Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm - Lê Thị Hoài Thu

* HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát – nhận xét:

- GV yêu cầu HS quan sát bảng mẫu chữ ĐDDH và giới thiệu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm để HS nhận biết.

- GV cho HS quan sát một dòng chữ hoặc một khẩu hiệu có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

(?) Em có nhận xét gì về mẫu chữ trên?

( Chữ in hoa và có nét thanh nét đậm)

(?) Đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là gì?(chữ in hoa nét thanh nét đậm có các nét không đều nhau, nét thanh (nét nhỏ), nét đậm (nét to) ).

(?) Chiều ngang và chiều cao của chữ phụ thuộc vào điều gì?(chữ rộng theo chiều ngang và chiều cao chúng thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng)

(?) Kể tên những chữ cái chỉ chứa nét cong?( C, O, Q, S)

(?) Chữ cái chỉ có nét thẳng?(A, E, H, I, K, L, M, N, T,V,X,Y)

(?) Chữ cái kết hợp 2 nét cong và thẳng?( B, D, R, U, G, P)

(?) Trong một con chữ nét nào là nét thanh?(những nét đi lên và những nét nằm ngang)

(?) Trong một con chữ nét nào là nét đậm?(những nét đi xuống được coi là nét đậm

(?) So sánh nét thanh và nét đậm có tỉ lệ như thế nào với nhau?(nét thanh bằng 1/3 nét đậm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm - Lê Thị Hoài Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26 – Tiết:
Tuần CM:
Ngày dạy:
Người soạn: Lê Thị Hoài Thu
Vẽ trang trí
KẺ CHỮ IN HOA
NÉT THANH NÉT ĐẬM
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: HS tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của kiểu chữ trang trí.
1.2 Kỹ năng: HS biết được đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm và cách sắp xếp dòng chữ.
1.3 Thái độ: HS kẻ được một khẩu hiệu ngắn kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tô màu.
2. TRỌNG TÂM:
- HS biết cách sắp xếp dòng chữ, cách trình bày và tỉ lệ chữ in hoa nét thanh nét đậm vào cuộc sống.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Một số bìa sách báo, khẩu hiệu có chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Bài kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm của HS năm trước.
- Hình minh họa cách sắp xếp dòng chữ.
3.2 Học sinh:
- Đọc và xem trước bài.
- Sưu tầm một số bìa sách, báo có chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, tẩy, màu,...
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số.
4.2 Kiểm tra miệng: 
- GV gọi một số HS đem bài của tuần trước lên bảng.
- HS cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá và xếp loại.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
4.3 Bài mới:
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ1: Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát một số bài kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm và hướng dẫn vào bài.
 Khi đi ngoài đường, các em thường thấy các bảng hiệu của các cửa hàng. Người ta thường dùng các chữ cái để quảng cáo tên riêng của mình. Vậy để kẻ được những chữ cái đó hôm nay chúng ta sẽ vào bài “Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm”.
* HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát – nhận xét:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng mẫu chữ ĐDDH và giới thiệu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm để HS nhận biết.
- GV cho HS quan sát một dòng chữ hoặc một khẩu hiệu có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
(?) Em có nhận xét gì về mẫu chữ trên?
( Chữ in hoa và có nét thanh nét đậm)
(?) Đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là gì?(chữ in hoa nét thanh nét đậm có các nét không đều nhau, nét thanh (nét nhỏ), nét đậm (nét to) ).
(?) Chiều ngang và chiều cao của chữ phụ thuộc vào điều gì?(chữ rộng theo chiều ngang và chiều cao chúng thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng)
(?) Kể tên những chữ cái chỉ chứa nét cong?( C, O, Q, S)
(?) Chữ cái chỉ có nét thẳng?(A, E, H, I, K, L, M, N, T,V,X,Y)
(?) Chữ cái kết hợp 2 nét cong và thẳng?( B, D, R, U, G, P)
(?) Trong một con chữ nét nào là nét thanh?(những nét đi lên và những nét nằm ngang)
(?) Trong một con chữ nét nào là nét đậm?(những nét đi xuống được coi là nét đậm
(?) So sánh nét thanh và nét đậm có tỉ lệ như thế nào với nhau?(nét thanh bằng 1/3 nét đậm)
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV minh hoạ bảng về độ rộng - hẹp của các nét chữ:
Rộng nhất : M, O, Q, C, G, A, D, 
Vừa : R, V, S, H, K, B, N, 
Hẹp : I, U, T, L 
- GV giới thiệu một số minh hoạ chữ ở bìa sách, báo, giấy khen, khẩu hiệu,
* HĐ3: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- Hướng dẫn HS cách gọi kí tự, con chữ, chữ.
(?) Để có được một dòng chữ đẹp và đúng với kích thước được quy định, chúng ta sẽ làm gì đầu tiên? ( Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ)
(?) Ước lượng rồi các em sẽ phân chia trên dòng chữ như thế nào?( Phân chia khoảng cách các con chữ và các chữ)
(?) Cuối cùng chúng ta sẽ làm gì?( Kẻ chữ và tô màu.
- GV nhận xét và bổ sung.
* HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài: 
- GV đưa ra yêu cầu bài tập cho HS vẽ bài.
 - Cho HS xem bài của HS năm trước để HS dễ dàng nắm bắt được bài học.
- GV bao quát lớp, theo dõi, hướng dẫn và chỉnh sửa cho HS vẽ chưa được.
I. Quan sát, nhận xét:
- Chữ in hoa nét thanh, nét đậm là loại chữ mà trong một con chữ vừa có nét thanh, vừa có nét đậm.
- Chữ in hoa nét thanh, nét đậm có con chữ rộng ngang như chữ M, G... và có con chữ hẹp ngang như E, T,..
- Chữ in hoa nét thanh, nét đậm có thể có chân hoặc không có chân.
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
II. Cách vẽ:
1. Tìm bố cục dòng chữ, ước lượng chiều dài của dòng chữ:
2. Chia khoảng cách các con chữ:
3. Kẻ chữ và tô màu:
III. Thực hành:
- Kẻ một dòng chữ nét thanh, nét đậm 
“HỌC TẬP TỐT” trên khổ giấy A4.
- Tô màu và trang trí cho dòng chữ nổi, rõ (có thể tô màu nền).
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh.
- GV gợi ý cho HS quan sát, nhận xét.
Bố cục.
Cách kẻ chữ.
Màu sắc.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm các bài.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Đối với bài học ở tiết này:
- Hoàn thành bài vẽ và nộp vào tiết sau.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài 27: VTM “ Mẫu có hai đồ vật” (Tiết 1 – Vẽ hình)
HS đem vật mẫu, giấy A4. chì, màu, tẩy,...
Xem trước nội dung bài học SGK/144.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Kiến thức:	
- Kỹ năng:	
- Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	

File đính kèm:

  • docBai_26_Ke_chu_in_hoa_net_thanh_net_dam.doc