Giáo án môn Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Thứ Năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 ÂM NHẠC

Lớp 4 ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 VÀ SỐ 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Hs đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 7 và số 8

2. Năng lực:

- Biết ghép lời ca và gõ đệm theo nhịp bài tập đọc nhạc

- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.

* HSKT:

- Hs tập đọc bài TĐN

- Tập vận động nhẹ nhàng theo bài hát

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử.

- Băng nhạc

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Bảng phụ

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 li
 x x x
 Thật là hay hay hay
 x x x
- GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm
- Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ : trống con,trống reo,thanh phách và song loan
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
*Tập hát đối đáp:
Bài hát: “ Thật là hay”.
+ Nữ: Câu 1 câu 3
+ Nam: Câu 2 và 4
Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. 
-> GV nhận xét, động viên khích lệ
* Hát thể hiện tình cảm
- GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi, nhí nhảnh hòa mình vào thiên nhiên.
-> GV nhận xét, động viên khích lệ

- HS lắng nghe
-- HS trả lời: Vui tươi
- HS trả lời: Hơi nhanh
- HS lắng nghe
 - HS đọc đồng thanh lời ca
- HS Khởi động giọng
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 2
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1,2
- HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4
- HS hát toàn bài
- HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát
HS quan sát và theo dõi
HS thực hiện theo
.
- Các nhóm thực hiện
- HS biết hát bài hát theo hình thức đối 
Đáp
- HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái
- HS trả lời
B. Hoạt động 2:(10 phút)
- Nghe nhạc: Chú voi đi bộ 
GV yêu cầu HS: hãy lắng nghe bản nhạc và tưởng tượng xem loài vật nào được miêu tả trong bản nhạc.
- GV yêu cầu HS nghe: Chú voi con đi bộ
? Chú voi to hay nhỏ
? Chú voi con đang làm gì
? Bảng nhạc vui hay buồn
? Theo các em, bản nhạc tên là gì?
- GV đây là một bản nhạc cổ điển của nhạc sĩ Hen-ry Man-xi-ni tên bản nhạc tiếng anh Baby Elephant Waik dịch ra tiếng việt là Chú voi con đi bộ.
- GV hướng dẫn cho HS đóng vai những chú voi con, vận động phù hợp với nhịp điệu của bản nhạc.
- Sử dụng động tác: Tay,chân,bụng theo nhịp điệu.
- GV cho học sinh cùng vận động theo giai điệu.
- GV cho hai học sinh trình bày lại vận động theo bản nhạc.
- GV cho luyện tập theo nhóm bằng hình thức : Cá nhân và tập thể.
- GV gọi một vài nhóm lên bảng trình bày 
GV nhận xét và tuyên dương

- HS lắng nghe
- HS trả lời: Chú voi con
- Bảng nhạc vui
- HS lắng nghe
- HS cùng thực hiện
- HS các nhóm luyện tập
- HS thực hiện
C. Hoạt động 3:( 8 phút)
- Trải nghiệm và khám phá “ Tạo ra âm thanh cao- thấp theo sơ đồ” 
- GV giới thiệu hình ảnh sơ đồ tạo ra âm thanh cao trong sgk.
- GV làm mẫu và yêu cầu HS quan sát: GV giơ cao trang giấy vẽ sơ đồ;dùng ngón chỏ chỉ hướng chuyển động của âm thanh, kết hợp thể hiện âm thanh bằng các âm: I,U,O..
- GV cho HS luyện tập: Từng nhóm lần lượt tạo ra âm thanh theo sơ đồ 1 và 2
- GV cho học sinh chơi trò chơi: HS sẽ làm theo hướng ngón tay của giáo viên và làm theo
- Cho các nhóm luyện tập theo cảm nhận của học sinh
-> GV chốt qua sơ đồ này thì các em thấy âm thanh là một chuỗi lươn sóng,cao,thấp đi ngang vì vậy trong khi hát,đọc nhạc mình cũng thực hiện theo sơ đồ sao khi hát hay đúng giai điệu, nốt nhạc đọc đúng cao độ.
-> GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
- HS quan sát
- HS theo dõi
- HS luyện tập
- HS tham gia chơi
- HS luyện tập
- HS lắng nghe và tiếp thu
4.Vận dụng. GV cho học sinh chơi trò chơi Hát theo nguyên âm 
Cũng cố và dặn dò (4 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.
- GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Thật là hay 
- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác tao ra âm thanh theo sơ đồ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế tiếp
 Thứ Ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021
ÂM NHẠC
Lớp 3 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 - ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát
- Tập biểu diễn bài hát
- Biết gọi tên các nốt nhạc
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham, gia tiết học.
- Nắm vững 1 số nốt nhạc trên khuông nhạc
3. Phẩm chất:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.
* HSKT: 
- Hs hát và kết hợp vận động phụ họa
- Hs tập đọc nốt nhạc theo các bạn
- Lắng nghe, quan sát hòa nhập cùng các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn, loa, thanh phách, bảng phụ 
2. Học sinh:
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
3'
 18’
10’
 4'
1. Hoạt động khởi động:
 - Gv cho hs nghe 1 đoạn giai điệu bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
? Đó là giai điệu của bài hát nào đã học?
- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát
- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học
2. Hoạt động thực hành: Ôn tập 2 bài hát Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
a. Mục tiêu: 
- Hs biết trình bày bài hát với cách hát đồng đều, hòa giọng kết hợp gõ đệm theo bài hát, biết vận động theo nhạc.
b. Cách tiến hành: 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chị Ong Nâu và em bé.
- Gv cho hs khởi động giọng theo âm La
- Gv giúp đỡ hs khởi động 
- Giáo viên cho hs nghe lại giai điệu bài hát Chị Ong Nâu và em bé.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại giai điệu bài hát.
- Gv lưu ý cho hs khi hát thể hiện sắc thái vừa phải, tươi vui của bài hát.
- Gv bật nhạc đệm, đánh nhịp yêu cầu học sinh hát. 
- Gv cho hs tập hát bằng cách hát nối tiếp
- Gv chia lớp ra làm 4 tổ
 - Gv hướng dẫn hs hát
- Gv yêu cầu hs hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát( Phách, nhịp)
- Gv nx, sửa sai ( nếu có)
* Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ họa bài hát
- Gv yêu cầu hs trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc mà cô đã dặn về nhà chuẩn bị.
- Em nào có động tác vận động tác sáng tạo lên biểu diễn cho cả lớp xem
- Gv yêu cầu học sinh trình bày thi đua theo nhóm.
- Gv giúp đỡ hs vận động phụ họa
- Gọi hs nhận xét
- Gv tuyên dương, động viên, đánh giá hs.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình.
- Cho học sinh nhận biết bằng cách gõ tiết tấu 1 câu đầu tiên của bài 
- Gv chỉ định cho học sinh gõ lại tiết tấu trên.
? Đó là tiết tấu của câu trong bài hát nào đã học?
- Gv đệm đàn gọi học sinh 1 hs hát lại bài.
- Gv yêu cầu cả lớp hát
- Gv giúp đỡ hs hát
- Tổ hát và tổ kết hợp gõ đệm theo phách và ngược lại. 
- Gv giúp đỡ hs hát và kết hợp gõ
- Gv yêu cầu nhóm biểu diễn vận động phụ họa. Vận động cơ thể
- Gv giúp đỡ hs vận động
- Gv nhận xét, đánh giá. 
* Kết luận:
- Kĩ năng biểu diễn chủ động, mạnh dạn tự tin tham gia. 
3. Hoạt động luyện tập: Ôn tập các nốt nhạc.
a. Mục tiêu:
- Biết gọi tên các nốt nhạc
b. Cách tiến hành:
- Gv dùng “Khuông nhạc bàn tay, để hs luyện tập ghi nhớ tên nốt và vị trí các nốt nhạc.
Đô –Rê –Mi –Pha –Son –La –Si -(Đô)
- Gv giúp đỡ hs gọi 1 số tên nốt 
- Gv yêu cầu hs tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt
-
 Gv yêu cầu nhóm, cá nhân thực hiện
- Gv nhận xét sửa sai( nếu có).
- Gv yêu cầu hs tập kẻ khuông nhạc và viết một số nốt nhạc hoàn chỉnh, giáo viên đọc chậm tên từng nốt
- Gv giúp đỡ hs tập viết 1 số nốt nhạc 
* Kết luận:
- Hs biết đọc được nốt nhạc trên khuông nhạc
- Hs viết được các nốt nhạc trên khuông nhạc. 
4. Hoạt động vận dụng:
a Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành:
? Hôm nay các em học những nội dùng gì?
- Gv bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa
- Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh.
* Kết luận: 
- Học sinh biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.

- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs: Bài Tiếng hát bạn bè mình
- Hs: 5 hs thực hiện
- Hs nhận xét
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Học sinh nghe, nhẩm lời ca, nhớ lại nội dung bài hát.
- Hs: Bài hát giai điệu vui tươi.
- Hs lắng nghe, ghi nhớ.- Hs toàn lớp hát.
+ Nhóm
+ Cá nhân thực hiện
+ Tổ 1 hát câu 1
+ Tổ 2 hát câu 2
+ Tổ 3 hát câu 3
+ Tổ 4 hát câu 4
- Hs hát theo bạn.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
- Hs hát kết hợp vận động.
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện.
- Cá nhân thực hiện
- Hs lên bảng biểu diễn nhóm
- Hs vận động theo bạn
 Hs dưới lớp nghe, quan sát, nx
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs thực hiện
- Hs: Đó là bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
- 1 hs thực hiện 
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Các tổ hát và gõ theo phách
- Hs thực hiện
- Nhóm biểu diễn theo nhóm, cá nhân.
- Hs vận động theo bạn
- Hs nhận xét.- Hs quan sát và đọc theo
- Hs quan sát và đọc theo
- Hs nêu tên nốt nhạc cùng hình nốt
 ( Son đen, mi đen, son trắng, la đen, son đen.......)
- Hs thực hiện
- Hs tập viết nốt nhạc 
- Hs nhận xét.
- Hs tập viết
- Ôn bài hát: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình. 
- Ôn tập các nốt nhạc.
- Cả lớp hát lại bài.
- Hs hát cùng bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
Thứ Ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021
ÂM NHẠC
Lớp 5 Ôn bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ
Nghe nhạc
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát. 
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. Theo bài hát 
Nghe một ca khúc thiếu nhi hặc một trích đoạn nhạc không lời.
 - Tập biểu diễn bài hát
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham, gia tiết học.
- Nắm vững 1 số nốt nhạc trên khuông nhạc
3. Phẩm chất:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.
II. CHUẨN BỊ:
 - Đàn, nhạc cụ gõ.
 - Băng đài đĩa nhạc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU


1. Khởi động:
Tc. Nghe giai điệu đoán câu hát. 
GV nhận xét
2. Khám phá, thực hành:
- GV giới thiệu nội dung bài học
a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Dàn đồng ca mùa hạ
GV đàn giai điệu và bắt nhịp
GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát
GV gọi một số HS thực hiện lại bài hát
Dãy 1 hát lời ca, dãy 2 gõ đệm theo nhịp
GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ
GV sửa sai cho HS
Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm
GV nhận xét biểu dương 
 b. Hoạt động 3 : Nghe nhạc
GV cho HS nghe bài dân ca Nghệ Tĩnh hoặc dân ca quan họ Bắc Ninh 
GV nêu tên bài, thể loại dân ca và nội dung lời ca
GV trình bày bài hát
3. Vận dụng sáng tạo.
Trò chơi. Hát thi.
*Phần kết thúc
HS hát bài: Dàn đồng ca mùa hạ
Nhắc nhở HS học bài ở nhà
GV nhận xét tiết học
HS lắng nghe
- HS hát ôn toàn bài
HS thực hiện toàn bài theo đàn
HS hát kết hợp gõ đệm
HS hát kết hợp vận động theo nhạc
Một số HS lên biểu diễn trước lớp
HS nghe nhạc lần 1
HS nêu cảm nhận khi được nghe
HS nghe nhạc lần 2,3 kết hợp vỗ tay theo nhịp
- HS lắng nghe
Học sinh chơi
Thứ Ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Lớp 5. GIAO LƯU VỚI CÁC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG KHÁC,ĐỊA PHƯƠNG KHÁC.
.I. Mục tiêu.
1.Kiến thức:- Giúp HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS trường khác, địa phương khác
-HS biết được ý nghĩa của tình đoàn kết gắn bó trong tình cảm bạn bè.
2 Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp với bạn bè.
3. Thái độ: 
- Các em biết tôn trọng và yêu mến tình cảm bạn bè với các trường khác.
 -Hiểu được trách nhiệm của bản thân phải học tập,rèn luyện để xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp .
III. Tài liệu phương tiện
- Giấy vẽ, bút màu, tư liệu truyền thống của trường, các HS tiêu biểu đại diện cho trường.
- Các tṛò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ để tham gia giao lưu.
IV. Các bước tiến hành.
1. Khởi động: Gv cho học sinh chơi trò chơi kết bạn.
 Bước 1: Chuẩn bị
- Trước một tuần GV tiến hành liên hệ với lớp, trường giao lưu để thống nhất kế hoạch và chương trình hoạt động.
- Phổ biến cho HS kế hoạch, chương trình của cuộc giao lưu để HS chuẩn bị.
2. Khám phá, thực hành.
Tổ chức thực hiện
a. Phần chào hỏi, giới thiệu về trường ḿnh.
- Một HS đại diện lên nói lời chào.
b. Tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 trường.
c. Phần thi vẽ tranh.
- Mỗi trường cử 2-3 HS lên tham gia vẽ tranh trong thời gian từ 5-7 phút.
d. Phần thi văn nghệ.
- Các trường biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ của trường ḿnh.
e. Tổ chức cho HS các lớp chơi tṛò chơi dân gian.
3.Vận dụng sáng tạo.
Hát và vận động bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
 Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những đội thi tốt.
- Khuyến kích HS thường xuyên chơi các tṛò chơi dân gian.
- GV nhận xét hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoạt động sau.
 Thứ Ba ngày 20 tháng 4 năm 2021
Lớp 4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 TÌM HIỂU VỀ NGÀY DỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp hoc sinh biết ngày 10/3 là ngày quốc giỗ (ngày giỗ tổ Hùng Vương), là lễ hội truyền thống của dân tộc.
- Biết vị trí của đền Hùng ở đâu và biết được một số hoạt động nổi bật của lễ hội đền Hùng.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh khả năng ghi nhớ, quan sát, chú ý có chủ định.
-  Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạch.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh biết yêu quý, tôn trọng, giữ gìn bản sắc của dân tộc, nhớ về cội nguồn. Biết ngày giỗ tổ Hùng Vương là vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh, hình ảnh, các đoạn phim, băng hình về Lê hội Đền Hùng...
- Đàn, máy tính.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Khởi động.
Trò chơi tập làm MC.Mỗi nhóm cử 1 bạn lên tập dẫn chương trình 
Gây hứng thú, giới thiệu bài
- Cho hs ngồi vòng tròn cô và trò chuyện.
- Lắng nghe, Cô đọc cho hs nghe câu tục ngữ:
“ Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
- Cô đố các em biết câu tục ngữ  cô vừa đọc nói về điều gì? (hs trả lời theo ý hiểu của mình)
* Khái quát: Câu tục ngữ muốn khuyên dăn chúng ta dù ở đâu trên khắp mọi miền đất nước cùng nhớ về ngày mùng mười tháng ba là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Nhớ đến công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước để ngày nay chúng mình được vui chơi học tập. Và hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng nhé!
2. Khám phá, thực hành.
*Nội dung
- Cô giới thiệu Đền Hùng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tình Phú Thọ. Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm có Đền Hạ, Đền Giếng, Đền Trung, Đền Thượng và lăng Vua Hùng.
* Cho Hs xem hình ảnh mọi người ở khắp nơi về lễ hội.
- Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? (Mọi người đến thăm đền Hùng
- Mọi người đang làm gì? (hs trả lời theo hình ảnh: mọi người đang thắp hương, làm lễ, vãn cảnh...)
- Nét mặt của mọi người như thế nào?
- Trên tay mọi người có những gì?
Cô khái quát lại: Vào ngày 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương, mọi người trênkhắp mọi miền đều đến với lễ hội Đền Hùng để thắp hương, làm lễ dâng lên Vua Hùng để tỏ lòng biết ơn tới các Vua Hùng đã có công dụng nước và giữ nước để ngày nay chúng ta có cuộc sống tự do hạnh phúc.
* Cho hs xem hình ảnh người dân các dân thiểu số đến lễ hội:
Người dân tộc Mông đã không quản đường xa để về với lễ hội đấy.
- Các con nhìn xem trên tay người Mông cầm gì?
- Nét mặt của họ như thế nào?
- Cô khái quát lại: Các con ạ! Dù ở nơi rất xa xôi, hẻo lánh, cuộc sống vất vả, đường xá đi lại khó khăn nhưng người dân ở các dân tộc thiểu số không ngại khó vẫn về với lễ hội để tổ lòng thành kính, biết ơn các Vua Hùng đấy.
- Các con đã được tới thăm lễ hội Đền Hùng chưa?
- Khi tới đó các con phải như thế nào?
=> Giáo dục: Khi đi tới lễ hội các con phải ngoan, vâng lời bố mẹ người lớn không được chạy nhảy đùa nghịch vì đó là nơi trang nghiêm và có rất nhiều người chúng mình phải nhớ đi theo người lớn nếu không sẽ bị lạc đấy, các con nhớ chưa?
* Cho hs xem hình ảnh bánh trưng bánh dày
- Vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mọi người thường làm bánh gì để dâng lên vua Hùng? (Bánh trưng, bánh dày)
- Cô cho hs xem hình ảnh mọi người thắp hương dâng lên vua Hùng bánh trưng bánh dày.
- Bánh trưng có hình gì, màu gì?
- Bánh dày có dạng hình gì, màu gì?
- Các con có biết bánh dày được làm từ gì không?
=> Cô khái quát lại: Vào ngày giỗ tổ mọi người thắp hương dâng lên vua Hùng bánh trưng bánh dày. Bánh trưng thì tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho bầu trời để tỏ lòng biết ơn và thành kính tới các vua Hùng đấy.
* Cho hs quan sát đêm biểu diễn văn nghệ ở Đền Hùng
- Đây là hình ảnh gì?(biểu diễn văn nghệ)
- Các cô, chú đang làm gì?(đang múa hát)
- Nét mặt các cô, chú như thế nào? (vui tươi,...)
=> Cô khái quát lại: Vào những ngày diễn ra lễ hội còn có  rất nhiều các buổi biểu diễn văn nghệ đấy các con ạ! Để cho mọi người cùng được xem và hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán ở nơi đây.
* Mở rộng
Cho hs xem hình ảnh đêm pháo hoa
- Đây là hình ảnh gì?( bắn pháo hoa)
- Các con thấy pháo hoa như thế nào?
- Chúng mình thấy có nhiều người xem không?
Cho hs xem hình ảnh 3 đền hạ, trung, thượng.
- Đây là đền gì?
- Mọi người đang làm gì?
- Trên bàn thờ có gì?
=> Cô khái quát lại và giáo dục: Qua đó giáo dục trẻ nhớ đến công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước để ngày nay chúng mình được vui chơi học tập, và khi được tới lễ hội các con phải ngoan, vâng lời bố mẹ người lớn, không được chạy nhảy đùa nghịch...
* Luyện tập
Trò chơi: Thi nặn bánh dâng Vua Hùng
- Cách chơi+ luật chơi: Cô chia 3 đội thi đua nhau nặn bánh trưng bánh dày. Thời gian được tính bằng một bản nhạc. Sau khi hết giờ đội nào nặn được nhiều bánh hơn đội đó giành chiến thắng.
3.Vận dụng :
Trò chơi Trưng bày sản phẩm. Mỗi tổ được trưng bày sản phẩm của nhóm mình , nhóm nào trưng bày nhanh nhóm đó thắng.
. Kết thúc: Cô cho hs hát bài "Thăm đền Hùng".
 Thứ Năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
 ÂM NHẠC
Lớp 4 ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 VÀ SỐ 8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Hs đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 7 và số 8 
2. Năng lực:
- Biết ghép lời ca và gõ đệm theo nhịp bài tập đọc nhạc
- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
* HSKT:
- Hs tập đọc bài TĐN
- Tập vận động nhẹ nhàng theo bài hát
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử. 
- Băng nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Bảng phụ
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
3'
17'
12’
3'
1. Hoạt động khởi động:
- Giáo viên: Cho hs quan sát tranh
? Từ những hình ảnh trên em nhớ đến bài TĐN nào?
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
- Gv giúp đỡ hs đọc theo giai điệu bài hát
- Gv nhận xét, sửa sai ( nếu có)
2. Hoạt động luyện tập. 
* Hoạt động 1: 3. Hoạt động luyện tập: Tập đọc nhạc số 7 Đồng lúa bên sông:
 a. Mục tiêu:
- HS biết đọc đúng cao độ, trường độ bài Tập đọc nhạc số 7
b. Cách tiến hành:
- Hỏi HS bài TĐN được viết ở nhịp nào? 
- Hỏi bài TĐN số 5 có những tên nốt nhạc nào?
- GV cho HS luyện cao độ bài TĐN
 - Hỏi bài TĐN số 5 có những hình nốt nhạc nào ?
- GV cho HS luyện tập tiết tấu:
- Gv cho hs đọc tên nốt nhạc
- GV đàn cho HS đọc nhạc từng câu 
- Gv hướng dẫn hs đọc
- GV đàn cho HS đọc nhạc toàn bài 
- GV đàn cho HS ghép lời ca.
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời ca, tất cả kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- GV đàn HS hát lời và gõ phách.
- GV sửa sai cho HS ( nếu có).
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS tập chép bài TĐN Số vào vở tập chép nhạc.
c. Kết luận: HS biết đọc cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN 7
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: 
- Giúp HS nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành:
- GV bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 
- GV điều khiển chỉ huy hs đọc nhạc, ghép lời và gõ phách bài TĐN số 7
- GV cùng HS củng cố lại nội dung bài học. 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
c. Kết luận: 
 - HS biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.
3. Hoạt động khám phá: TĐN số 8 Bầu trời xanh.
a. Mục tiêu: 
- Hs biết đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 8.
- Biết đọc nhạc qua ký hiệu bàn tay
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu: Đây là bài TĐN số 8 Bầu trời xanh
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
? Bài TĐN có những tên nốt nhạc nào?
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 8
- Gv cho hs đọc cao độ qua ký hiệu bàn tay giáo viên điều khiển
- Gv gi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc