhịp sau đó 2 tay đưa lên vẫy
GV bắt nhịp- HS hát múa theo đàn
GV sửa sai nếu có
Luyện tập
GV nhận xét biểu dương
 b. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 3.(Khoảng 17 phút)
GV treo bảng phụ và gợi ý để HS nhận biết các ký hiệu có trong bài TĐN số 3 như hình nốt tên nốt.
? Bài TĐN số 3 có những hình nốt và tên nốt nào ?
HS luyện tiết tấu :
HS luyện cao độ : 
GV đọc mẫu bài TĐN
- HS theo dõi và ghi nhớ
GV đàn và bắt nhịp
HS tập đọc nhạc theo móc xích 
GV sửa sai cho HS về cao độ và trường độ
HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập : Cá nhân tổ nhóm
GV nhận xét và biểu dương
HS ghép lời ca theo giai điệu bài TĐN số 3
Luyện tập : Nhóm đọc nhạc nhóm hát lời ca sau đó đổi bên
HS luyện theo nhóm
GV nhận xét biểu dương trước lớp
 3. Phần kết thúc:.(Khoảng 2 phút)
HS hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
HS đọc bài TĐN số 3
GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài
__________________________________________
Thứ Năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Lớp 1	LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 	
 Sau hoạt động, HS có khả năng: 
- Thực hiện được một số công việc vệ sinh lớp học để giữ gìn lớp học sạch, đẹp như: quét dọn, sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập. 
- Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch, đẹp. 
II. CHUẨN BỊ:
- Sơ đồ lớp học, bút sáp màu.
- Dụng cụ quét dọn: giẻ lau, chổi, hót rác, thùng rác. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định: 
- Giới thiệu bài
Cho HS Hát bài “ Em yêu trường em” .- Hát
Từ đó GV giới thiệu vào bài
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
*Mục tiêu: 
- Làm quen với trường học mới – trường tiểu học.
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường.
Hoạt động 1. Thực hành vệ sinh lớp học
* Mục tiêu:
- HS thực hiện được một số công việc cụ thể để giữ vệ sinh lớp học như: quét rác, lau cửa kính, lau bảng, lau bàn ghế
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận, phân công việc giữ gìn vệ sinh lớp theo gợi ý:
+ Nhóm quét phòng học; 
+ Nhóm lau bảng, cửa kính, vệ sinh tường; + Nhóm lau bàn ghế
+ Nhóm kê xếp, vệ sinh khu để giày dép, mũ nón. 
- HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình.
- Chuẩn bị dụng cụ theo công việc được phân công.
- GV tổ chức cho các nhóm tiến hành lao động theo sự phân công.
- Các nhóm tiến hành việc vệ sinh lớp học theo phân công
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Theo dõi, lắng nghe
- GV t/c cho HS tự đánh giá việc giữ gìn vệ sinh lớp học của cá nhân và cả lớp. 
*GV kết luận.
- Vệ sinh lớp học gọn gàng, sạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy và học của cả thầy và trò.
- Mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp học sạch, đẹp
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Hoạt động 2. Sắp xếp bàn ghế và đồ dùng học tập.
* Mục tiêu: HS sắp xếp được bàn ghế, đồ dùng học tập của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho mỗi HS tự kê xếp bàn ghế, sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
 - HS đứng tại chỗ kê lại ghế ngồi cho ngay ngắn, sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình.
- Cho HS quan sát, hỗ trợ và đánh giá việc sắp xếp của các bạn trong nhóm, trong lớp về việc sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và chỗ ngồi gọn gàng, ngăn nắp.- HS bao quát các hoạt động của bạn sau khi đã xong công việc của mình
 - GV tổ chức cho HS chia sẻ về cảm nghĩ của bản thân khi thực hiện việc giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
- HS đứng tại chỗ chia sẻ
* Kết luận: 
- Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân gọn gàng, ngăn nắp giúp cho việc học tập trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. 
- Mỗi HS đều có trách nhiệm sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp cả ở trên lớp và ở nhà.
- Lắng nghe
* Vân dụng: Hằng ngày phải có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc đã làm để lớp học sạch sẽ.
 	Thứ Sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020
LỚP 2 . HO

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan