Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thu Hương

Phân môn: Vẽ tranh

 ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài này và cách vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông.

2. Kỹ năng: Vẽ được một bức tranh đề tài ATGT

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông và có ý thức giữ gìn công trình giao thông công cộng.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, tranh ảnh về an toàn giao thông.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì tẩy, màu, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: KT sỉ số(1p)

2. Kiểm tra bài cũ: KT bài vẽ hình tiết trước(5p)

GV nhận xét chấm điểm.

3. Bài mới(1p)

- Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nội dung và cách vẽ tranh về đề tài ATGT. Vậy với những kiến thức đã học hôm nay chúng ta sẽ thể hiện vẽ tranh về đề tài này.

 

doc142 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thu Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bốttixenli
3. Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh (Thế kỷ XVI).
- Mỹ thuật giai đoạn này phát triển đến đỉnh cao sáng tạo về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực, đã thực sự thanh toán hết những rơi rớt của nghệ thuật trung cổ. Rôma là trung tâm nghệ thuật lớn – nơi sản sinh nhiều danh họa vĩ đại như: Lêônađơvinci, Raphaen, Mikenlănggiơ, Tixiêng
Hoạt đông 3(5p)
Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của MT Ý thời kỳ Phục Hưng.
- GV cho HS nhận ra sự giống nhau giữa ba giai đoạn phát triển của MT Phục Hưng.
- GV phân tích trên một số tranh mẫu để làm nổi bật đặc điểm chính của mỹ thuật Phục Hưng ở ba giai đoạn phát triển.
III. Đặc điểm của mỹ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng.
- Mỹ thuật Thời Phục Hưng thường dùng đề tài tôn giáo để tái tạo khung cảnh hiện thực. Nhân vật trong tranh được diễn tả cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc. Aùnh sáng và chiều sâu trong tranh được diễn tả rất chân thực và sống động. 
- Xu hướng hiện thực ra đời và đạt đến đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực.
 4. Củng cố (5p)
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học chủ yếu về ba giai đoạn phát triển, đề tài và đặc điểm của MT Phục Hưng.
- HS nhắc lại kiến thức đã học
- GV cho HS quan sát tác phẩm và phát biểu cảm nhận.
- HS quan sát tác phẩm và phát biểu cảm nhận.	
5. Dặn dò (5p)
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh MT Phục Hưng. 
- Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài: Một số tác giả tác phẩm của Mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng
* Rút kinh nghiệm: 
...
Ngày.thángnăm 2015
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
	TỔ PHÓ
 	Hoàng Minh Đức
Soạn: 8/3 /2015
Giang: 7A: 10/3/2015 7B: 11/3 /2015
TUẦN 29– TIẾT 27
Phân môn: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MỸ THUẬT Ý THỜI KỲ PHỤC HƯNG
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tài danh thời kỳ Phục hưng.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định thể loại tranh, phong cách sáng tác và nhận biết được giá trị của tác phẩm thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, tự hào về nền mỹ thuật thế giới, có thái độ trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số(30s)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p) GV hỏi: Hãy nêu đặc điểm của mỹ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng?
- Mỹ thuật Thời Phục Hưng thường dùng đề tài tôn giáo để tái tạo khung cảnh hiện thực. Nhân vật trong tranh được diễn tả cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc. Aùnh sáng và chiều sâu trong tranh được diễn tả rất chân thực và sống động. 
- Xu hướng hiện thực ra đời và đạt đến đỉnh cao của s trong sáng, mẫu mực.
3. Bài mới(30s)
- Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT Ý thời Phục hưng. Để củng cố kiến thức đã học và giúp các em nắm bắt kỹ hơn về thân thế, sự nghiệp của một số danh họa trong thời kỳ này, hôm nay cô, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của MT Ý thời kỳ Phục hưng”.
Hoạt động của giáo viên HS
Ghi bảng
- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ: Các nhóm timf hiểu trong khoảng 3p
Hoạt đông 1(11)
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Lêônađơvanhxi và tác phẩm “Mônalida”.
+ Nhóm 1: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Mônalida” của họa sĩ Lêônađơvanhxi. 
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. 
- Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.
- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm.
Hoạt đông 2(11p)
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Mikenlănggiơ và tác phẩm “Tượng Đavít”.
+ Nhóm 2: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Tượng Đavít” của họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. 
-Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.
- GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm.
Hoạt đông 3(11p)
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Ra-pha-en và bức tranh “Trường học A-ten”.
+ Nhóm 3: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Trường học A-ten” của họa sĩ Ra-pha-en.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. 
- Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.
- GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm.
I. Họa sĩ Lê-ô-na-đơ-vanh-xi (1452 – 1520).
- Ông là một nhà bác học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà lí luận tài năng. Con người trong tranh ông được diễn tả rất sống động, mẫu mực và gợi cảm. Tác phẩm tiêu biểu: Mô-na-li-da, buổi họp mặt kín, đức mẹ và chúa hài đồng
- Bức tranh Mô-na-li-da được sáng tác vào năm 1503 được tác giả vẽ trong một thời gian dài và rất công phu. Bức tranh có sự quyến rũ bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn của thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn, hiện hòa vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đẫm làn hơi nước trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí.
II. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475 – 1564).
- Ông là người đa tài, là tác giảø nóc tròn nhà thờ thánh Pi-e, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin và tác giả của nhiều pho tượng bất hủ. Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẫn của thời đại mình thông qua các tác phẩm, hết lời ca ngợi vẻ đẹp con nguời theo lý tưởng thẩm mỹ của thời kỳ Phục hưng. Tác phẩm tiêu biểu: Tượng Đa-vít, hoàng hôn, bình minh, đức mẹ, bức tranh ngày phán xét cuối cùng
- Tượng Đa-vít được ông sáng tác trong 2 năm được tạc bằng đá cẩm thạch cao 5,5m, mọi tỷ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỷ lệ cơ thể con người. Tượng Đa-vít mặc dù được tạc trong tư thế nghỉ ngơi nhưng vẫn khắc họa được khí phách kiên cường của chàng thiếu niên. Tượng được các trường nghệ thuật trên thế giới chọn làm mẫu mực để nghiên cứu và học tập.
III. Họa sĩ Ra-pha-en (1483 – 1520).
- Ông là họa sĩ đầy tài năng, sự nghiệp của ông vừa đồ sộ, vừa đa dạng. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật nữ dịu dàng, điềm đạm và đầy nữ tính. Ông để lại sự nghiệp hội họa đạt đến mẫu mực về bố cục và hình mảng. Tác phẩm tiêu biểu: Trường học A-ten, Đức mẹ ngồi trên ghế tựa, Đức mẹ ở nhà thờ Xích-xtin
- Bức tranh Trường học A-ten miêu tả cuộc tranh luận của hai nhà hiền triết là Platông và Arixtốt về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh, xung quanh là đám đông thính giả đang mải mê theo dõi và bị lôi cuốn vào câu chuyện. Bức tranh dùng hình ảnh trường học A-ten để mô tả thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hóa nhân loại.
4. Củng cố (4p)
- GV nêu một số câu hỏi để củng cố bài cho học sinh
- Hãy nêu những suy nghi của em về mĩ thuật thời kỳ Phục hưng?
5. Dặn dò (4p)
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh MT Phục Hưng. 
- Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài 28 : Trang trí đầu báo tường.
Quan sát các đầu báo tường của các năm trước để biết các cách trang trí của một đầu báo tường .chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: 
...
Ngày.thángnăm 2015
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
	TỔ PHÓ
 	Hoàng Minh Đức
Soạn: 15/3 /2015
Giang: 7A: 15/3/2015 7B: 18/3 /2015
TUẦN 30– TIẾT 28
Phân môn: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí đầu báo tường.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình ảnh trang trí, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc hài hòa phù hợp với nội dung và đặc trưng của đầu báo tường.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được giá trị và tầm quan trọng của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống. Nâng cao khả năng quan sát, tìm tòi, khám phá, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh đầu báo tường, một số bài vẽ của HS năm trước.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm đầu báo tường, chì tẩy, màu, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số(30s)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p) Giáo viên yêu cầu HS phân tích tranh của các hoạ sĩ đã học trong SGK.
HS phân tích
GV nhận xét chấm điểm
3. Bài mới(30s)
- Giới thiệu bài: Báo tường là loại báo rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Nó khác với các loại báo khác ở chỗ nó là loại báo chỉ ra vào các dịp lễ, kỷ niệm nên thường có đặc trưng riêng và tiêu đề cũng có cách trang trí rất riêng. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí đầu báo tường, hôm nay cô, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí đầu báo tường”.
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Ghi bảng
Hoạt đông 1(7p)
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát một số mẫu đầu báo tường và cho HS thảo luận nhóm tìm ra đặc điểm của báo về: Nội dung, hình ảnh trang trí, bố cục và màu sắc.
- GV cho các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV nhận xét ý kiến của các nhóm và phân tích trên tranh mẫu tóm tắt lại đặc điểm chính của đầu báo tường.
Trên một đầu báo tường thường có những phần nào?
Phần nào là quan trọng nhất?
Hoạt đông 2(6p)
Hướng dẫn HS cách trang trí đầu báo tường
+ Hướng dẫn HS xác định nội dung và lựa chọn hình ảnh trang trí.
- GV đưa ra ví dụ về một chủ đề trang trí báo tường nào đó để HS chọn hình ảnh trang trí và cho HS góp ý lẫn nhau.
- GV phân tích trên tranh ảnh mẫu để HS thấy được hình ảnh trang trí cần phải mang tính tượng trưng, cách điệu và phù hợp với nội dung của tờ báo.
+ Hướng dẫn HS tìm bố cục
( sắp xếp hình mảng và chữ trang trí) 
- GV cho HS quan sát tranh mẫu và yêu cầu các em nhận xét cách xếp mảng hình, mảng chữ. Qua đó nêu ra cách sắp xếp theo ý của mình.
- GV nhận xét về cách xếp mảng của HS và phân tích kỹ về cách xếp các mảng hình, mảng chữ sao cho có chính, có phụ, có to, nhỏ và nổi bật trọng tâm.
+ Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ hình.
- GV cho HS quan sát tranh mẫu và phân tích kỹ để HS thấy được việc vẽ chữ cần phải cẩn thận, chữ hoa hay chữ thường cũng cần phải vẽ cho ngay ngắn và vừa vặn trong mảng đã phân. Hình ảnh trang trí phải phù hợp với nội dung và nên tập trung suy nghĩ để vẽ hình cho sống động và mang tính nghệ thuật.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về màu sắc ở tranh ảnh minh họa.
- GV tóm tắt lại đặc điểm chính của màu sắc trên đầu báo tường. Nhắc nhở Hs không nên sử dụng quá nhiều màu.
Hoạt đông 3(20p)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình ảnh trang trí. Nhắc nhở HS chú ý đến kiểu chữ để trang trí cho báo thêm nổi bật.
I. Quan sát – nhận xét.
- Báo tường là tờ báo của một đơn vị, tập thể nào đó, thường được làm nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm. Đầu báo tường thường được trang trí đẹp, nổi bật và có 
bao gồm: Tên báo, số báo, tên tập thể làm báo, ngày kỷ niệm và hình ảnh minh họa. Màu sắc hài hòa, nổi bật trọng tâm.
II. Cách trang trí đầu báo tường.
1. Xác định nội dung và lựa chọn hình ảnh trang trí.
2. Tìm bố cục
3. Vẽ chữ, vẽ hình.
4. Vẽ màu
III. Bài tập.
- Trang trí đầu báo tường theo ý thích
4. Củng cố (4p)
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình
 - Hãy nhận xét về cách trình bày tờ báo của ban?
 - Bố cục ?
 - Hình vẽ?
 - Màu sắc?
- HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.	
5. Dặn dò (4p)
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
- Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “VT-ĐT: An toàn giao thông”, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động bảo vệ an toàn giao thông, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: 
...
Ngày.thángnăm 2015
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
	TỔ PHÓ
 	Hoàng Minh Đức
Soạn: 22/3 /2015
Giang: 7A: 24/3/2015 7B: 25/4 /2015
TUẦN 31– TIẾT 29
Phân môn: Vẽ tranh
 ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài này và cách vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông.
2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định góc độ vẽ tranh, lựa chọn hình tượng phù hợp với nội dung, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, có tình cảm riêng. 
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông và có ý thức giữ gìn công trình giao thông công cộng.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, tranh ảnh về an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì tẩy, màu, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài vẽ trang trí đầu báo tường tiết trước
HS mang bài vẽ lên cho Gv chấm điểm.(3p)
GV nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới(1p)
- Giới thiệu bài: An toàn giao thông là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Mỗi người dân khi tham gia giao thông cần trang bị cho mình một ý thức và hiểu biết về luật giao thông tối thiểu để giữ gìn sự an toàn cho mình và cho mọi người. Để giúp các em thể hiện quan điểm của mình về an toàn giao thông qua tranh vẽ, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VT-ĐT: An toàn giao thông”.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
Hoạt đông 1
Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.(8p)
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các hoạt động giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông diễn ra trong cuộc sống.Hướng dẫn học sinh nhận xét về:
Nội dung bức tranh?
Trong tranh có những hình ảnh nào?
Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Yêu cầu HS nêu những biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khác mà mình biết.
Bản than em đã làm gì để thực hiện tốt ATGT?
- GV gợi ý để HS tự chọn một góc độ vẽ tranh theo ý thích và nêu nhận xét cụ thể về góc độ vẽ tranh mà mình chọn.
Hoạt đông 2
Hướng dẫn HS cách vẽ. (22)
GV cho HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài.
+ GV hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung: 
+ GV hướng dẫn HS tìm bố cục.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách xếp mảng.
- GV tóm lại những cách bố cục cơ bản để HS hình dung ra việc xếp mảng có chính, phụ, to, nhỏ hợp lý tạo cho tranh vẽ có bố cục chặt chẽ nổi bật trọng tâm.
- GV hướng dẫn HS vẽ mảng trên bảng các bước tiến hành.
+ GV hướng dẫn HS vẽ hình.
- GV cho HS nêu nhận xét về cách chọn hình tượng ở một số tranh có đề tài khác nhau.
- GV gợi ý về một đề tài cụ thể và phân tích cách chọn hình tượng để bức tranh có nội dung trong sáng và phù hợp với thực tế cuộc sống.
- GV hướng dẫn HS vẽ hình tượng trên bảng các bước tiến hành.
+ GV hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nêu nhận xét màu sắc ở một số tranh về đề tài khác nhau.
- GV nhắc lại kiến thức vẽ màu trong tranh đề tài. Gợi ý và phân tích trên tranh để HS thấy được việc dùng màu cần thiết phải có sự sắp xếp các mảng màu nằm cạnh nhau một cách hợp lý và tình cảm của tác giả đối với nội dung đề tài. Tránh lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên.
GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước và tóm tắt đặc điểm của đề tài này (Bố cục, hình tượng, màu sắc).
Chú ý: Hướng dẫn kỹ hơn với những đối tượng học sinh yếu, kém.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Ta có thể vẽ được nhiều tranh về đề tài này như: Tham gia giao thông đúng quy định, tuyên truyền luật giao thông, các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông công cộng, ước mơ về một hệ thống giao thông hiện đại
II. Cách vẽ.
1. Tìm và chọn nội dung
2. Tìm bố cục.
3. Vẽ hình.
4. Vẽ màu.
III. Bài tập.
Vẽ tranh – đề tài: An toàn giao thông.
4. Củng cố. (5p)
- HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV cho HS nêu trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.
- HS nêu trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.
5. Dặn dò.(5p)
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
- Chuẩn bị bài mới: 
Rút kinh nghiệm
:.
Ngày.thángnăm 2015
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
	TỔ PHÓ
 	Hoàng Minh Đức
Soạn: 29/3 /2015
Giang: 7A: 31/3/2015 7B: 1/4/2015
TUẦN 32– TIẾT 30
Phân môn: Vẽ tranh
 ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài này và cách vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông.
2. Kỹ năng: Vẽ được một bức tranh đề tài ATGT
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông và có ý thức giữ gìn công trình giao thông công cộng.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, tranh ảnh về an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì tẩy, màu, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: KT sỉ số(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: KT bài vẽ hình tiết trước(5p)
GV nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới(1p)
- Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nội dung và cách vẽ tranh về đề tài ATGT. Vậy với những kiến thức đã học hôm nay chúng ta sẽ thể hiện vẽ tranh về đề tài này.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành(28)
GV bao quát lớp hướng dẫn học sinh thực hành
Hướng dẫn học sinh cách chọn nội dung, cách thể hiện chọn lọc hình ảnh và cách thể hiện màu sắc
Với những học sinh Yếu hơn GV chú ý cố gắng hướng dẫn các em chọn nội dung phù hợp với khả năng của các em, hướng dẫn học sinh cách thể hiện hình ảnh phù hợp với khả năng của từng em 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét , đánh giá(5p)
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
Hãy nêu nội dung bức tranh của mình?
Nhận xét về hình vẽ trong tranh của bạn đã đúng nội dung chưa?
Hình ảnh chính thể hiện đã rõ nét chưa?
Hình ảnh phụ?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ
GV nhận xét bài vẽ
Nhận xét giờ học, Tuyên dương những học sinh học tốt khuyến khích những học sinh học yếu cố gắng hơn trong những bài sau.
Thực hành
Vẽ một bức tranh đề tài “An toàn giao thông”
Dặn dò:(5p) Tiếp tục hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong
 Về nhà xem lại tất cả các bài vẽ trang trí để hôm sau học bài trang trí tự do
Đọc trước bài: Vẽ trang trí: Trang trí tự do
 Chuẩn bị: Vở TH, bút chì, màu, tẩy.
Rút kinh nghiệm
:.
Ngày.thángnăm 2015
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
	TỔ PHÓ
 	Hoàng Minh Đức
Soạn: 5/4 /2015
Giang: 7A: 7/4/2015 7B: 8/4/2015
TUẦN 33– TIẾT 31
Phân môn: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ TỰ DO
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học hiểu và biết cách trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, đường diềm hoặc trang trí một số đồ vật: Cái đĩa, lọ cắm hoa, quạt giấy...
2. Kỹ năng: Học sinh thể hiện bài vẽ linh hoạt, sắp xếp bố cục hợp lý, sử dụng màu sắc hài hòa. 
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ..
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, bài vẽ minh hoạ , bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: Chì, tẩy, màu, giấy A4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ tranh ATGT
3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt đông 1
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét(8p)
- Cho HS xem một số bài trang trí.
 - Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét cụ thể về họa tiết, bố cục và màu sắc ở các bài vẽ.
Hãy nêu những hình thức trang trí dưới đây?
Họa tiết chủ yếu là những họa tiết nào?
Họa tiết nào là họa tiết chính, họa tiết nào là họa tiết phụ?
Màu sắc trong bài vẽ như thế nào?
- GV tổng kết ý kiến và nhấn mạnh về tính phù hợp của nội dung và hình thức trang trí đối với đặc trưng của từng đồ vật.
I. Quan sát – nhận xét.
- Có nhiều đồ vật và hình được trang trí đẹp
- Họa tiết thường là hoa, lá, chim, thú, phong cảnh được sắp xếp cân đối hoặc tự do. Mỗi đồ vật đều có cách bố cục, hoạ tiết và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của đồ vật đó. 
Hoạt đông 2
Hướng dẫn cách vẽ(7p)
+ Hướng dẫn HS chọn hình, đồ vật trang trí.
- GV giới thiệu một số đồ vật và gợi ý để HS nêu đồ vật mình đã chọn. Từ đó giáo viên hướng dẫn HS định ra tỷ lệ giữa chiều rộ

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Tran_1226_1400.doc