Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 11: Vẽ trang trí Màu sắc - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Sen

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên.( 10p)

GV: Cho HS chơi trò chơi.

- Gọi 2 HS lên bảng, viết tên những màu mà em biết. Sau thời gian hết 1 bài hát dưới lớp bạn nào viết được tên nhiều màu hơn sẽ chiến thắng.

? Những màu này có ở đâu?

- GV trình chiếu hình ảnh những màu trong thiên nhiên.

? Em thấy màu sắc trong thiên nhiên như thế nào?

? Nhờ đâu mà chúng ta thấy được màu sắc ?

- GV yêu cầu HS quan sát màu ở cầu vồng và đọc tên những màu đó.

- HS quan sát tranh.

? Em thấy màu sắc như thế nào khi ánh sáng thay đổi?

GV: Cảnh vật tươi sáng dưới ánh mặt trời, sẫm lại khi hoàng hôn xuống, không nhìn thấy màu sắc trong đêm tối.

- GV liên hệ thực tế và giáo dục HS: Màu sắc làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, phong phú hơn. Màu sắc hiện hữu trong tất cả mọi vật. Nhưng hiện nay màu sắc đang dần mất đi: Cây xanh bị chặt phá, nguồn nước, bầu trời đổi màu đen ngòm, xám xịt do ý thức của con người đối với môi trường chưa tốt. Để giữ cho màu sắc luôn đẹp chúng ta cần biết bảo vệ môi trường để môi trường xung quanh chúng ta luôn xanh- sạch- đẹp.

- GV kết luận : Ngoài màu sắc có trong tự nhiên còn có màu sắc do con người tạo ra.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 11: Vẽ trang trí Màu sắc - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 28. 11. 2015
Tiết ppct: Tiết 11 Ngày dạy: 02. 11. 2015 
BÀI 11 : VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, vẻ đẹp và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người. 
- Có kiến thức cơ bản về màu sắc ( ở mức độ sơ lược )
- Hiểu cách pha màu để tại ra màu mới theo ý muốn ( ở mức độ đơn giản )
- Nhận biết một số chất liệu màu vẽ quen thuộc 
2. Kĩ năng: Pha trộn được các cặp: Màu nhị hợp, màu tam hợp.
- Biết được các cặp Màu bổ túc, màu tương phản, gam màu nóng, gam màu lạnh .
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp và sự đa dạng về màu sắc trong tự nhiên và màu sắc trong hội hoạ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. GV chuẩn bị :
- Giáo án trình chiếu.
- Dụng cụ pha màu
- Một số loại màu vẽ thông dụng.
2. Học sinh chuẩn bị :
- Vở ghi, SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh màu.
- Màu vẽ.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, làm việc theo nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2p)
- Chọn phương án đúng
? Chùa một cột được xây dựng vào năm bao nhiêu, ở đâu:
 a. Năm 1048 ở Hà Tây.
 b. Năm 1049 ở Hà Nội.
 c. Năm 1050 ở Quảng Ninh 
? Tượng A- Di - Đà được tạc ở chùa
 nào sau đây:
Chùa Phật Tích Tỉnh Bắc Ninh
Chùa Thái Lạc Tỉnh Hưng Yên.
Chùa Keo Tỉnh Thái Bình.
 3. Bài mới: ( 2p)
GV trình chiếu 1 số hình trắng đen.
? Em sẽ thấy như thế nào khi xung quanh chúng ta không có màu sắc?
GV: Màu sắc rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Cuộc sống không thể không có màu sắc. Vậy màu sắc có ở đâu, màu vẽ có những màu nào? Để hiểu hơn về màu sắc lớp chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên.( 10p)
GV: Cho HS chơi trò chơi.
- Gọi 2 HS lên bảng, viết tên những màu mà em biết. Sau thời gian hết 1 bài hát dưới lớp bạn nào viết được tên nhiều màu hơn sẽ chiến thắng.
? Những màu này có ở đâu?
- GV trình chiếu hình ảnh những màu trong thiên nhiên.
? Em thấy màu sắc trong thiên nhiên như thế nào?
? Nhờ đâu mà chúng ta thấy được màu sắc ?
- GV yêu cầu HS quan sát màu ở cầu vồng và đọc tên những màu đó.
- HS quan sát tranh.
? Em thấy màu sắc như thế nào khi ánh sáng thay đổi?
GV: Cảnh vật tươi sáng dưới ánh mặt trời, sẫm lại khi hoàng hôn xuống, không nhìn thấy màu sắc trong đêm tối.
- GV liên hệ thực tế và giáo dục HS: Màu sắc làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, phong phú hơn. Màu sắc hiện hữu trong tất cả mọi vật. Nhưng hiện nay màu sắc đang dần mất đi: Cây xanh bị chặt phá, nguồn nước, bầu trời đổi màu đen ngòm, xám xịt do ý thức của con người đối với môi trường chưa tốt. Để giữ cho màu sắc luôn đẹp chúng ta cần biết bảo vệ môi trường để môi trường xung quanh chúng ta luôn xanh- sạch- đẹp.
- GV kết luận : Ngoài màu sắc có trong tự nhiên còn có màu sắc do con người tạo ra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về màu vẽ và cách pha màu: ( 20p)
GV: Màu vẽ là màu do con người tạo ra.
- GV giới thiệu trên đồ dùng.
CH: Em hãy đọc tên các màu trên ?
- GV: Pha trộn các màu cơ bản, ta có nhiều màu khác nhau.
GV chia lớp làm các nhóm nhỏ ( theo bàn ) yêu cầu sử dụng màu sáp hoặc màu nước pha trộn để có một màu mới bằng cách :
- Lấy màu đỏ + màu vàng =
- Màu vàng + màu lam =
- Màu lam + màu đỏ =
- Mỗi bàn làm 1 màu khác nhau. Đồng thời GV sử dụng màu bột làm tương tự.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời. So sánh với kết quả của GV.
- GV kết luận.
- Cứ pha 2 màu như trên ta sẽ có một màu khác. Vì vậy ta có thể pha ra nhiều màu để vẽ, để tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Tuỳ theo liều lượng ít hay nhiều của mỗi màu mà màu thứ 3 có độ đậm nhạt khác nhau.
- GV giới thiệu một số sản phẩm hàng hóa yêu cầu HS tìm ra màu Bổ túc và ứng dụng của nó.
- GV: Màu bổ túc là những màu đối diện nhau trong vòng màu, khi đặt cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, làm cho nhau rõ ràng, nổi bật.
CH: Kể tên những cặp màu Tương phản? màu Tương phản thường dùng ở đâu?
GV: Màu Tương phản đặt cạnh nhau sẽ làm cho nhau rõ ràng, nổi bật.
- GV giới thiệu 2 lọ hoa yêu cầu HS nhận ra đâu là màu Nóng, đâu là màu Lạnh.
- Màu Nóng tự nó phản chiếu và gây sự chú ý. Có ảnh hưởng mạnh mẽ làm tác động đến không gian xung quanh.
- Màu Lạnh làm cho người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
? Tác dụng của Màu Nóng, Màu Lạnh?
 - GV giới thiệu một số hình ảnh của ứng dụng màu sắc trong thực tế.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số loại màu vẽ thông dụng ( 5p)
? Thông qua thực tế em hãy kể tên một số màu vẽ thông dụng ?
- GV giới thiệu một số loại màu vẽ và cách sử dụng của chúng để HS nắm được nội dung .
* Màu bột: Là màu ở dạng bột khi vẽ pha với nước và keo .
* Màu nước: Là màu đã pha với keo, đựng vào tuýp hoặc trong hộp có các ngăn. Khi vẽ ta phải pha với nước sạch.
* Sáp màu: Là màu đã chế, ở dạng thỏi, vẽ trên giấy, màu tươi sáng.
* Bút dạ: Màu ở dạng nước, chứa trong ống phớt, ngòi là dạ mềm. màu đậm, tươi.
 HS tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên.
- HS: Xanh, Đỏ, Trắng, Vàng...
HS: Có trong thiên nhiên.
- HS: Rất phong phú.
- HS: thấy được màu sắc nhờ vào ánh sáng.
- HS quan sát trả lời.
- HS trả lời theo cảm nhận .
Hoạt động 2: HS tìm hiểu về màu vẽ và cách pha màu:
- HS đọc màu sắc có trong tranh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS: Quan sát trả lời.
 HS tìm hiểu một số loại màu vẽ thông dụng 
- HS: Màu bột, màu nước, chì màu ,bút dạ
I. MÀU SẮC TRONG THIÊN NHIÊN:
- Rất phong phú .
- Ánh sáng có 7 màu. ( Đỏ- Cam- Vàng- Lục- Lam- Chàm- Tím.)
II. MÀU VẼ VÀ CÁCH PHA MÀU :
1. Màu cơ bản: ( Màu gốc, màu chính ) 
 - Là màu tự nó có, từ nó mới có thể pha trộn ra các màu khác.
- Đỏ, lam, vàng.
2. Màu nhị hợp: 
- Là màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành.
- Đỏ + vàng = cam
- Đỏ + lam = tím 
- Lam + vàng = lục
3. Màu bổ túc:
+ Đỏ - lục
+ Vàng - tím
+ Da cam - lam.
- Thường được dùng trong trang trí, quảng cáo, bao bì..
4. Màu tương phản: 
 Đỏ - Vàng
 Đỏ - Trắng
 Vàng - Lục.
- Thường dùng trong trang trí khẩu hiệu, tranh cổ động.
5. Màu nóng:
- Là màu tạo cảm giác ấm, nóng.
 Đỏ, Vàng, Da cam
6. Màu lạnh: 
- Là màu tạo cảm giác mát, dịu.
 Lam, Lục, Tím
III. MỘT SỐ LOẠI MÀU VẼ THÔNG DỤNG :
- Màu bột, màu nước, chì màu, bút dạ
 4.Nhận xét _ đánh giá : ( 4p )
- GV chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu HS hoàn chỉnh các loại màu tương ứng: Màu Cơ Bản, Màu nhị hợp, Màu bổ túc, Màu tương phản, Màu nóng, Màu lạnh.
- Thời gian: 3 phút.
- Sau thời gian làm bài. GV chọn 1 nhóm để sửa, các nhóm còn lại chấm chéo dựa vào đáp án của GV.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt và tổng kết bài.
5. Dặn dò: (1p).
- Quan sát thiên nhiên và gọi tên màu ở một số đồ vật.
- Xem trước bài 12.

File đính kèm:

  • docBai_10_Mau_sac.doc