Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 29

I, MỤC TIÊU:

- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.

- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài An toàn giao thông theo cảm nhận riêng.

- HS có ý thức chấp hành những quy định về An toàn giao thông.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Nội dung bài.

+ Sưu tầm tranh ảnh về giao thông đường thuỷ, đường bộ.

+ Hình gợi ý cách vẽ.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 29 – Lớp 5
TẬP NẶN TẠO DÁNG
Đề tài ngày hội.
Ngày dạy: 01/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu một số nội dung của một số ngày hội.
- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội.
+ Đất nặn.
HS:
+ Đất nặn.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
10’
2’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
Cho HS xem tranh ảnh về đề tài ngày hội:
H: Em xem trên báo đài. Em hãy kể một vài lễ hội nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
(Hội đền Hùng, Chọi trâu - Đồ Sơn, hội Lim)
H: Hãy kể tên những trò chơi trong các ngày lễ hội?
(đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền, múa rồng , chơi đu...)
HS trả lời, nhận xét.
GVTT: TRong dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giầu ý nghĩa và nhiều trò chơi rất vui. Lễ hội từng vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau.
HĐ2: Cách nặn :
GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn:
GV cho HS nhớ lại cách nặn đã học và nặn mẫu một hình nặn cho HS quan sát các thao tác.
+ Nặn từng bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
- GV cho HS xem hình gợi ý cách nặn ở SGK.
HĐ3: Thực hành:
Gv chia nhóm, giao việc.
GV chia đất - HS nhào đất.
Các nhóm làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ góp ý những nhóm còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài.
HS nhận xét về:
+ Hình nặn có rõ đặc điểm.
+ Tạo dáng sinh động, phù hợp với các hoạt động.
+ Sắp xếp các hình nặn (rõ nội dung đề tài).
- Khen ngợi bài đẹp của nhóm.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách nặn :
+ Nặn từng bộ phận rồi đính ghép lại.
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết.
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
H: Hãy kể tên những lễ hội ở quê em? Ngày hội đó thường diễn ra các hoạt động nào?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 30.
Bài 29 – Lớp 4
 VẼ TRANH:
Đề tài an toàn giao thông.
Ngày dạy:02/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài An toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấp hành những quy định về An toàn giao thông.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Sưu tầm tranh ảnh về giao thông đường thuỷ, đường bộ.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài An toàn giao thông:
H: Tranh vẽ về đề tài gì?
H: Trong tranh có những hình ảnh nào?
HS nêu, nhận xét.
GVTT: 
+ Tranh vẽ về đề tài An toàn giao thông thường là xe máy, xe đạp, ôtô, ... đi trên đường, nhà cửa, hàng cây hai bên đường.
+ Vẽ hình ảnh mọi người đều chấp hành tốt luật lệ giao thông.
HĐ2: Cách vẽ:
- GV gợi ý để HS chọn nội dung để vẽ tranh: VD:
H: Vẽ cảnh giao thông trên đường phố cần có các hình ảnh nào?
(Đường phố, cây, nhà....)
Có thể vẽ các tình huống vi phạm giao thông.
H: Hãy kể một vài tình huống vi phạm An toàn giao thông?
HS nêu, nhận xét.
GV gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước: Xe hoặc tàu hoả, thuyền...
+ Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh thêm sinh động (nhà, cây, người...)
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
HĐ3: Thực hành:
HS tìm nội dung và vẽ theo ý thích.
HS tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài vẽ.
HS nhận xét về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)
+ Các hình ảnh có đẹp không.
+ Màu sắc : Có đậm có nhạt
- HS xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước: Xe hoặc tàu hoả, thuyền...
+ Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh thêm sinh động (nhà, cây, người...)
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 30.
Bài 29 – Lớp 3
 VẼ TRANH:
Tĩnh vật (Lọ và Hoa).
Ngày dạy: 04/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS hiểu biết thêm về tranh tĩnh vật.
- HS vẽ được tranh tĩnh vật.
- HS hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sưu tầm tranh tĩnh vật.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh các đề tài khác để HS phân biệt:
H: Hãy so sánh sự khác nhau giữa tranh tĩnh vật và các tranh khác?
H: Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
(Là tranh vẽ lọ, hoa, quả... vẽ về đồ vật ở dạng tĩnh)
HS trả lời - nhận xét.
GVTL: Hình vẽ trong tranh tĩnh vật là lọ hoa quả... các đồ vật ở trạng thái tĩnh. Màu sắc được vẽ như thực hoặc vẽ màu theo ý thích.
HĐ2: Cách vẽ tranh:
GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
GV chọn một bài vẽ để HS quan sát theo các hướng sau:
+ Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
+ Vẽ lọ, vẽ hoa.
Cách vẽ màu:
+ Nhìn mẫu hoặc nhớ lại mẫu để vẽ.
+ Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm, có nhạt.
+ Vẽ màu nền cho tranh thêm sinh động hơn.
- Cho HS xem một vài tranh tĩnh vật để HS tham khảo.
HĐ3: Thực hành:
- GV nêu yêu cầu của bài .
+ Nhìn mẫu vẽ.
+ Nhớ lại để vẽ.
+ Chú ý cách vẽ màu.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho Hs trưng bày bài: HS nhận xét về:
+ Bố cục, cách sắp xếp hình.
+ Hình vẽ rõ đặc điểm.
+ Màu sắc có đậm, nhạt.
Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ tranh:
+ Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
+ Vẽ lọ, vẽ hoa.
Cách vẽ màu:
+ Nhìn mẫu hoặc nhớ lại mẫu để vẽ.
+ Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm, có nhạt.
+ Vẽ màu nền cho tranh thêm sinh
động hơn.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 30.
Bài 29 – Lớp 2
 TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO:
Nặn hoặc vẽ, xé dán các con vật.
Ngày dạy: 03/4/2014
I, MỤC TIÊU: 
- HS hình dáng các con vật.
- HS biết cách nặn con vật theo trí tưởng tượng.
- HS yêu mến các vật nuôi trong nhà.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Tranh ảnh về các con vật.
+ Đất nặn.
HS:
+ Đất nặn.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
Gv cho HS xem một số hình ảnh ở bộ đồ dùng dạy học: Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác.
H: Em có nhận xét gì về hình dáng của các con vật này? (nhiều hình dáng khác nhau)
H: Màu sắc của chúng như thế nào?
H: Em chọn con vật nào để nặn?
H: Hãy nêu một vài đặc điểm nổi bật của con vật em định nặn?
- HS nêu, nhận xét.
HĐ2: Cách nặn:
- GV chọn một con vật cụ thể để hướng dẫn nặn.
- Hướng dẫn HS chú ý dáng của con vật như đi, đứng, nằm... Thì các bộ phận đầu, mình, chân ... như thế nào?
- Có thể hướng dẫn HS cách nặn như sau:
+ Nặn rời từng bộ phận của con vật rồi gắn đính lại.
+ Nặn đầu, mình trước.
+ nặn các chi tiết sau.
+ Gắn đính các bộ phận chính và các chi tiết để thành con vật.
- GV làm mẫu - Hs quan sát.
HĐ3: Thực hành:
Trước khi nặn, GV cho HS xem hình các con vật qua tranh ảnh, hoặc cho HS quan sát sản phẩm GV vừa nặn.
GV chia đất.
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Hs trưng bày sản phẩm.
HS tự nhận xét, đánh giá bài của mình và của bạn.
H: Bài nào đẹp? Vì sao đẹp?
- HS trả lời, nhận xét.
Khen ngợi những nặn đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách nặn:
+ Nặn rời từng bộ phận của con vật rồi gắn đính lại.
+ Nặn đầu, mình trước.
+ nặn các chi tiết sau.
+ Gắn đính các bộ phận chính và các chi tiết để thành con vật.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: - Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 30.
Bài 29 – Lớp 1 
Vẽ tranh Đàn gà.
Ngày dạy: 31/3/2014
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- HS ghi nhớ hình ảnh về những con gà.
- Biết cách chăm sóc vật nuôi trong nhà.
- HS vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Sưu tầm 1 số tranh vẽ về đề tài trên.
+ Tranh ảnh về đàn gà.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu về đàn gà:
- GV cho HS xem một số bài vẽ, tranh ảnh về đàn gà để HS nhận biết về:
+ Gà là một vật nuôi rất gần gũi với con người.
+ Có gà trống, gà mái và gà con, mỗi con có vẻ đẹp riêng.
H: Hãy kể tên một số con vật được nhà em nuôi? Em thấy con vật nào đẹp và đáng yêu nhất?
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Những con gà đẹp đó được thể hiện nhiều trên tranh như: Tranh dân gian, tranh thiếu nhi, tranh của các hoạ sĩ. 
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
GV cho HS quan sát tranh ở bài 23, và gợi ý:
H: Tranh vẽ gì? (gà)
H: Những con gà trong tranh như thế nào?
H: Xung quanh con gà còn có những hình ảnh nào?
H: Màu sắc trong tranh như thế nào?
- HS nêu, nhận xét.
- Gợi ý cho HS cách vẽ :
+ Vẽ một con gà hay đàn gà vào phần giấy ở VTV.
+ Nhớ lại cách vẽ con gà ở bài 19 và vẽ phác chì để có thể tẩy sửa.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Có thể cử mỗi tổ 1 em lên bảng vẽ thi.
Nhận xét.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài vẽ.
HS nhận xét về:
+ Hình dáng con gà có ngộ nghĩnh không?
+ Thêm hình ảnh phụ như thế nào?
+ Màu sắc có tươi sáng không?
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Giới thiệu về đàn gà:
2, Cách vẽ tranh:
- Gợi ý cho HS cách vẽ :
+ Vẽ một con gà hay đàn gà vào phần giấy ở VTV.
+ Nhớ lại cách vẽ con gà ở bài 19 và vẽ phác chì để có thể tẩy sửa.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Hàng ngày ở nhà em làm gì để chăm sóc những con vật nuôi trong nhà?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 30.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
 …………………………………………………………………………………… 
 …………………………………………………………………………………… 
 …………………………………………………………………………………… 

File đính kèm:

  • docmithuat t29.doc