Giáo án Môi trường với sức khỏe bé - Phan Thị Duyên Tiên

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Trẻ biết thế nào là môi trường, môi trường bị ô nhiễm, biết cách bảo vệ môi trường

-Phát triển vận động tinh của đôi tay qua hoạt động làm túi giấy

-Phát triển các kỹ năng cầm kéo, cắt, dán và trang trí

-Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ

Hình ảnh về môi trường, môi trường bị ô nhiễm, cách bảo vệ môi trường

 Hình ảnh về xả rác, xác cá chết, nước thải, khói bụi

Giấy, kéo, hồ, nguyên vật liệu trang trí.( giấy màu, len, xốp ).

III. TIẾN HÀNH

1.Hoạt động 1: Môi trường quanh bé

Hát bài: Em rất thích trồng nhiều cây xanh

- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về môi trường

- Trò chuyện với trẻ -Cháu biết gì về môi trường?

Môi trường đó là nơi cháu sống, nhà cửa, cây cối, hoa cỏ, đường phố, ao hồ, con vật, sông, suối, xe, cộ. tất cả những thứ đó hợp thành là môi trường cháu sống đang sống.

Vậy cháu có biết môi trường cháu đang sống nó như thế nào? ( Trong lành, sạch sẽ, an toàn hay đang bị ô nhiễm)

2.Hoạt động 2 : Môi trường sạch, môi trường ô nhiễm.

 Môi trường sạch, không ô nhiễm có ích thế nào đối với sức khỏe bé?

- Trẻ xem một số hình ảnh trong môi trường thiên nhiên trong lành

- Cây xanh dưới bầu trời trong lành xanh mát, có chim bay có cá bơi lội tung tăng, hoa cỏ thơm mát, con người vui vẻ, hân hoan, tinh thần sảng khoái làm viếc hăng say

- Cháu nói xem con người, con vật và muôn cây cỏ sống trong môi trường trong lành sạch sẽ như thế nào?

- Khi cháu đứng dưới tán cây to có bóng mát cháu cảm thấy thế nào? Nếu đứng ngoài nawmgs sẽ ra sao?

- Ngôi nhà cháu đang ở có gọn gàng, sạch sẽ, thơm tho không?

- Ngôi trường cháu đang học có sạch sẽ, xanh mát không?

 

doc24 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 17072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Môi trường với sức khỏe bé - Phan Thị Duyên Tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, làm bánh, trồng cây, lau lá … 
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi: “Ô ăn quan” 
PTNN: 
Thơ: Bé ơi
- Nghe hát DC: Cây trúc xinh
- Chuẩn bị bài sắp học: Dậy đi thôi
 PTNN : 
-HĐ: LQCC: Ôn chứ cái a,ă,â,e,ê
- Biểu diễn văn nghệ
- Nhặt rác sân trường
-Nêu gương cuối tuần 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NHÁNH 4 : MÔI TRƯỜNG VỚI SỨC KHOẺ BÉ 
Thực hiện 1tuần từ ngày 10/11 đến 14/11/2014
HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Góc phân vai 
 Gia đình, phòng khám bệnh, bán hàng.
- Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi với nhau 
- Biết tự thỏa thuận với nhau về vai chơi và thực hiện đúng vai chơi và hành động của vai mình đã nhận.
- ĐD Đ C trong gia đình.
- Đ D Đ C của cô giáo, bán hàng . 
- Đồ dùng của bác sĩ, y tá
- Đóng vai cô giáo, dạy trẻ trong 1 hoạt động cụ thể ở chủ đề nhánh : Môi trường với sức khỏe bé
- Vai các thành viên trong GĐ biết chăm sóc lẫn nhau.
- Vai chơi bán hàng, bán các loại thực phẩm, một số loại đồ dùng gia đình, đồ dùng xây dựng
-Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau 
2. Góc xây dụng lắp ghép
 Xây khu công viên vui chơi giải trí cho bé.
- Trẻ xây được khu vui chơi giải trí. 
- Khối gỗ,hàng cây
- Cây xanh , ghế đá, cổng ra vào.
- Các ống chỉ, sỏi, đá cuội,
- Quần áo công nhân
 - Gợi hỏi trẻ ý định chơi của nhóm, cô có thẻ đóng một vai cùng chơi với trẻ giúp trẻ mở rộng nội dung chơi
- Xây khu vui chơi giải trí của trẻ.
- Gợi ý trẻ biết sắp xếp ĐDĐC hợp lí.
3. Góc nghệ thuật 
- Ôn kĩ năng vẽ, nặn, cắt dán
- Vẽ bạn trai, bạn gái, con cá, con chim từ bàn tay của bé
- Làm trang phục cho búp bê 
- Làm album về môi trường…
 Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ những bài hát cháu thích, sử dụng các nhạc cụ, nghe âm thanh từ các nhạc cụ, đoán tên nhạc cụ, trang trí sân khấu…
-Trẻ biết cách nặn, biết cầm bút,vẽ phần còn thiếu, tô màu, cắt dán đẹp…
- Biết sử dụng nhạc cụ để múa hát các bài hát trẻ thích
- Giấy ,bút chì, màu tô, giấy màu, kéo, album đóng tập,
- Đất năn, đĩa, khăn lau tay
- Len, xốp màu, hũ sữa nhựa 
- Tranh ảnh, báo, giấy A4, keo…
- Trò chuyện với trẻ xem ý tưởng chơi gì, chơi như thế nào?
- Cắt dán ảnh trên báo có liên quan đến môi trường ô nhiễm làm albuml, nối tranh môi trường sạch và ô nhiễm theo nhóm và tô màu, vẽ bàn tay của bé thành con cá, con chim, hay bạn trai bạn gái từ những bàn tay xinh của bé, chơi xưởng sản xuất đồ chơi tự tạo, đồ chơi búp bê, “đào tạo thiết kế thời trang”. Cát dán “những món ăn tôi yêu thích”. Dán những hạt nút thành cây, hay ngôi nhà bé yêu…
- Trẻ chơi với các nhạc cụ, hát, biểu diễn những bài hát trẻ yêu thích
4. Góc học tập
 - Xem tranh ảnh về bạn trai, bạn gái.
 - Chơi đô mi nô chữ cái.
- Luồn hạt, gắn hoa
- Trẻ xem tranh ảnh về bạn trai, bạn gái
- Biết chơi cờ đô mi nô.
- Truyện tranh về chủ đề
- Sưu tầm tranh ảnh về bạn trai , bạn gái.
- Bộ chữ cái.
- Lịch cũ
- Chơi đô mi nô.
- Trẻ xem tranh cơ thể, nói được các bộ phận, các giác quan của cơ thể.
- Lật truyện tranh xem đọc tuyện tranh, đọc thơ về chủ đề, ghép hình cơ thể bé, xem lịch nhạn biết các ngày tròn tuần theo lịch
5. Góc KPKH
 - Trồng cây.
 - Chăm sóc cây.
 - Đúcbánh
- Trẻ cùng cô trồng cây xanh 
- Tưới cây, nhặt lá vàng, lau lá cây.
- Biết dùng khuôn làm bánh
- Cây góc thiên
nhiên.
- Dụng cụ để tưới.
- Xô, bình.
- Khuôn nhựa, cát
- Hằng ngày trẻ tưới nước, chăm sóc cây xanh.
- Trẻ phát hiện cây ra hoa màu sắc đẹp và biết được ích lợi của việc trồng cây - Cho trẻ quan sát sự lớn lên của cây.
- Cô cùng chơi với trẻ, tưới nước, nhặt lá vàng.
- Hướng dẫn trẻ làm bánh từ cát…
Dự kiến tình huống xảy ra :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Hai ngày 10/11/2014
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HĐ THỂ DỤC: BÉ CHẠY CHẬM 120M GIỎI
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Trẻ biết chạy chậm 120 m phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng 
- Rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai, kiên trì vận động
- Tham gia tích cực vào các hoạt động. Thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh .
II . CHUẨN BỊ : 
* Cô: Sân trường sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn, vạch chuẩn, 
* Trẻ: Quần áo gọn gàng, thuộc những bài thơ, bài hát trong chủ đề .
III . CÁCH TIẾN HÀNH : 
 1.Hoạt động 1 : Khởi động
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Bóng bay” trò chuyện về bạn trai,bạn gái trong lớp sở thích của các bạn. Cô giáo dục trẻ để có một cơ thể khỏe mạnh cân đối, hài hòa tham gia vào các hoạt động mà con yêu thích thì các con phải ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lí và thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. Hôm nay trời nắng đẹp cô cháu mình cùng ra sân tập thể dục cho khỏe người. 
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi, chạy các kiểu chân: Đi bình thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi bằng cạnh bàn chân, chạy châm, chạy nhanh, đi bình thường sau đó dừng lại theo đội hình vòng tròn. 
2.Hoạt động 2. Trọng động
* Bài tập phát triển chung : 
+ Tay 2 tay đưa tới trước lên cao 
+ Chân 3 : Đứng đưa một chân tới trước chân sau thẳng .
+ Bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân . 
+ Bật 2 : Bật tiến về phía trước .
Cô dẫn dắt giới thiệu hôm nay cô sẽ day cho các con vận động: Ném xa bằng 2 tay chạy nhấc cao đùi
*Vận động cơ bản: ném xa bằng 2 tay chạy nhấc cao đùi
 - Trẻ tập theo đội hình sau
 x x x x x x 
 x 
 x 
 x x x x x x 
 Hôm nay, cô cháu ta sẽ tập bài vận động : Ném xa bằng 2 tay- chạy nhấc cao đùi
- Cô làm mẫu lần 1 : không phân tích 
- Cô làm mẫu lần 2 : phân tích chậm rõ ràng 
Từ đầu hàng cô bước đến vạch xuất phát.TTCB: đứng chân trước chân sau hai tay cầm túi cát đưa cao trên đầu thân người hơi ngã ra sau. Khi có hiệu lệnh dùng lực 2 tay ném mạnh túi cát về phía trước sau đó chạy nhấc cao đùi khi chạy đánh tay nhịp nhàng tay nọ chân kia, đến vạch đích và đứng cúi hàng
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện .
- Mời cả lớp thực hiện cô quan sát sửa sai 
- Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần 
- Mời tổ thi đua . 
+ Cô cho trẻ quan sát và chọn ra những vận động viên giỏi , 
- Mời vận động viên xuất sắc để tham dự hội thi sắp tới của trường .
3.Hoạt đông 3 : Hồi tỉnh 
- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. Hát : “ Đường và chân” 
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
1.Hướng dẫn trẻ chơi : Ô ăn Quan 
I. Mục đích -Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi ô ăn quan
- Rèn kỉ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục trẻ tính thật thà, tung thực khi chơi cùng bạn
II.Chuẩn bị:
- Sỏi nhỏ, phấn sân trường 
III.Cách tiến hành:
- Cô tập trung trẻ. Cho trẻ hát một bài hát: Tập đếm
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi. 
* Cách chơi: 2 bạn sẽ chơi cùng nhau. Mỗi bạn sẽ gieo sỏi ra 5 ô vuông mỗi ô 5 viên sỏi làm quân, và một viên lớn hơn làm quan chốt ở đầu.Oắn tù tỳ ai thắng sẽ được gieo quân đều ở 2 bên nếu gieo đến gặp quan mà hết quân là thua nhường cho bạn chơi, hoặc hết quân mà không ăn được ô quân nào cũng thua. Kết thúc cuộc chơi ai ăn được nhiều quân hơn là thắng. Nếu ăn được quan thì cứ đổi một quan là 5 quân
- Cô cho trẻ kết bạn chơi cùng nhau chơi. Trong qúa trình trẻ chơi cô chú ý bao quát, quan sát trẻ chơi. Nhắc trẻ chơi vui vẻ trung thực không vì thua mà gian lận.
2. Nêu gương cuối ngày
3. Vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ ba ngày 11/11/2014
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HĐ KPXH: CÙNG BÉ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:-Trẻ biết thế nào là môi trường, môi trường bị ô nhiễm, biết cách bảo vệ môi trường-Phát triển vận động tinh của đôi tay qua hoạt động làm túi giấy-Phát triển các kỹ năng cầm kéo, cắt, dán và trang trí-Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊHình ảnh về môi trường, môi trường bị ô nhiễm, cách bảo vệ môi trường Hình ảnh về xả rác, xác cá chết, nước thải, khói bụi…Giấy, kéo, hồ, nguyên vật liệu trang trí.( giấy màu, len, xốp…)..
III. TIẾN HÀNH
1.Hoạt động 1: Môi trường quanh bé Hát bài: Em rất thích trồng nhiều cây xanh
- Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về môi trường- Trò chuyện với trẻ -Cháu biết gì về môi trường?
Môi trường đó là nơi cháu sống, nhà cửa, cây cối, hoa cỏ, đường phố, ao hồ, con vật, sông, suối, xe, cộ.. tất cả những thứ đó hợp thành là môi trường cháu sống đang sống.
Vậy cháu có biết môi trường cháu đang sống nó như thế nào? ( Trong lành, sạch sẽ, an toàn hay đang bị ô nhiễm)2.Hoạt động 2 : Môi trường sạch, môi trường ô nhiễm.
 Môi trường sạch, không ô nhiễm có ích thế nào đối với sức khỏe bé?
- Trẻ xem một số hình ảnh trong môi trường thiên nhiên trong lành
- Cây xanh dưới bầu trời trong lành xanh mát, có chim bay có cá bơi lội tung tăng, hoa cỏ thơm mát, con người vui vẻ, hân hoan, tinh thần sảng khoái làm viếc hăng say
- Cháu nói xem con người, con vật và muôn cây cỏ sống trong môi trường trong lành sạch sẽ như thế nào? 
- Khi cháu đứng dưới tán cây to có bóng mát cháu cảm thấy thế nào? Nếu đứng ngoài nawmgs sẽ ra sao?
- Ngôi nhà cháu đang ở có gọn gàng, sạch sẽ, thơm tho không?
- Ngôi trường cháu đang học có sạch sẽ, xanh mát không?
Vậy cháu đang sống trong một môi trường thế nào? Môi trường sạch sẽ, không ô nhiễm sẽ giúp cháu ít bệnh tật, có sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái, giúp cháu vui chơi, học tập rất tốt
 Ngược lại môi trường ô nhiễm là như thế nào?
- Vì sao môi trường bị ô nhiễm?- Cho trẻ xem hình ảnh về môi trường bị ô nhiễm( cá chết, rác ngập tràn lan, sông nước đổi màu đen, bệnh tật., khói bụi, cây cối chết chóc không phát triển…)- Hỏi trẻ vì sao môi trường bị ô nhiễm( Do con người không biết bảo vệ môi trường, con người không có ý thức trong việc bỏ rác đúng nơi quy định, thải chất thải độc hại ra môi trường, đốn cây, đốt rừng…)- Cháu hãy đoán xem khi môi trường bị ô nhiễm thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cho trẻ phân biệt môi trường ô nhiễm và môi trường sạch
- Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ môi trường( Trồng cây xanh, không chặt phá cây rừng, không xả rác, không làm ô nhiễm nguồn nước…)3.Hoạt động 3 :Trải nghiệm 
 Bé làm gì để bảo vệ môi trường - Chia 3 nhóm lên dán các tranh bảo vệ môi trường. Nhóm nào chọn được nhiều giải pháp là được khen
 Bé thực hành bảo vệ môi trường
 - Cho trẻ làm túi giấy và biểu diễn thời trang với những chiếc túi xinh xắn
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HĐVH : THƠ : BÉ ƠI
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Cháu biết đọc thơ diễn cảm cùng với cô, biết tên bài thơ, nhớ tên tác giả.
đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung chính của bài thơ “ Bé ơi ” .
	- Cháu đọc thơ nhịp nhàng , đúng câu , đúng nhịp điệu .
	- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ,diễn đạt mạch lạc khi trả lời câu hỏi của cô.
	- Cháu biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ , không chơi bẩn .
II . CHUẨN BỊ : 
	* Cô :-Tranh động , minh họa 
	 - Tranh vẽ các hành động nên , không nên .
 *Trẻ : -Các bài hát ,đồng dao
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
*Hoạt động 1 : Bé cùng khám phá.
-Cô mở nhạc hát bài : Khám tay trẻ thể hiện nhịp điệu theo bài hát-cô cùng cháu đến khám phá từng bức tranh trong ô cữa và trò chuyện với trẻ về nôi dung trong tranh..
- Tay cháu đâu ? nhìn xem tay mình có sạch sẽ chưa ? 
- Có bạn nào tay bẩn không ? không chỉ biết rửa tay sạch mà còn nhiều điều hay nữa , đó là bài thơ gì cháu biết không ? đó là bài thơ“ Bé ơi ”, tác giả : 
*Hoạt động 2 : Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ ‘ Bé ơi”
- Cô đọc thơ trẻ nghe không sử dụng trực quan ( lần 1 ) 
- Lần 2 : đọc thơ kết hợp sử dụng trực quan , kết hợp giảng giải .
- Bài thơ “ Bé ơi ”khuyên các cháu nhiều điều hay bổ ích như : đừng chơi đất cát biết vào bóng mát khi trời nắng , biết rửa mặt đánh răng khi ngủ dậy . Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh .
* Đàm thoại : 
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? ai sáng tác
- Trong bài thơ tác giả khuyên bé những điều gì ? 
- Những điều gì bé nên làm ? những điều gì bé không nên làm ? vì sao ? 
-Cô giáo dục trẻ -Cô cháu cùng đứng lên vận động bài hát …
-Cho cả lớp đọc thơ theo cô 2 lần.
-Cô mời tổ -nhóm –cá nhân-cô chú ý sửa sai.
 *Hoạt động 3: Bé thi tài 
*Cô có nhiều hình ảnh minh họa những viêc làm nên và không nên làm . Cháu thi xem ai tìm và chỉ ra đúng những việc nên và không nên đó được khen là giỏi .
- Chia 3 nhóm xem nhóm nào tìm đúng nhanh .
- Nhận xét và đếm số tranh –Kết thúc :Nhận xét tuyên dương nhẹ nhàng.
2. Nghe hát dân ca: Cây trúc xinh
* Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết chăm chú nghe và nhớ tên bài dân ca: Cây trúc xinh, biết được bài dân ca thuộc làn điệu dân ca vùng miền nào( Quan họ Bắc Ninh) 
* Chuẩn bị
Bài hát dân ca: Cây trúc xinh trong đĩa, cô hát thuộc bài dân ca
* Tiến hành
 Tập trung trẻ và trò chuyện về một số bài dân ca mà trẻ đã được nghe.
Giới thiệu bài dân ca mơi: Cây trúc xinh ( Dân ca quan họ Bắc Ninh)
Cô hát trẻ nghe 1-2 lần nói tính chất của làn điệu dân ca
Mở máy cho trẻ nghe nhiều lần. Gợi ý trẻ hát theo hoặc thể hiện biểu hiện cử chỉ điệu bộ cảm xúc theo bài dân ca
Nhận xét hoạt động
3. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ....……………….. ……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Tư ngày 12/11/2014
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : 
HĐTH : 
 VẼ BÀN TAY CỦA BÉ
I. Yêu cầu:
- Cháu biết đặt bàn tay lên giấy và dùng bút chì vẽ theo bàn tay có đủ 5 ngón tay, và vẽ thêm nhẫn hoặc đông hồ
- Cháu biết tô màu kín không chờm ra ngoài
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ 
- Cháu tham gia tích cực, tự giác hoàn thành sản phẩm
II. Chuẩn bị:
 - Tranh bàn tay cho trẻ quan sát 
 - 
III. Cách tiến hành: 
1. Hoạt động 1: 
 Hát bài “Năm ngón tay ngoan”.
- Các cháu vừa hát bài gì? bài hát nói đôi bàn tay thế nào?
 + Tay có tác dụng gì ? 
 + Vậy tay có cần cho cơ thể của chúng ta không ? 
 + À! Đôi tay rất cần thiết cho cơ thể, tay cầm muổng múc cơm, tay cầm viết, tay làm rất nhiều việc .Vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn đôi tay sạch sẽ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và siêng năng tập thể dục để đôi tay luôn chắc khỏe.
 - Để biết được đôi tay bé đẹp như thế nào trên trang giấy hôm nay cô tổ chức các các cháu vẽ về đôi bàn tay của bé nha ! 
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
- Đọc thơ đôi tay bé 
+ Các con nhìn tranh vẽ gì ? 
+ Bàn tay này là tay phải hay tay trái? Có những gì? Bàn tay có mấy ngón?Cháu chọn màu gì đẻ tô cho đẹp. Khi tô cháu tô thế nào?
- Các con có muốn vẽ bàn tay mình không ? Bây giờ cô cho các con vẽ bàn tay của con trên giấy nha !
- Các con sẽ vẽ bàn tay như thế nào?
+ Tay phải cầm bút, tay trái đặt bàn tay lên và vẽ theo bàn tay của mình.
À đúng rồi, nhưng các con nhớ khi các con vẽ thì không được nhấc bút ra mà phải vẽ liên tục. Sau đó các cháu có thể vẽ trang trí thêm nhẫn, hoặc đồng hồ cho bàn tay của mình và chọn màu tô cho đẹp nhé
 3. Hoạt động 3: Tay bé trổ tài
+ Đọc đồng dao : Tay đẹp
+ Cho cháu vào 3 nhóm vẽ bàn tay của mình.
+ Cô theo dõi cháu vẽ 
- Nhắc trẻ tư thế ngồi và nhắc trẻ vẽ thật khéo léo. Tô màu thật đẹp
4. Hoạt động 4 : Đi tìm đôi tay đẹp
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cả lớp hát múa một bài .
- Cô mời cháu chọn sản phẩm trẻ thích và nói vì sao cháu thích?
- Cô nhận xét thêm.
*Kết thúc : Nhận xét chung và cùng hát một bài “Tay thơm tay ngoan”
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
1. Ôn kiến thức cũ: Ôn nhận biết chữ số từ 1 đén 10 và đếm trên từng đối tượng
 * Yêu cầu: 
Củng cố hiểu biết của trẻ về chữ số và rèn kỹ năng đếm trên từng đối tượng cho trẻ
 * Chuẩn bị:
Thẻ số từ 1-10
Các đồ dùng, đồ chơi số lượng trong phạm vi 10, que tính
 * Tiến hành:
Cô cho trẻ hát bài một cây số đi chơi và đến từng góc đồ chơi trong lớp cho trẻ tìm nhóm đồ chơi có số lượng cô yêu cầu và cho trẻ đếm, chọn số tương ứng đặt vào
Cho trẻ về lớp và lấy đồ chơi trong rổ ra tập xếp, đếm
Cô theo dõi hướng dẫn thêm cho trẻ
2. Nêu gương cuối ngày
3. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 5 ngày 13/11/2014.
A . HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HĐÂN : Dậy đi thôi
 VĐ :Vỗ phách
 - NH: Mời bạn ăn
 TC:Nghe tiếng hát tìm thực phẩm
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu hát thuộc bài hát, đúng lời, và vận động theo phách nhịp nhàng theo Dậy đi thôi
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc tai nghe, tính mạnh dạn, khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc
- Giáo dục trẻ tích cực hứng thú và biết phối hợp cùng bạn trẻ biết quí trọng bạn bè
II . CHUẨN BỊ : 
*Cô : Đàn, dụng cụ âm nhạc, mũ chóp 
*Trẻ: Các bài đồng dao ,thơ ..
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
1.Hoạt động 1 : Ổn định, dẫn dắt, giới thiệu bài
- Tập trung trẻ. Chơi: “ Nu na nu nống” 
- Hỏi trẻ chân để làm gì? Có một bài hát cũng nói về tình bạn của đôi chân và con đường đó là bài hát gì?
2.Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm: Dạy vận động theo phách bài hát “Dậy đi thôi”
- Cô đệm đàn cho trẻ đoán tên bài hát .(2l)
- Cả lớp cùng hát lại hai lần với nhạc .
- Bài hát hay khi phối hợp vận động theo lời ca.
- Cô hát kết hợp vận động mẫu:Vừa hát vừa vận động minh họa hết bài.
+ Cô phân tích chậm rõ ràng cụ thể : 
Vận động theo phách là vỗ liên tục theo giai theo giai điệu của bài hát cho đến hết bài 
. Bài hát bắt đầu vỗ vào từ: 
 Dậy đi thôi nào dậy đi thôi …. 
 v v v v v v v
- Cứ như vậy vỗ cho đến hết bàitheo phách 
- Cho cả lớp hát kết hợp vận động phách (2 lần ) 
- Cho trẻ luyện tập : cô gợi ý để trẻ luyện tập bằng các hình thức thi đua ( tổ, nhóm, cá nhân ). Cô chú ý sửa sai. 
- Giáo dục trẻ tích cực hứng thú và biết phối hợp cùng bạn trẻ biết quí trọng bạn bè
3.Hoạt động 3 : Nghe hát “Mời bạn ăn”
- Muốn cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật thì các cháu không những tập thể dục đều đặn mà còn phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng mới đủ sức khỏe vậy hôm nay cô hát tặng cháu bài“Mời bạn ăn” do tác giả …. sáng tác.
- Cô hát lần 1.
- Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? Khái quát nội dung bài hát, giai điệu
- Lần 2: Cô hát mở nhạc đệm.
4.Hoạt động 4 : Chơi “ Nghe tiếng hát tìm thực phẩm”
- Cô giới thiệu trò chơi - cách chơi - luật chơi 
* Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn mời một bạn lên chơi đội mũ chớp kín, một bạn đi dấu thực phẩm sau lưng bạn khác. trẻ đội mũ chóp phải đi tìm thực phẩm bạn dấu,nghe bạn hát chậm là cháu đi còn xa nơi dấu, khi bạn hát nhanh hơn là cháu đi gần đến nơi dấu thực phầm phải tinh mắt tìm nhanh và nói đúng thực phẩm đó là gì
* Luật chơi : Cháu nói đúng được khen, nói sai phải nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 – 4 lần ) 
 Nhận xét sau mỗi lần chơi về cách chơi của trẻ.
* Kết thúc :Nhận xét chung hoạt động
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQCC : 
BÉ ÔN CHỮ a,ă,â, e, ê
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Trẻ nhớ tên gọi, cách phát âm và phân biệt được các chữ cái a,ă,â, e,ê 
- Rèn khả năng ghi nhớ, so sánh, chú ý có chủ định
- Giáo dục trẻ tích cực trong giờ hoạt động 
II. CHUẨN BỊ:
* Cô: Tranh có chứa các chữ cái, tranh có bài thơ: Má em đi chợ đàng trong, Ăn một bát cơm. Một số nhôi nhà có chứ các chữ cái: a,ă,â,e,ê
* Trẻ: Các thẻ chữ cái, bánh xe có các chữ cái a,ă,â,e,ê, bút màu
1.Hoạt động 1 : Ổn định – dẫn dắt,
- Hát vận động : “Dậy đi thôi” 
- Cô cháu cùng trò chuyện về cơ thể bé, cách bảo vệ môi trường giúp bé sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, vệ sinh môi trường
2.Hoạt động 2 : Bé ôn các chữ cái a,ă,â,e, ê 
* Cô tạo tình huống cho trẻ xem các các chữ cái a,ă,â,e,ê cô tặng các cháu
 Cho trẻ chọn các chữ cái cô yêu cầu và phát âm. Cô theo dõi, nhận xét
Trò chơi 1: Bánh xe quay
Trẻ chơi trò chơi bánh xe quay
Trên bánh xe là vòng tròn có các chữ cái a,ă,â,e,ê
Cho trẻ lên q

File đính kèm:

  • docGIAO AN BAN THAN 5B TUOI NHANH MOI TRUONG VOI SUC KHOE BE 102014.doc
Giáo án liên quan