Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021
NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1.Phương pháp: Gợi mở, trực quan, thực hành luyện tập.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
* Giáo viên:
- Sách dạy MT lớp 3, bài vẽ của HS.
- Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 3.
- Sản phẩm của Tiết 1.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra đồ dùng học tập (2p)
2. Các hoạt động
TUẦN 3 Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2020 Buổi sáng: Tiết 4: Mĩ thuật (Lớp 5) CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU - Thể hiện tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác nhau. - Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1.Phương pháp: Gợi mở, trực quan, thực hành luyện tập. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * GV: SGK, hình minh họa. * HS: Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, bìa, gương, ảnh chụp chân dung IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2. Các hoạt động Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(18p) - HS tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm của mình ở tiết 1: Thể hiện chân dung tự họa .Có thể vẽ, xé dán hay dùng các vật liệu k ... - HS tham khảo hình 1.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. - GV theo dõi giúp hs hoàn thành sản phẩm theo ý mình. Hoạt động 4:Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(15p) - GV cho HS dán bài của mình lên bảng. - GV cho HS quan sát tranh của các bạn trong lớp. - GV cho HS lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm. - HS thuyết trình về sản phẩm của mình, các hs khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ để khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá - Câu hỏi gợi mở: + Em thấy bức chân dung nào giống tác giả nhất, nhân vật trong tranh thể hiện cảm + Em có nhận xét gì về bố cục , màu sắc trong sản phẩm của mình, của bạn. + Em hãy giới thiệu vài nét về bản thân,như tên tuổi, sở thích... + Em hãy mời tác giả bức chân dung em thích nhất lên chia sẻ về tác phẩm của mình. * GV tổng kết chủ đề, đánh giá giờ học, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp. * Vận dụng, sáng tạo: Gợi ý HS thực hành tự hoạ chân dung của mình hoặc tạo hình chân dung người thân bằng các chất liệu khác nhau. *Cũng cố dặn dò:(1p) Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. ******************************************** Buổi chiều: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) Tiết 1, 2, 3 Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC Tuần 3: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG 1. Mục tiêu Sau các hoạt động, HS có khả năng: - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học 3.Các hoạt động cụ thể - Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra đồ dùng(2p) - Khởi động: (3p) Cho học sinh đứng dậy vỗ tay phụ họa theo lời bài hát “Em yêu trường em” + Bài hát nóí về chủ đê gì? Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài. Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”(15p) - Thực hiện trò chơi theo nhóm - HS chia thành các nhóm 6- 10người. - GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba” Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. - Làm việc cả lớp - HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: + Em có vui khi tham gia trò chơi này không? + Em có bị thua cuộc lần nào không? + Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? + Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...) * Kết luận - Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu một ngày ở trường của em (13p) - Giáo viên cho cả lớp quan sát các tranh trong STN (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? + Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? Làm việc theo nhóm 2 học sinh.Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kếtluận. * Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường 4.Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những học sinh tích cực phát biểu *************************************** Thứ 5 ngày 1 tháng 10 năm 2020 Buổi chiều Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1.Phương pháp: Gợi mở, trực quan, thực hành luyện tập. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * Giáo viên: - Sách dạy MT lớp 3, bài vẽ của HS. - Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí. * Học sinh: - Sách học MT lớp 3. - Sản phẩm của Tiết 1. - Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra đồ dùng học tập (2p) 2. Các hoạt động Hoạt động 3: Thực hành(18p) - Hoạt động cá nhân: + Yêu cầu mỗi HS tạo dáng, trang trí, vẽ màu 1 vài chữ có độ cao bằng nhau. - Hoạt động nhóm: + Gợi ý HS mỗi nhóm ghép các chữ cái đã tạo được thành cụm từ có ý nghĩa và trang trí cho đẹp hơn. - Quan sát, động viên HS làm bài Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(13p) - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm. Gợi ý HS khác đặt câu hỏi chia sẻ, học tập. - Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình: + Các chữ cái của nhóm em được tạo dáng và trang trí như thế nào? + Em có nhận xét gì về độ dầy của các nét trong một chữ cái? + Cụm từ được ghép của nhóm em có ý nghĩa gì? Các chữ được ghép đã đẹp chưa? + Em thích bài tập của nhóm nào? Em học hỏi được gì từ bài vẽ của nhóm bạn? - Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm. - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS học tốt. * Vận dụng và sáng tạo:(1p) - Gợi ý HS tạo dáng và trang trí chữ dưới hình thức và vật liệu khác làm bưu thiếp * Dặn dò:(1p) - Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: Mặt nạ con thú. - Quan sát gương mặt của các con vật. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng: Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, kéo... Thứ 6 ngày 02 tháng 10 năm 2020 Buổi chiều: Tiết 1, 2, 3: Hoạt động NGLL (Lớp 2) Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC Tiết 1: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG 1. Mục tiêu Sau các hoạt động, HS có khả năng: - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học 3.Các hoạt động cụ thể - Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra đồ dùng(2p) - Khởi động: (3p) Cho học sinh đứng dậy vỗ tay phụ họa theo lời bài hát “Em yêu trường em” + Bài hát nóí về chủ đê gì? Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài. Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”(15p) - Thực hiện trò chơi theo nhóm - HS chia thành các nhóm 6- 10 người. - GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba” Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. - Làm việc cả lớp. - HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: + Em có vui khi tham gia trò chơi này không? + Em có bị thua cuộc lần nào không? + Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? + Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...) * Kết luận - Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu một ngày ở trường của em (13p) - HS cả lớp quan sát các tranh và trả lời một số câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? + Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? Giáo viên cho hs làm việc theo nhóm 4 . Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? - HS bày tỏ ý kiến; - GV nhận xét và rút ra kết luận. * Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường 4.Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những học sinh tích cực phát biểu
File đính kèm:
giao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc