Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 30, Bài 27: Vẽ tranh Minh họa truyện cổ tích (Tiết 1) - Lê Thị Hoài Thu

HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:

- GV cho HS xem một số tranh trong truyện cổ tích.

(?) Tranh minh họa là tranh gì?

(tranh minh họa là tranh vẽ về nội dung của một câu chuyện, câu thơ hay một tác phẩm văn học góp phần làm truyện hấp dẫn).

(?) Mục đích của tranh minh họa là gì?

(làm cho nội dung sáng rõ và hấp dẫn người đọc).

(?) Em hãy kể một số truyện cổ tích Việt Nam mà em biết? (Thạch sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa ).

(?) Trong truyện Tấm Cám em thích nhất là nhân vật nào? Tại sao?

(nhân vật Tấm. Vì Tấm hiền lành chăm chỉ.)

( ?) Trong truyện Tấm Cám em muốn vẽ tình huống nào? (tình huống Tấm mặc quần áo đẹp đi dự hội).

(?) Bây giờ em hãy kể một số truyện cổ tích nước ngoài ? (Alibaba và bốn mươi tên cướp, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Người đẹp và quái vật ).

(?) Nét, hình vẽ, màu sắc của tranh minh họa như thế nào? (mang đậm tính trang trí và tượng trưng).

(?) Hình minh họa truyện cổ tích giúp gì cho người xem?

(hình dung được đầy đủ hơn về sự việc, thời gian, không gian, nhân vật, trang phục và đồ vật được miêu tả bằng lời).

(?) Các em chọn nội dung gì cho bài vẽ của mình ?

- HS trả lời câu hỏi.

* Chú ý:

- Chúng ta có thể vẽ tranh theo cốt truyện.

- Có thể vẽ tranh theo tình tiết nổi bật nhất của truyện.

- Tranh minh họa phải đảm bảo về nội dung, bố cục, hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 30, Bài 27: Vẽ tranh Minh họa truyện cổ tích (Tiết 1) - Lê Thị Hoài Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
Giáo viên: Lê Thị Hoài Thu
Bài 27 – Tiết: 30
Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
( Tiết 1)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh họa truyện cổ tích.
1.2. Kĩ năng: Vẽ minh họa được một tình tiết trong truyện.
1.3. Thái độ: HS yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới.
2. TRỌNG TÂM:
- HS phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh họa truyện cổ tích.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên:
- Sưa tầm các loại tranh minh họa truyện cổ tích.
- Hình minh họa gợi ý các bước vẽ.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
3.2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu bài trước.
- Giấy vẽ, gôm, bút chì, màu vẽ
- Sưu tầm tranh minh họa truyện cổ tích.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số.
4.2. Kiểm tra miệng:
- Gọi 5-7 HS mang bài vẽ hoàn thành ở tiết trước.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Kiểm tra dụng cụ HS.
4.3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: GV giới thiệu bài:
Trong lớp chúng ta chắc bạn nào cũng đã từng đọc truyện cổ tích rồi. Và chắc cũng rất thích một số nhân vật trong truyện cổ tích. Hôm nay, cô sẽ dạy cho các em bại “ Minh họa truyện cổ tích” để các em có thể vẽ tranh minh họa cho câu chuyện mình yêu thích. 
* HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- GV cho HS xem một số tranh trong truyện cổ tích.
(?) Tranh minh họa là tranh gì?
(tranh minh họa là tranh vẽ về nội dung của một câu chuyện, câu thơ hay một tác phẩm văn học góp phần làm truyện hấp dẫn).
(?) Mục đích của tranh minh họa là gì?
(làm cho nội dung sáng rõ và hấp dẫn người đọc).
(?) Em hãy kể một số truyện cổ tích Việt Nam mà em biết? (Thạch sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa).
(?) Trong truyện Tấm Cám em thích nhất là nhân vật nào? Tại sao?
(nhân vật Tấm. Vì Tấm hiền lành chăm chỉ...)
( ?) Trong truyện Tấm Cám em muốn vẽ tình huống nào? (tình huống Tấm mặc quần áo đẹp đi dự hội).
(?) Bây giờ em hãy kể một số truyện cổ tích nước ngoài ? (Alibaba và bốn mươi tên cướp, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Người đẹp và quái vật).
(?) Nét, hình vẽ, màu sắc của tranh minh họa như thế nào? (mang đậm tính trang trí và tượng trưng).
(?) Hình minh họa truyện cổ tích giúp gì cho người xem?
(hình dung được đầy đủ hơn về sự việc, thời gian, không gian, nhân vật, trang phục và đồ vật được miêu tả bằng lời).
(?) Các em chọn nội dung gì cho bài vẽ của mình ?
- HS trả lời câu hỏi.
* Chú ý:
- Chúng ta có thể vẽ tranh theo cốt truyện.
- Có thể vẽ tranh theo tình tiết nổi bật nhất của truyện.
- Tranh minh họa phải đảm bảo về nội dung, bố cục, hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc
* HĐ3: Hướng dẫn HS cách vẽ:
(?) Muốn vẽ tranh minh họa truyện cổ tích đầu tiên ta làm gì?
4Bước 1: Tìm hiểu nội dung.
(?) Đầu tiên chúng ta sẽ làm gì?
(?) Bước tiếp theo ta sẽ là gì?
(?) Chúng ta làm gì tiếp theo? 
(?) Cuối cùng ta làm gì?
4Bước 2: Cách vẽ
(?) Đầu tiên chúng ta làm gì?
(Tìm bố cục mảng chính mảng phụ).
(?) Tiếp theo ta làm gì?
(Vẽ hình sát với nội dung).
(?) Cuối cùng ta sẽ làm gì?
(Vẽ hình và vẽ màu cho phù hợp nội dung truyện).
* HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài:
- GV cho HS xem bài của HS năm trước để gợi ý học sinh tìm hình ảnh màu sắc.
- Nhắc nhở HS phác hình bằng mảng trước khi vẽ hình.
- GV theo dõi và gợi ý cho HS tìm nội dung, chọn hình ảnh và màu sắc.
I. Quan sát- nhận xét:
- Tranh minh họa là tranh vẽ về nội dung của một câu truyện. 
- Nét, hình vẽ, màu sắc mang đậm tính trang trí và tượng trưng
- Hình minh họa giúp người đọc hiểu đầy đủ về sự việc, thời gian, nhân vật, trang phục và đồ vật được miêu tả bằng lời.
II. Cách vẽ tranh:
1. Tìm hiểu nội dung.
- Tìm hiểu kĩ nội dung truyện.
- Chọn một ý thể hiện rõ nọi dung nhất để minh họa.
- Tìm hình ảnh chính làm rõ nội dung.
- Thêm những hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
2. Cách vẽ :
2.1 Tìm bố cục mảng chính mảng phụ.
2.2 Vẽ hình sát với nội dung.
2.3 Vẽ hình và vẽ màu cho phù hợp nội dung truyện.
III. Thực hành:
- Vẽ hình minh họa truyện cổ tích mà em thích.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV chọn một số bài của HS tương đối hoàn thành để nhận xét về : Nội dung, bố cục, hình ảnh
- HS phát biểu ý kiến đánh giá và tự xếp loại bài của bạn theo ý mình.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm các bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài ở tiết học này :
- Hoàn thành bài vẽ hình.
* Đối với bài ở tiết học tiếp theo :
- Chuẩn bị Bài  : ‘‘ Minh họa truyện cổ tích’’ ( Tiết 2).
+ HS đem bài vẽ hình  ‘‘Minh họa truyện cổ tích ’’, chì, màu vẽ...
+ Quan sát màu sắc các truyện tranh cổ tích.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Kiến thức :	
- Kĩ năng :	
- Phương pháp : 	
- Sử dụng ĐDDH:	

File đính kèm:

  • docBai_28_Minh_hoa_truyen_co_tich.doc