Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 26
I, Mục tiêu:
- HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh và các đề tài.
- HS cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ Nội dung bài.
+ Một số tranh thiếu nhi trong bộ Đ D D H.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Bài 26 – Lớp 5 VẼ TRANG TRÍ Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Ngày dạy:11/3/2014 I, Mục tiêu: - HS nắm được cách sắp xếp dòng chữ cân đối. - HS biết cách kẻ và kẻ được đúng kiểu chữ nét thanh nét đậm. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống. II, Chuẩn bị: GV: + SGK, SGV. + Một số đầu báo, tạp chí, khẩu hiệu có các kiểu chữ nét thanh, nét đậm. HS: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 5’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số đầu báo. HS quan sát; H: Đây là kiểu chữ nào? H: Em có nhận xét gì về các nét chữ? H: Những nét nào là nét thanh, những nét nào là nét đậm? H: khoảng cách giữa các con chữ và giữa các tiếng như thế nào? HS nêu, nhận xét. GVKL: Các chữ thanh đậm là kiểu chữ thường được sử dụng để trang trí và kẻ các khẩu hiệu. HĐ2: Hướng dẫn cách kẻ chữ: H: Em có nhận xét gì về các nét chữ đi xuống? Nét đi lên và nét nằm ngang? (Nét đi xuống là nét đậm, nét đi lên và nét ngang là nét thanh) - GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi để HS nhận ra các bước kẻ chữ: + Xác định chiều cao, chiều dài của dòng chữ tùy vào khuôn khổ giấy. + Vẽ phác nhẹ toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ, giữa các tiếng. + Tìm độ rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp. + Dùng thước kẻ để kẻ các nét thẳng. + Sử dụng compa hoặc vẽ bằng tay các nét cong. + Vẽ màu theo ý thích. - HS quan sát, GV vừa vẽ vừa hướng dẫn trên bảng lớp. HĐ3: Thực hành: GV nêu yêu cầu: Hãy kẻ dòng chữ “Chăm ngoan” bằng kiểu chữ nét thanh nét đậm, chữ đứng. HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bài. HS nhận xét về: + Có đúng kiểu chữ thanh đậm không. + Dòng chữ đã cân đối trong tờ giấy chưa. + Tô màu có đẹp làm nổi bật dòng chữ không. - Khen ngợi bài đẹp 1, Quan sát, nhận xét: 2, Hướng dẫn cách kẻ chữ: + Xác định chiều cao, chiều dài của dòng chữ tùy vào khuôn khổ giấy. + Vẽ phác nhẹ toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ, giữa các tiếng. + Tìm độ rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp. + Dùng thước kẻ để kẻ các nét thẳng. + Sử dụng compa hoặc vẽ bằng tay các nét cong. + Vẽ màu theo ý thích. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường thấy kiểu chữ nét thanh đậm được trang trí ở đâu? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27. Bài 26- Lớp 4 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT Xem tranh của thiếu nhi Ngày dạy:12/3/2014 I, Mục tiêu: - HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. - HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh và các đề tài. - HS cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Một số tranh thiếu nhi trong bộ Đ D D H. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 15’ 2’ HĐ1: Xem tranh: 1, Tranh Thăm ông bà - Tranh sáp màu của Thu VÂn. - HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: H: Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? H: Trong tranh có những hình ảnh nào? H: Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong tranh? H: Màu sắc của tranh như thế nào? HS thảo luận nhóm đôi. HS trả lời, nhận xét. GVKL: Bức tranh thăm ông bà là thể hiện tình cảm của các cháu đối với ông bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà, các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tươi sáng, gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình. 2, Tranh Chúng em vui chơi : Tranh sáp màu của Thu Hà; - HS quan sát tranh. H: Bức tranh vẽ về đề tài gì? H: Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh? H: Hình ảnh nào là hình ảnh phụ? H: Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh như thế nào? H: Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh? HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời. Nhận xét. GVKL: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp. Thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động, em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm tranh thêm đẹp và tươi vui. 3, Tranh Vệ sinh môi trường chào đón SEGAMES 22. - HS quan sát tranh: -> Tương tự như trên, cho HS tìm hiểu về hình ảnh chính phụ, màu sắc, bố cục.... GVKL: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp, rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí sôi nổi hăng say. HĐ2: Nhận xét, đánh giá: Gv khen ngợi những HS tích cực phát biểu xây dựng bài. 1, Xem tranh: 1, Tranh Thăm ông bà - Tranh sáp màu của Thu VÂn. 2, Tranh Chúng em vui chơi : Tranh sáp màu của Thu Hà; 3, Tranh Vệ sinh môi trường chào đón SEGAMES 22. 2, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27. Bài 26 - Lớp3 TẬP NẶN TẠO DÁNG Tập nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật Ngày dạy:14/3/2014 I, Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật. - HS nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật và tạo dáng theo ý thích. - HS biết chăm sóc và yêu mến các con vật. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Tranh ảnh một số con vật. + Tranh vẽ con vật của của các họa sĩ. HS:+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. + Đất nặn. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV cho HS xem tranh ảnh về các con vật: H: Đây là những con vật nào? H: Hãy nêu cấu tạo hình dáng bên ngoài của các con vật? (Đầu, mình, chân, đuôi, các chi...) H: Em thích con vật nào nhất? Vì sao? H: Ngoài những con vật này ra, em còn biết thêm những con vật nào nữa? HS nêu, nhận xét. GVKL: Các con vật con nào cũng rất đẹp và đáng yêu, khi các em nặn hoặc vẽ chúng ta nên vẽ hoặc nặn các con vật ở tư thế đang hoạt động và làm rõ được các đặc điểm của con vật đó. HĐ2: Cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật: a, Cách nặn: Chọn một con vật cần nặn: + Nặn các bộ phận chính trước (đầu, mình) + Nặn đuôi, chân, tai, mắt..... + Đính ghép các bộ phận lại với nhau. (Chú ý: Phân chia đất sao cho hợp lý) b, Cách vẽ: + Vẽ hình chính thân, đầu. + Vẽ hình các bộ phận: Tai, mắt, đuôi... + Vẽ thêm cảnh cho sinh động. + Tô màu. c, Cách xé, dán: - Trước tiên các em cần chuẩn bị giấy các màu, kéo, hồ dán, một mảnh giấy vuông làm nền. + Xé phần chính trước thân, đầu... + Xé các chi tiết khác như tai, chân, đuôi... + Dán vào nền và dán thêm các hình ảnh phụ để thành một bức tranh. HĐ3: Thực hành: Bài này cho HS thực hành nặn: + GV chia đất, nêu yêu cầu: + Chia nhóm: Các nhóm, mỗi nhóm nặn một con vật. + HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm. HS tự đánh giá, nhận xét. Tự xếp loại bài thực hành. Khen ngợi nhóm có bài đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật: a, Cách nặn: Chọn một con vật cần nặn: + Nặn các bộ phận chính trước (đầu, mình) + Nặn đuôi, chân, tai, mắt..... + Đính ghép các bộ phận lại với nhau. (Chú ý: Phân chia đất sao cho hợp lý) b, Cách vẽ: + Vẽ hình chính thân, đầu. + Vẽ hình các bộ phận: Tai, mắt, đuôi... + Vẽ thêm cảnh cho sinh động. + Tô màu. c, Cách xé, dán: - Trước tiên các em cần chuẩn bị giấy các màu, kéo, hồ dán, một mảnh giấy vuông làm nền. + Xé phần chính trước thân, đầu... + Xé các chi tiết khác như tai, chân, đuôi... + Dán vào nền và dán thêm các hình ảnh phụ để thành một bức tranh. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: ?: Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm gì để chăm sóc các con vật trong nhà? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27. Bài 26 – Lớp 2 VẼ TRANH Đề tài con vật (vật nuôi) Ngày dạy:13/3/2014 I, Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng các con vật nuôi quen thuộc. - HS biết cách vẽ con vật. - HS vẽ được con vật theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + Tranh, ảnh các con vật. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 8’ 10’ 4’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV giới thiệu một số họa tiết và gợi ý để HS nhận thấy: + Họa tiết là hình vẽ để trang trí. + Họa tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc như: * Họa tiết hình tam giác. * Họa tiết hình vuông. * Họa tiiets hình tròn. - Các em chú ý dạng họa tiết hình vuông và hình tròn. H: Các cánh hoa được vẽ như thế nào? (bằng nhau) H: Màu sắc của chúng như thế nào? (Vẽ màu giống nhau, hoặc xen kẽ) HĐ2: Cách vẽ họa tiết: GV hướng dẫn và vẽ trên bảng: + Vẽ hình vuông, hình tròn to nhỏ tùy ý. + Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ họa tiết cho đều. + Có thể vẽ nhiều họa tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn. + Tô màu (mịn, đều, đẹp) GV vẽ một hình vuông, một hình tròn trên bảng: + Cho 2 HS lên bảng vẽ họa tiết. + Nhận xét. + Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ. HĐ3: Thực hành: Cho HS xem một số họa tiết. Chọn đồ vật dùng họa tiết trang trí hình vuông(hình tròn) trên đồ vật đó. HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Gv gợi ý Hs nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ theo ý thích. GV bổ sung và tìm ra một vài bài đẹp về hình, về màu. Khen ngợi những bài đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách vẽ con vật: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Trong các con vật trong nhà, em yêu nhất con vật nào? - HS trả lời, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27 Bài 26 – Lớp: Vẽ chim và hoa Ngày dạy:10/3/2014 I, Mục tiêu: Giúp HS : - HS hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa. - Vẽ được tranh có chim và hoa (có thể chỉ vẽ hình). - HS yêu mến môn vẽ. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm một số tranh ảnh chim và hoa. + Hình minh họa chim và hoa. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Giới thiệu một số loài hoa và chim: - GV cho HS xem một số loài chim, hoa bằng tranh ảnh để HS quan sát: H: Nêu tên của loài hoa trong tranh? H: Bông hoa gồm có những phần nào? (cuống, đài, cánh, nhị, nhụy....) H: Màu sắc của các loại hoa như thế nào? H: Ngoài những hoa này ra em còn biết những hoa nào nữa? HS nêu, nhận xét. H: Kể tên các loại chim? H: Nêu các bộ phận chính của các loại chim? (Đầu, mình, chân, đuôi, cánh....) GVTT: Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có màu sắc và hình dáng riêng và đẹp. HĐ2: Cách vẽ tranh: GV gợi ý cách vẽ tranh: Vẽ hình: Chỉ vẽ nét: Các em chọn những loài hoa và những loài chim mà mình thích sau đó sắp xếp và vẽ thành một bức tranh đẹp. + GV cho HS quan sát hình vẽ. + Vẽ màu: cho HS dùng màu sáp hoặc bút dạ, HS tự vẽ thành bức tranh có chim và hoa. GV cho HS cho HS lên bảng vẽ chim, vẽ hoa. Lớp nhận xét. HĐ3: Thực hành: GV theo dõi và giúp HS làm bài. HDHS vẽ hình chim và hoa vừa với phần giấy ở VTV1. Gợi ý HS tìm thêm hình vẽ để bài thêm sinh động. HS vẽ màu tự do, có đậm nhạt. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV Cho HS trưng bày bài vẽ: HS nhận xét. + Hình dáng sinh động, có hình chính, hình phụ. + Màu sắc tươi vui, trong sáng. H: Em thích bài nào nhất? Vì sao? - HS nêu, nhận xét. Khen ngợi những bài đẹp. 1, Giới thiệu một số loài hoa và chim: 2, Cách vẽ tranh: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích bức tranh của bạn nào nhất? Em phải làm gì để bảo vệ các loài hoa, các loại chim? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27. Ký duyệt của Ban giám hiệu: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- mithuat t26.doc