Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 30

I, MỤC TIÊU:

- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.

- HS biết cách nặn và nặn được 1 hoặc 2 hình người hay con vật, tạo dáng theo ý thích.

- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Nội dung bài.

+ Sưu tầm một số tượng nhỏ về người và vật.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ đất nặn.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Bài 30 – Lớp 5
 VẼ TRANG TRÍ:
Trang trí đầu báo tường.
Ngày dạy:8/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu ý nghĩa của báo tường.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Sưu tầm một số đầu báo.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
Cho HS quan sát một số đầu báo tường trong SGK.
H: Báo tường thường được làm vào những dịp nào?
(Kỉ niệm và tuyên truyền cho các ngày lễ lớn)
H: Phần thu hút người xem là phần nào của đầu báo?
(đầu báo)
HS trả lời, nhận xét.
GV giải thích thêm: Tại sao lại gọi là báo tường?
HĐ2: Cách trang trí đầu báo tường :
GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ và vẽ minh hoạ cách trang trí đầu báo tường:
H: Trên đầu báo được trang trí những nội dung nào?
(Tên đầu báo, tên lớp - chi đội, biểu tượng)
H: Những kiểu chữ nào được dùng để trang trí đầu báo? (nhiều kiểu chữ)
GV hướng dẫn cụ thể:
+ Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối.
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
+ Vẽ màu.
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ và cho HS nhắc lại cách trang trí.
HĐ3: Thực hành:
Gv chia nhóm, giao việc.
GV giao việc và giấy cho nhóm.
Các nhóm làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ góp ý những nhóm còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình. Dán trên bảng, nhận xét về:
+ Bố cục (rõ nội dung).
+ cách kể chữ (tên báo nổi rõ, đẹp)
+ Hình minh hoạ (phù hợp).
+ Màu sắc (tươi sáng, hấp dẫn)
- HS tự xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi bài đẹp của nhóm.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách trang trí đầu báo tường :
+ Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối.
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
+ Vẽ màu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
H: Hãy nêu tác dụng của đầu báo tường? 
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 31.
Bài 30 – Lớp 4
 TẬP NẶN TẠO DÁNG:
Đề tài tự chọn.
Ngày dạy: 9/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
- HS biết cách nặn và nặn được 1 hoặc 2 hình người hay con vật, tạo dáng theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Sưu tầm một số tượng nhỏ về người và vật.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ đất nặn.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số hình ảnh về tượng nhỏ về hình người và vật:
H: Hãy nêu các bộ phận chính của người hoặc của con vật?
(đầu, mình, thân, các chi...)
H: Tư thế của các con vật như thế nào?
(đi, đứng, chạy, nhảy...)
H: Em sẽ nặn về hình gì?
HS nêu, nhận xét.
GVTT: 
Đây là bài nặn tạo dáng theo đề tài tự do, nên các em có thể chọn một hình dáng người hoặc con vật mình thích để nặn.
HĐ2: Cách vẽ:
GV gợi ý để HS nhắc lại cách nặn.
HS đọc phần 2 SGK.
H: Có mấy cách nặn là những cách nào?
HS nêu, nhận xét.
GV chọn một con vật và thao tác nặn.
HS quan sát.
Cho HS quan sát Hình trang 73.
Cho HS nêu lại cách nặn một lần nữa.
HĐ3: Thực hành:
GV giao việc cho nhóm.
Chia đất.
Các nhóm tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS.
Nhắc nhở: Giữ vệ sinh chung.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Cho các nhóm trưng bày bài thực hành.
HS nhận xét về:
+ Hình (rõ đặc điểm)
+ Dáng (sinh động phù hợp với hoạt động)
- HS tự xếp loại bài nặn.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách vẽ:
+ Nặn từng bộ phận của người hoặc vật rồi đính ghép lại.
+ Có thể nặn các hình từ một miếng đất liền, sau đó dùng dao gọt - tỉa dần để được hình người hoặc con vật.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 31.
Bài 30 – Lớp 3
 VẼ THEO MẪU:
Cái ấm pha trà.
Ngày dạy: 11/4/2014
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
- HS vẽ được cái ấm pha trà.
- HS nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà (về hình dáng, cách trang trí).
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một vài cái ấm pha trà.
+ Tranh ảnh về cái cốc.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem vài mẫu cái ấm pha trà, để HS nhận ra:
+ ấm pha trà có nhiều hình dáng đa dạng, khác nhau.
H: Cái ấm trà gồm các bộ phận nào?
(Nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm...)
H: Chất liệu của ấm pha trà thường được làm bằng gì?
(Nhiều chất liệu: sứ, nhựa...)
H: Màu sắc của chúng như thế nào?
(nhiều màu sắc và cách trang trí khác nhau)
HS trả lời - nhận xét.
HĐ2: Cách vẽ ấm pha trà:
GV cho HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ: Muốn vẽ cái ấm đúng đẹp cần phải:
+ Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung của nó.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy.
+ ứơc lượng tỷ lệ các bộ phận: Miệng, vai, thân, đáy, vòi và tay cầm.
+ Nhìn mẫu vẽ nét hgoàn thành hình cái ấm.
GV giới thiệu đến đâu vẽ làm mẫu để HS quan sát.
* Gợi ý cách trang trí: Có thể vẽ và trang trí như cái ấm mẫu hoặc có thể trang trí theo ý thích.
- Cho HS xem lại hình gợi ý cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
HS quan sát mẫu, làm bài.
Lưu ý HS bố trí bố cục sao cho phù hợp với tờ giấy.
HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho Hs trưng bày bài:
 HS nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình.
+ Hình dáng đặc điểm cái ấm pha trà.
+ Cách trang trí.
Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ ấm pha trà:
+ Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung của nó.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy.
+ ứơc lượng tỷ lệ các bộ phận: Miệng, vai, thân, đáy, vòi và tay cầm.
+ Nhìn mẫu vẽ nét hgoàn thành hình cái ấm.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 31.
Bài 30 – Lớp 2
VẼ TRANH:
Đề tài vệ sinh môi trường.
 Ngày dạy: 10/4/2014
I, MỤC TIÊU: 
- HS hiểu về vệ sinh môi trường.
- HS biết cách vẽ tranh.
- HS vẽ được tranh đề tài Vệ sinh môi trường.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một số tranh về các đề tài.
+ Tranh vẽ của HS năm trước.
HS:
+ Giấy vẽ, Vở tập vẽ.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
4’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV giới thiệu ảnh, tranh phong cảnh và gợi ý để HS nhận biết:
+ Vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
+ Sự cần thiết phải giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
H: Theo em cần làm những công việc gì để giữ môi trường xanh, sạch, đẹp?
HS nêu, nhận xét.
GV cho HS xem một số tranh để HS thấy được cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc của tranh về đề tài Vệ sinh môi trường.
HĐ2: Cách vẽ tranh:
- GV gợi ý cho HS có thể vẽ theo nội dung sau:
+ Vẽ cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng.
+ Lao động trồng cây v.v...
tiết để thành con vật.
GV gợi ý cho HS tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung.
+ Vẽ người đang làm việc(quét, nhặt rác, trồng tưới cây...)
+ Vẽ thân nhà, đường cây.
Gợi ý vẽ theo các bước sau:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to, vẽ ở giữa tranh)
+ Vẽ các hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu.
HĐ3: Thực hành:
Hs tự chọn nội dung đề tài
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
GV chú ý đến một số bài vẽ đẹp để chuẩn bị cho phần, nhận xét đánh giá.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Hs trưng bày một số bài vẽ đẹp.
HS tự nhận xét:
Nội dung: Vẽ về hoạt động nào.
Những hình ảnh trong tranh như thế nào?
Màu sắc.
Khen ngợi những nặn đẹp
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to, vẽ ở giữa tranh)
+ Vẽ các hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: - Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 31.
Bài 30 – Lớp 1
Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
 Ngày dạy: 7/4/2014
I, MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
- Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS nhận ra vẻ đẹp cuả tranh thiếu nhi.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sưu tầm 1 số tranh vẽ về đề tài sinh hoạt.
+ Tranh Vở tập vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu tranh:
- GV cho HS xem một số tranh về đề tài sinh hoạt. Gợi ý để HS nhận thấy:
+ Cảnh sinh hoạt trong gia đình (bữa cơm, học bài, xem TV...)
+ Cảnh hoạt động trên đường phố, làng xóm như dọn vệ sinh, làm đường...
+ Cảnh sinh hoạt ở sân trường, ngày lễ hội (kéo co, nhảy dây, đấu vật, trọi gà...)
HĐ2: Hướng dẫn HS xem tranh:
GV cho HS xem tranh:
H: Theo em tranh naỳ có tên là gì?
(học sinh tự đặt tên)
H: Các hình ảnh trong tranh như thế nào?
H: Theo em đâu là hình ảnh chính ?
H: Hình ảnh chính và hình ảnh phụ khác nhau ở điểm nào?
H: Em thấy màu sắc trong tranh như thế nào?
H: Khi xem tranh em có nhận xét gì?
- HS nêu, nhận xét.
H: Em có thể cho biết hoạt động trong tranh diễn ra ở đâu?
HS nêu, nhận xét.
H: Những màu chính được vẽ trong tranh là gì?
H: Em thích nhất màu nào, hình ảnh nào trong bức tranh này?
- HS nêu, nhận xét.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét chung tiết học.
Khen ngợi đông viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh.
1, Giới thiệu về đàn gà:
2, Hướng dẫn HS xem tranh:
Chú ý về:
+ Tên tranh.
+ Hình ảnh chính, phụ.
+ Màu sắc.
+ Nhận xét riêng của bản thân về tranh vừa xem.
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
GV tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 31
Ký duyệt của Ban giám hiệu:	
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmithuat t30.doc