Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Bạch Tuyết
HOẠT ĐỘNG 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV xếp mẫu giống tiết trước và yêu cầu HS nhận xét cách xếp mẫu.
- GV cho HS nhận xét chi tiết vật mẫu về: Nguồn sáng, Vị trí các mảng đậm nhạt, đậm nhạt giữa hai vật mẫu và giữa mẫu với nền.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước và yêu cầu HS nhận xét về cách vẽ hình và diễn tả đậm nhạt.
HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút)
Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ đậm nhạt.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ bài vẽ mẫu để thấy được vẽ đậm nhạt cần dùng nét chì gạch đan xen lẫn nhau, khi thưa, khi dày và chú ý đến hình khối của mẫu để dùng nét thẳng hay cong để vẽ cho phù hợp.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý đến đậm nhạt chung của toàn bài. Không nên sa vào chi tiết vụn vặt.
HOẠT ĐỘNG 3: (25 phút)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và góp ý cho bài vẽ học sinh về đường nét, tỷ lệ, bố cục, độ đậm nhạt chung của toàn bài.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ không nên chà, di bút chì sẽ làm bài vẽ bị mờ, bẩn, không nổi bật được chất liệu trong trẻo của bút chì.
út chì sẽ làm bài vẽ bị mờ, bẩn, không nổi bật được chất liệu trong trẻo của bút chì. - HS làm bài tập theo nhóm. III/. Bài tập. - VTM: Ấm Tích và Bát - Tiết 2: Vẽ đậm nhạt. 4. Củng cố (4 phút) - GV chọn một số bài vẽ và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài tập tốt và góp ý cho những bài tập chưa hoàn chỉnh về bố cục và đường nét. 5. HDVN (1 phút) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tự xếp và vẽ mẫu theo ý thích. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ngày soạn: _____________ Tiết: 15 -Vẽ trang trí CHỮ TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và cách sử dụng chữ để trang trí các vật dụng trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn việc nắm bắt đặc điểm của kiểu chữ, biết tạo kiểu chữ có hình dáng đẹp phù hợp với mục đích trang trí. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật, phát huy óc sáng tạo, nâng cao nhận thức thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: a. Phương pháp. - Thuyết trình. - Trực quan, quan sát. - Trao đổi, vấn đáp. - Luyện tập. b. Đồ dùng Một số mẫu chữ đẹp, đồ vật có chữ trang trí. Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mẫu chữ đẹp và đồ vật có chữ trang trí. III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra đồ dùng hs kiểm tra bài tập: VTM . 3. Bài mới (35 phút) + Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều đồ vật có chữ trang trí rất đẹp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (5 phút) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem một số mẫu chữ đẹp, yêu cầu HS nhận ra đặc điểm của từng kiểu chữ. - GV cho HS quan sát một số đồ vật có chữ trang trí để HS tự nhận xét về kiểu chữ, kích thước, cách trình bày và màu sắc. - GV phân tích trên một số đồ vật để làm nổi bật đặc điểm của chữ trang trí phù hợp với mục đích trang trí. - HS xem một số mẫu chữ đẹp, nhận ra đặc điểm của từng kiểu chữ. - HS quan sát một số đồ vật có chữ trang trí và nhận xét về kiểu chữ, kích thước, cách trình bày và màu sắc. - Quan sát GV phân tích kiểu chữ phù hợp với mục đích trang trí. I/. Quan sát – nhận xét. - Chữ trang trí có nhiều kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào nội dung trang trí. - Chữ trang trí có thể thêm hoặc bớt một số chi tiết nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thật và nhất quán theo một phong cách. HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Hướng dẫn HS cách tạo chữ trang trí. + Chọn kiểu chữ. - GV cho HS quan sát một số đồ vật khác nhau để HS thấy được mỗi sản phẩm đều có kiểu chữ tương ứng. - GV cho HS quan sát một số kiểu chữ đẹp để hướng các em chọn được kiểu chữ mình yêu thích. + Xác định kích thước dòng chữ. - GV cho HS quan sát đồ vật và phân tích cách xếp dòng chữ phù hợp với bố cục chung và kích thước của vật cần trang trí. - GV cho HS nêu nhận xét của mình về kích thước dòng chữ ở một số đồ vật. - GV vẽ minh họa, phân tích cách chọn kích thước dòng chữ giữa chiều cao và chiều ngang cho phù hợp làm nổi bật vẻ đẹp của chữ. + Vẽ phác nét chữ. - GV phân tích trên tranh ảnh về đặc điểm của nét chữ, nhấn mạnh về phong cách nhất quán của kiểu chữ đã chọn nhằm tránh được sự mất cân đối và mất thẩm mỹ cho dòng chữ. - GV vẽ minh họa nét chữ để HS thấy được việc thêm, bớt một số chi tiết nhằm tạo ra kiểu chữ có hình dáng đẹp và mang phong cách sáng tạo riêng. + Vẽ màu. - GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về màu sắc ở một số kiểu chữ. - GV phân tích việc dùng màu trong trang trí chữ cần phù hợp với màu sắc chung của vật được trang trí và chú ý tránh dùng quá nhiều màu. - HS quan sát một số đồ vật khác nhau để thấy được mỗi sản phẩm đều có kiểu chữ tương ứng. - HS quan sát một số kiểu chữ đẹp để chọn được kiểu chữ mình yêu thích. - Quan sát GV hướng dẫn chọn kích thước dòng chữ phù hợp với vật được trang trí. - HS nêu nhận xét của mình về kích thước dòng chữ ở một số đồ vật. - Quan sát GV vẽ minh họa. - Quan sát GV phân tích tranh. - HS nhận xét về phong cách của từng kiểu chữ. - Quan sát GV vẽ minh họa. - HS quan sát và nêu nhận xét về màu sắc ở một số kiểu chữ. - Quan sát GV phân tích về màu sắc của chữ trang trí. II/. Cách tạo chữ trang trí. 1. Chọn kiểu chữ. 2. Xác định kích thước dòng chữ. A B C D D E G H 3. Vẽ phác nét chữ. 4. Vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 3: (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. Quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục, xác định kích thước dòng chữ. - Nhắc nhở HS cần suy nghĩ kỹ để tạo ra được kiểu chữ theo phong cách sáng tạo của mình. - HS làm bài tập. III/. Bài tập. - Kẻ chữ trang trí, nội dung tự chọn. 4. Củng cố (4 phút) - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét về bố cục, kiểu chữ và màu sắc. Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. 5. HDVN (1 phút) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. + Chuẩn bị bài mới: RÚT KINH NGHIỆM . Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ngày soạn: _____________ Tiết: 16-17 – Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức vẽ tranh đề tài đã học. 2. Kỹ năng: Học sinh thể hiện bài vẽ linh hoạt, sắp xếp bố cục, hình tượng hợp lý, sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài. Biết đưa cảm xúc vào tranh vẽ. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ.. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: a. Phương pháp. - Luyện tập. b. Đồ dùng Đề kiểm tra HK I. 2. Học sinh: Chì, tẩy, màu, giấy A4. III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (0 phút): 3. Bài mới (84phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: GV ra đề kiểm tra HK I HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra. - GV gợi ý để HS chọn lựa đề tài vẽ tranh, tránh sự trùng lặp. - HS làm bài kiểm tra. Đề kiểm tra HK I – Thời Gian: 90/ Em hãy vẽ một bức tranh – Đề tài: Phong cảnh 4. Củng cố (4 phút) Đánh giá kết quả buổi kiểm tra. - GV nhận xét thái độ làm bài của HS. Cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ. 5. HDVN (1 phút) + Chuẩn bị bài mới: Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ngày soạn: _____________ Tiết: 18– Vẽ theo mẫu. KÝ HỌA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm, chất liệu và phương pháp tiến hành ký họa. 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ mềm mại, có phong cách riêng. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích việc nắm bắt đặc điểm của những sự vật trong thế giới tự nhiên.. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước. a. Phương pháp. - Thuyết trình. - Trực quan, quan sát. - Trao đổi, vấn đáp. b. Đồ dùng Tranh ảnh ,một số bài học sinh khóa trước. 2. Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra đồ dùng hs 3. Bài mới (35 phút)+ Giới thiệu bài: Kí họa là một hình thức vẽ nhanh rất tiện ích trong việc ghi chép lại những nét đặc trưng cơ bản của những hình ảnh có trong tự nhiên giúp cho ta có nhiều tư liệu trong sáng tác nghệ thuật HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (5 PHÚT) Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của ký họa. - GV cho HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu. - GV phân tích một số bài ký họa ở nhiều dạng khác nhau (ký họa chi tiết, ký họa tổng thể, ký họa nhanh, ký họa sâu) làm nổi bật mục đích của ký họa. - GV yêu cầu HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu. Từ đó gợi ý để các em thấy được chất liệu ký họa rất phong phú, thường là những chất liệu đơn giản, dễ sử dụng và gọn nhẹ. - HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu. - Quan sát GV phân tích mục đích của ký họa. - HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu. I/. Khái niệm. - Ký họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của đối tượng. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, con người, con vật. - Chất liệu thường dùng để ký họa: Bút chì, bút dạ, bút sắt, màu nước, mực nho, than, sáp màu HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Hướng dẫn HS cách ký họa. + Quan sát và nhận xét. - GV sắp xếp một số vật mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của đối tượng. - GV nhắc nhở khi vẽ cần chú ý thật kỹ để diễn tả đúng đặc điểm của vật mình định vẽ. + Chọn hình dáng tiêu biểu. - GV sắp xếp vật mẫu ở nhiều cách khác nhau để HS nêu nhận xét về hình dáng ở cách xếp nào là đẹp và điển hình nhất. - GV gợi ý và cho HS thực hiện một số động tác để các em thấy được hình dáng đẹp ở một số động tác của con người. - GV cho HS quan sát tranh để các em hình dung ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất + So sánh tỷ lệ các bộ phận. - GV cho HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu. - GV góp ý về cách xác định tỷ lệ và nhắc nhở HS khi xác định tỷ lệ cần chú ý đến những tỷ lệ chính, tránh sa vào những chi tiết nhỏ, vụn vặt. + Vẽ từ bao quát đến chi tiết. - GV hướng dẫn trên vật mẫu để HS thấy được việc vẽ ký họa cần ghi lại những nét bao quát trước để cố định hình dáng chung của vật, sau đó mới diễn tả đặc điểm chính của vật. - GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu để HS thấy được ký họa cũng cần phải thể hiện đường nét có đậm, có nhạt làm cho bài vẽ mềm mại và có dấu ấn riêng. - HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của một số vật mẫu. - HS quan sát và nhận xét về hình dáng điển hình của vật mẫu ở các cách sắp xếp khác nhau. - HS làm mẫu một số động tác. Nhận xét về động tác đẹp. - HS quan sát tranh để nhận ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất - HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu. - Quan sát GV hướng dẫn vẽ ký họa. - HS quan sát một số bài vẽ mẫu để thấy được ký họa cần phải thể hiện đường nét có đậm, nhạt hợp lý. II/. Cách ký họa. 1. Quan sát và nhận xét. 2. Chọn hình dáng tiêu biểu. 3. So sánh tỷ lệ các bộ phận. 4. Vẽ từ bao quát đến chi tiết. HOẠT ĐỘNG 3: (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV chia nhóm và yêu cầu HS xếp mẫu vẽ theo nhóm. - GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng hướng dẫn. - Chỉnh sửa, góp ý cho HS về bố cục, chọn hình dáng tiêu biểu và cách dùng nét đậm nhạt thể hiện hình dáng của vật. - HS xếp mẫu và vẽ theo nhóm. III/. Bài tập. - Ký họa một số đồ vật. 4. Củng cố (4 phút) - GV cho các nhóm treo bài lên bảng và yêu cầu các nhóm nhận xét về bố cục, đường nét và hình dáng. Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. 5. HDVN (1 phút) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập ký họa phong cảnh. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ngày soạn: _____________ Bài: 19 – Vẽ theo mẫu. KÝ HỌA NGOÀI TRỜI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của các hình ảnh có trong tự nhiên, biết cách ký họa cảnh vật, con người, động vật. 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc chọn lựa hình ảnh đẹp theo sở thích. Thể hiện bài vẽ mềm mại có sắc thái riêng. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên, yêu mến thiên nhiên, cây cỏ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Một số bài ký họa đẹp của HS và của họa sĩ. 2. Học sinh: Đọc trước bài, chì, tẩy, màu, vở bài tập. 3.phương php dạy học : III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra đồ dùng hs 3. Bài mới (35 phút) + Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã nắm bắt được phương pháp vẽ kí họa. Để giúp các em nắm bắt kỹ hơn về những đặc điểm của các sự vật trong tự nhiên, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Kí họa ngoài trời”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: (5 PHÚT) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV chọn địa điểm có cảnh vật đẹp và gợi ý để HS chọn lựa hình ảnh mình yêu thích nhất. - GV cho HS nêu đặc điểm về hình ảnh mình chọn để vẽ. - GV gợi ý để HS chọn chất liệu phù hợp với sở thích và khả năng. - GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nêu cảm nhận. - HS chọn lựa hình ảnh mình yêu thích nhất. - HS nêu đặc điểm về hình ảnh mình chọn để vẽ. - HS chọn chất liệu phù hợp với sở thích và khả năng. - HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nêu cảm nhận. HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu. - GV nhắc nhở HS cần quan sát kỹ đối tượng vẽ để diễn tả đúng đặc điểm của đối tượng. - HS nhắc lại phương pháp vẽ kí họa. HOẠT ĐỘNG 3: (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV phân nhóm để HS vẽ ở nhiều đối tượng khác nhau. - GV quan sát và giúp đỡ HS bố cục hình ảnh, thể hiện đường nét. Nhắc nhở HS chú ý đến tỷ lệ của đối tượng. - HS làm bài tập theo nhóm. 4. Củng cố (4 phút) - GV chọn một số bài vẽ đẹp và yêu cầu HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV nhận xét kết quả buổi học. Biểu dương những bài vẽ đẹp, góp ý cho những bài chưa hoàn chỉnh. 5. HDVN (1 phút) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập ký họa phong cảnh, con người, con vật. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “VT-ĐT: Giữ gìn vệ sinh môi trường”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập, sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường. RÚT KINH NGHIỆM .Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Thị Bạch Tuyết Ngày soạn: _____________ Tiết:20 - TTMT. MỸ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI TK XIX ĐẾN NĂM 1954 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được bối cảnh lịch sử và những hoạt động của mỹ thuật cách mạng Việt Nam diễn ra trong thời kỳ này. 2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, cảm nhận được vẻ đẹp và tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: a. Phương pháp. - Thuyết trình. - Trực quan, quan sát. - Trao đổi, vấn đáp. b. Đồ dùng Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ cuối TK XIX đến 1954. 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh. III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra đồ dùng hs 3. Bài mới (35 phút) + Giới thiệu bài: Nền mỹ thuật Việt Nam tuy phát triển chậm hơn so với các nền mỹ thuật của một số nước khác, nhưng cũng để lại rất nhiều dấu ấn riêng biệt HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: (10 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội. - GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về gia đoạn này. - GV giới thiệu một số mốc lịch sử và những đóng góp của các họa sĩ từ cuối TK XIX đến năm 1954. - GV giới thiệu một số tác phẩm và cho HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này. - HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học về gia đoạn này. - Quan sát GV giới thiệu bài. - HS nhận xét về tinh thần của các họa sĩ trong giai đoạn lịch sử này thông qua các tác phẩm. I/. Vài nét về bối cảnh xã hội. - Dưới ách thống trị của Thực dân Pháp nhân dân ta sống rất cơ cực, lầm than. Năm 1930 Đảng CS Việt Nam ra đời lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng 8 (1945). Năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến cho tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). HOẠT ĐỘNG 2: (25 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số hoạt động mỹ thuật. - GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ. + Nhóm 1: Những hoạt động của MT Việt Nam cuối TK XIX đến năm 1930. - GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý. - GV tóm tắt lại những hoạt động chính và giới thiệu về sự ra đời của trường CĐMT Đông Dương. - GV cho HS xem một số tranh và yêu cầu phát biểu cảm nghĩ. + Nhóm 2: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1930 đến 1945. - GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý. - GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính và cho HS xem một số tác phẩm và nêu cảm nghĩ. + Nhóm 3: Những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1945 đến 1954. - GV cho HS trình bày kết quả và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý. - GV tóm tắt những hoạt động mỹ thuật chính. Cho HS xem tác phẩm và yêu cầu HS nêu cảm nghĩ. - HS chia nhóm và thảo luận. - HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý. - Quan sát GV tóm tắt bài. - HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ. - HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý. - Quan sát GV tóm tắt bài. - HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ. - HS trình bày kết quả và các nhóm khác tham gia góp ý. - Quan sát GV tóm tắt bài. - HS xem một số tranh và phát biểu cảm nghĩ. II/. Một số hoạt động mỹ thuật. - Người đi đầu cho hội họa mới ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến với tác phẩm “Chân dung cụ Tú Mền”. Từ năm 1925 đến 1930 là sự đóng góp không nhỏ của các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn - Cách mạng tháng 8 thành công một số họa sĩ được vào Phủ Chủ Tịch để vẽ và nặn tượng về Bác Hồ. Một số họa sĩ khác say sưa vẽ phố phường Hà Nội rợp cờ hoa mừng ngày độc lập. - Kháng chiến toàn quốc bùng nổ các họa sĩ cũng nhanh chóng có mặt hầu hết các mặt trận. Các nhóm văn nghệ kháng chiến được thành lập khắp nơi đã phản ánh trung thực về cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc. - Tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ (Tô Ngọc Vân), Bát nước (Sỹ Ngọc), Trận Tầm Vu (Nguyễn Hiêm), Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng) 4. Củng cố (4 phút) - GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học chủ yếu ở giai đoạn 1945-1954. - GV nhận xét buổi học, khuyến khích các nhóm hoạt động sôi nổi. 5. HDVN (1 phút) + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK, sưu tầm tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này. Duyệt của tổ chuyên môn Ngày soạn: _____________ TIẾT: 21 – TTMT MỘT SỐ T.GIẢ VÀ T.PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MT VIỆT NAM TỪ CUỐI TK XIX ĐẾN NĂM 1954 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái quát về thân thế và sự nghiệp của một số họa sĩ và cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung lẫn nghệ thuật của một số tác phẩm tiêu biểu. 2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được tác phẩm mỹ thuật trong từng giai đoạn lịch sử. Hiểu thêm về phong cách sáng tác và kỹ thuật sử dụng chất liệu trong tranh của các họa sĩ. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn cuối TK XIX đến 1954. 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh. III. TIẾN TRÌNH DẠY 1. Ổn định tổ chức (1 phút) - Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số- Tên HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra đồ dùng hs 3. Bài mới (35 phút) + Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT Việt Nam giai đoạn từ TK 19 đến năm 1954. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về thân thế và sự nghiệp của các họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của MT Việt Nam giai đoạn từ cuối TK 19 đến năm 1954”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: (35 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử một số họa sĩ. 1 :Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. -- Ông sinh tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp CĐMT Đông Dương khóa đầu tiên 1925-1930. Ông chuyên vẽ tranh lụa, tranh của ông rung động lòng người ở tình cảm chân thật, trữ tìn
File đính kèm:
- My thuat 7 2016.doc