Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021
Thø 5 ngµy 17 th¸ng 12 n¨m 2020
Chủ đề 6: BỐN MÙA (3 T)
(TIẾT 2)
i. Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm của bốn mùa trong năm (Xuân, hạ, thu, đông).
- Bước đầu biết sử dụng màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh bốn mùa trong năm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
II. Phương pháp:
- Phương pháp: vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, tiếp cận chủ đề
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Gv: + Sách học.
+ Các hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.
+ Ảnh về cảnh đẹp bốn mùa trong năm.
+ Một số bài vẽ của Hs.
+ Hình minh họa hướng dẫn thực hiện.
Hs: + Sách học.
+ Giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo, màu vẽ, .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Khởi động.
Cho cả lớp hát.
B. Kiểm tra đồ dùng.
Kiểm tra bài cũ.
Gv nhận xét.
C. Bài mới
TUẦN 13 Mĩ thuật lớp 5 Chủ đề: Trường em (Tuần 13) i. Môc tiªu: Giúp hs hiểu biết về trường học thông qua trải nghiệm thực tế Thêm yêu mến trường học HS biết cách tạo ra những sản phẩm về chủ đề trường em với nhiều chất liệu hình thức thể hiện II. Phương pháp: Quan sát, trải nghiệm thực tế, ghi nhớ , hoạt động nhóm. Tìm hiểu nội dung chủ đề qua trải nghệm thực tế. - Cho Hs ra sân trường quan sát trường học. - Gv gợi ý Hs nhớ lại các hình ảnh, sự kiện về trường học. + Quang cảnh của trường em như thế nào? Những hoạt động gì thường diễn ra trong trường? + Em đang tham gia những hoạt động gì trong trường? hoạt động nào trong trường làm em nhớ nhất? hoạt động diễn ra thế nào? Quang cảnh của trường lúc đó khác gì bây giờ? - Cho Hs thảo luận nhóm để Hs tìm hiểu về chủ đề “trường em”. - Đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét, tóm tắt: sgk Tìm hiểu cách thể hiện chủ đề qua sản phẩm -Yêu cầu Hs quan sát hình 5.1 để Hs tìm hiểu các sản phẩm tạo hình chủ đề “Trường em” - Gv nêu câu hỏi gợi mở: Sgk Gv tóm tắt: Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện - Hs thảo luận để tìm hiểu cách tạo hình từ lá cây. + Em sẽ tạo hình gì từ lá cây? + Em sử dụng lá cây để tạo hình như thế nào? + Em kết hợp lá cây với chất liệu khác không? - Yêu cầu Hs quan sát hình 4.3, 4.4 để tham khảo. Gv tóm tắt: Sgk - Yêu cầu Hs tham khảo hình 4.5 để có ý tưởng sáng tạo. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện - Gv gợi ý để Hs lựa chọn nội dung và hình thức, vật liệu để thực hiện tạo hình sản phẩm với chủ đề “Trường em”. Câu hỏi gợi mở: Sgk. - Yêu cầu Hs quan sát hình 5.2, 5.3 sách học để Hs biết cách tạo hình sản phẩm với chủ đề “Trường em”. - Gv giới thiệu cho Hs rõ. - Gv tóm tắt: Sgk ---------------------------------------------- Kĩ thuật lớp 5 CẮT , KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (tt) I. Mục đích yêu cầu: HS cần phải: Làm được một sản phẩm khâu thêu . Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II.Đồ dùng dạy học: Một số sản phẩm khâu thêu đã học Tranh ảnh của các bài đã học. III . Các hoạt động dạy học. 1/Kiểm tra bài cũ: Gọi hs trả lời câu hỏi Kiểm tra sự chuẩn bị của hs GV nhận xét ghi điểm. 2/Bài mới: Giới thiệu bài. GV giới thiệu ghi đề bài b. Thực hành: HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn. -GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. Học sinh đoc đề bài. Các nhóm thực hiện yêu cầu và báo cáo kết quả đánh giá. 3/Nhận xét- dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau: “ Tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu tự ” ------------------------------------------------------------------- HĐNGLL LỚP 2 An toàn giao thông BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ A/ Mục tiêu 1. Kiến thức: ª Học sinh kể tên mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường mà em biết (rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè,...). Biết được sự khác nhau đường phố, ngõ hẻm, ngã ba, ngã tư 2. Kĩ năng: Nhớ tên và nêu được đặc điểm của đường nơi em ở. Nhận biết được một số đặc điểm về đường an toàn và không an toàn của đường phố . 3.Thái độ: Thực hiện đúng các qui đinh khi đi trên đường. B/ Chuẩn bị: 4 tranh nhỏ cho 4 nhóm thảo luận như trong SGK. C/ Lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ) Hoạt động 1: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi đi trên đường phố em thường đi ở đâu để được an toàn ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 2.Bài mới: 2.1) Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về “Con đường nơi em ở” 2.2)Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điẻm con đường nhà em a/ Mục tiêu: HS Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em ở. Kể tên mô tả được một số con đường em thường đi qua . b / Tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ (Các em ở cùng xóm hoặc đi chung đường thành một nhóm) - Phát phiếu đến các nhóm. - Yêu cầu thảo luận hoàn thành các câu hỏi đã ghi sẵn trong phiếu. - Hàng ngày đến trường em đi qua những con đường nào ? - Trường của chúng ta năm trên con đường nào ? Đặc điểm của những con đường đó ? Có mấy đường một chiều ? Có giải phân cách ở giữa đường hai chiều không ? - Mấy đường có vỉa hè ? - Khi đi trên đường đó em đi như thế nào ? * Kết luận: Các em cần nhớ tên đường nơi em ở và những đặc điểm của đường em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận: Đi trên vỉa hè. Quan sát cẩn thận khi đi trên đường . 2.3) Hoạt động 3: -Tìm hiểu đường an toàn và chưa an toàn: - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát tranh và chỉ ra tranh nào chụp về con đường an toàn,tranh nào chụp con đường không an toàn ? Giải thích - GV mời lần lượt từng nhóm lên gắn từng bức tranh và trình bày ý kiến . -Giáo viên kết luận như trong sách giáo khoa . 2.4/ Hoạt động 4: Trò chơi: Nhớ tên đường a/ Mục tiêu: Kể tên và mô tả một số con đường các em thường đi qua. b/ Tiến hành: Tổ chức cho 3 đội chơi. Thi ghi tên những con đường mà em biết. - Yêu cầu 3 đội mỗi lần 1 em lên viết tên đường mà em biết. -Giáo viên theo dõi nhận xét bình chọn đội thắng cuộc là đội viết đước nhiều tên đường và đúng. 2.5) Củng cố –Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Yêu cầu nêu lại các hành vi an toàn và nguy hiểm. - Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế. - Ta phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn. - Lớp theo dõi giới thiệu - Hai học sinh nhắc lại tựa bài - Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Thảo luận trả lời vào phiếu sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung nếu có. - Lớp chia thành các nhóm nhỏ nhận tranh của mỗi nhóm. - Quan sát và rút ra nhận xét sau đó cử đại diện lên trình bày. + Tranh 1: Đường an toàn vì 2 chiều có giải phân cách có vỉa hè rộng có vạch kẻ đường. + Tranh 2: Đường an toàn vì 1 chiều lòng đường rộng có đèn tín hiệu, có biển báo hiệu giao thông . + Tranh 3: Đường chưa an toàn vì ngõ hẹp, vỉa hè không có, người và xe cộ đi chen lấn nhau . + Tranh 4: Đường chưa an toàn vì 2 chiều lòng đường hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm. - Lớp cử ra 3 đội mỗi đội 4 em. - Lần lượt mỗi em lên viết một tên đường rồi chạy xuống đến lượt em khác. - Lớp nhận xét bình chọn đội chiến thắng - Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . Thø 5 ngµy 17 th¸ng 12 n¨m 2020 Chủ đề 6: BỐN MÙA (3 T) (TIẾT 2) i. Môc tiªu: - Nêu được những đặc điểm của bốn mùa trong năm (Xuân, hạ, thu, đông). - Bước đầu biết sử dụng màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh bốn mùa trong năm. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. II. Phương pháp: - Phương pháp: vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, tiếp cận chủ đề - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện: Gv: + Sách học. + Các hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề. + Ảnh về cảnh đẹp bốn mùa trong năm. + Một số bài vẽ của Hs. + Hình minh họa hướng dẫn thực hiện. Hs: + Sách học. + Giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo, màu vẽ, ... III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: A. Khởi động. Cho cả lớp hát. B. Kiểm tra đồ dùng. Kiểm tra bài cũ. Gv nhận xét. C. Bài mới Hoạt động 2:Hướng dẫn thực hành - Yêu cầu Hs suy nghĩ tìm ra ý tưởng cho bức tranh của nhóm về phong cảnh bốn mùa. + Các em sẽ chọn phong cảnh, hoạt động của con người vào thời điểm nào? + Em cùng các bạn chọn hình thức nào thực hiện? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính phụ của bức tranh? + Em sử dụng màu của bức tranh như thế nào, sử dụng nhiều màu nóng hay màu lạnh? - Yêu cầu Hs quan sát hình 6.3 để Hs rõ cách thực hiện. Gv tóm tắt: sgk. - Yêu cầu Hs tham khảo hình 6.4 để Hs có ý tưởng vẽ tranh phong cảnh bốn mùa. Lưu ý: Các màu nóng đỏ, vàng, cam thường mang lại cảm giác sôi nổi, ấm áp, Các màu như màu lam, lục, tím thường mang lại cảm giác mát mẻ, yên bình,.. Hoạt động 3:Hướng dẫn thực hành 3.1. Hoạt động cá nhân. - Yêu cầu Hs vẽ hình ảnh theo sự phân công của nhóm. - Vẽ màu vào các hình ảnh và cắt rời ra để tạo kho hình ảnh. 4. Hoạt động 4. Nhận xét tiết học và dặn dò -------------------------------------------------------------------------------- Mĩ thuật lớp 1 Bài 7: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS,...thông qua một số biểu hiện và hoạt động cụ thể sau: - Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập. - Biết nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,... - Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1. Năng lực mĩ thuật - Nhận biết được một số hình thức trang trí bằng chấm và nét ở đối tượng. - Tạo được hình sản phẩm và sử dụng chấm, nét để trang trí theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ dùng. - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, họa phẩm,để tạo hình và trang trí. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận với bạn và trưng bày, nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. 2.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,...sản phẩm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo. Sưu tầm đồ dùng, vật liệu sẵn có ở địa phương theo GV đã hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá. 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động - Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị bài học của học sinh. - Giới thiệu hình ảnh một số đồ vật (hoặc vật thật) chưa trang trí và hình ảnh/ vật thật đã trang trí. Nêu vấn đề, gợi mở HS chia sẻ cảm nhận với đặc điểm từng loại. - GV chốt ý từ đó liên hệ giới thiệu nội dung bài học. Ghi đề bài: Trang trí bằng chấm và nét. Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết - Tổ chức học sinh quan sát hình ảnh trang 33, 34 SGK (Quan sát, nhận biết) và hình ảnh đồ vật hoặc vật thật do GV, HS chuẩn bị. Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các nội dung: + Nêu tên một số đồ vật sẵn có chưa được trang trí. + Nêu tên một số sản phẩm, đồ vật đã được trang trí. + Giới thiệu các màu sắc, chấm, nét được trang trí ở sản phẩm/ đồ vật. - Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. - Nhận xét, tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm. - Gợi mở HS nhớ về những gì đã nhìn hoặc quan sát thấy các hình ảnh, đồ vật, đồ dùng,... ở xung quanh có sử dụng hình ảnh trang trí kết hợp chấm với nét. Ví dụ: + Trong lớp: trên tường, các giấy khen, đồng hồ,... + Trên đồ dùng học tập, trang phục,... + Đồ dùng trong gia đình: lọ hoa, bát đĩa, khăn trải bàn, thảm,... - Gợi nhắc: Trong cuộc sống có nhiều đồ vật được trang trí bằng chấm, nét, màu sắc. Các đồ vật trang trí sẽ đẹp hơn. - Tổng kết nội dung quan sát, nhận biết; gợi mở nội dung thực hành sáng tạo. Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo 3.1. Tìm hiểu cách tạo hình và trang trí bằng chấm và nét - Tổ chức cho HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát hình minh họa trang 34, 35 SGK. Sử dụng câu hỏi gợi mở để HS nêu được cách thực hành tạo hình đồ vật/ con vật và trang trí bằng chấm và nét. - GV giới thiệu và thị phạm minh họa, kết hợp giảng giải, tương tác với HS về cách thực hiện: + Tạo hình và trang trí từ vật liệu sẵn có. Ví dụ: hình ảnh con cá, cái ô ở trang 34, 35 SGK. . Lựa chọn vật liệu để tạo hình . Tạo hình đồ vật/ con vật dựa trên vật liệu đã có. . Trang trí cho hình vừa tạo được bằng chấm và nét. + Trang trí trên vật liệu sẵn có, ví dụ: . Vẽ/ dán thêm chi tiết từ vật liệu sẵn có hình tròn. . Vẽ/ dán thêm chi tiết từ vật liệu dạng khối trụ. 3.2. Tổ chức HS thực hành - Bố trí HS ngồi theo nhóm (6 HS) - Giao nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn vật liệu, đồ vật,...để trang trí; chọn kiểu trang trí. - Lưu ý HS: Sử dụng kích thước chấm giống nhau hoặc khác nhau; Sử dụng các nét khác nhau; Kết hợp sử dụng chấm và nét. - Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành - Gợi mở nội dung HS trao đổi/ thảo luận trong thực hành. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học - Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. - Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. - Để đồ dùng lên bàn GV kiểm tra. - HS quan sát, chia sẻ cảm nhận (đẹp, thích/ không thích). - Lắng nghe, nhắc đề bài. - Thảo luận nhóm theo các nội dung giáo viên hướng dẫn. - Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, quan sát, suy nghĩ và chia sẻ. - Lắng nghe. - Quan sát, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Quan sát, lắng nghe. Tham gia tương tác cùng GV. - Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS - Tạo sản phẩm cá nhân. - Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành. - Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
File đính kèm:
giao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.docx