Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 25

I, Mục tiêu:

- HS biết tìm chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.

- HS biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của em, vẽ màu theo ý thích.

- HS thêm yêu quý trường của mình.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ Nội dung bài.

+ Một số tranh đề tài.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25 - Lớp 5 Thường thức mĩ thuật
Xem tranh: Bác Hồ đi công tác.
 Ngày dạy: 04/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
- HS nhận xét về hình ảnh và màu sắc của tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Một số tranh vẽ về Bác Hồ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
10’
2’
HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ:
Gọi HS đọc mục 1 SGK:
H: Quê hương của họa sĩ Nguyễn Thị ở đâu?
H: Ông có những tác phẩm nổi tiếng nào?
HS nêu, nhận xét.
GVBS: Ông là hiệu trưởng trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ 1985-1992. Ông được phong PGS và danh hiệu nhà giáo nhân dân năm 1988.
+ Ông vẽ nhiều chất liệu khác nhau nhưng thành công nhất là tranh lụa.
+ Ông được tặng Giải thưởng nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2001.
HĐ2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác:
Gv yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi gợi ý:
H: Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
(Bác Hồ và anh cảnh vệ)
H: Dáng vẻ mọi người trong tranh như thế nào?
H: Hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
(Mỗi con một vẻ đang bước đi)
H: Màu sắc của tranh sặc sỡ hay trầm ấm?
(trầm ấm)
H: Hình ảnh phụ là gì?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS trả lời nhận xét.
H: Cách vẽ của họa sĩ mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển? ( nhẹ nhàng )
H: Em có suy nghĩ gì khi xem tranh?
HS thảo luận nhóm đôi.
HS trả lời nhận xét.
H: Em có nhận xét gì khi xem bức tranh này? (về nội dung, màu sắc, bố cục)
- HS nêu, nhận xét.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
Khen ngợi những HS tích cực trong giờ học.
Cho HS xem những tranh của các họa sĩ khác vẽ về Bác.
1, Vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ:
Quê xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây
2, Xem tranh Bác Hồ đi công tác:
- Hình ảnh chính của bức tranh là Bác và anh cảnh vệ, Bác với tư thế ung dung, anh cảnh vệ ngả người về trước. Màu sắc trầm ấm.
- Cách vẽ nhẹ nhàng, uyển chuyển.
3, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 26
.
Bài 25 -Lớp 4 VẼ TRANH
Đề tài trường em
 Ngày dạy: 05/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS biết tìm chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.
- HS biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của em, vẽ màu theo ý thích.
- HS thêm yêu quý trường của mình.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số tranh đề tài.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV giới thiệu tranh ảnh để để gợi ý:
H: Quang cảnh trường học thường có gì?
(sân, nhà, cột cờ, bồn hoa, cây cối.)
H: Trên sân trường thường diễn ra các hoạt động nào?
HS nêu, nhận xét.
GV yêu cầu HS quan sát thêm tranh ở trang 59-60.
H: Những tranh đó vẽ về đề tài nào?
H: Đâu là hình ảnh chính?
H: Em thích tranh nào? vì sao?
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Các em chú ý cần nhớ hình ảnh ngôi trường và các hoạt động của các em để nhớ lại sao cho sinh động.
HĐ2: Cách vẽ tranh:
GV yêu cầu HS chọn nội dung đề tài để vẽ tranh về trường của mình (Vẽ cảnh nào, có những gì)
Gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước: Các bạn đang hoạt động, cảnh nhà cây, vườn hoa...
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung thêm phong phú.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
- Cho HS xem một số tranh để tham khảo trước khi vẽ.
HĐ3: Thực hành:
Gv giao yêu cầu.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HS tự làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài.
Gợi ý cho HS xếp loại bài vẽ.
Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Cách ve tranh: 
+ Vẽ hình ảnh chính trước: Các bạn đang hoạt động, cảnh nhà cây, vườn hoa...
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung thêm phong phú.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em học tập được gì từ những tranh vẽ của các bạn?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 26.
Bài 25 – Lớp 3 VẼ TRANG TRÍ
Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
 Ngày dạy: 07/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí.
- HS vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
- HS thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV chi HS quan sát HCN đã trang trí ở Vở tập vẽ 3 để HS nhận biết;
H: Hãy so sánh kích thước của họa tiết chính và họa tiết phụ? 
H: Vị trí của họa tiết chính ở đâu?
H: Các họa tiết được trang trí thường là họa tiết nào? (hoa lá, con vật)
HS trả lời , nhận xét.
GV bổ sung: Các họa tiết trong hình chưa được hoàn thiện, ta phải vẽ sao cho giống và bằng hình đã cho.
HĐ2: Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu :
HS quan sát hình ở VTV3.
H: Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì? (bông hoa)
H: Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
HS nêu, nhận xét.
Các em cần quan sát kĩ để vẽ cho giống.
* Cách tô màu: 
- Thường tô màu họa tiết chính phải nổi bật hơn và có đậm nhạt.
HĐ3: Thực hành:
GV kẻ một hình chữ nhật lên bảng.
HS lên bảng vẽ tiếp họa tiết vào hình. Nhận xét.
HS tự làm bài vào Vở bài tập.
Gv quan sát, giúp đỡ những HS còn thiếu chú ý và lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV chọn một số bài đã hoàn thành và trưng bày
 HS tự đánh giá, nhận xét.
Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu :
- Vẽ các họa tiết có hình giống nhau thì vẽ giống nhau.
* Cách tô màu: 
- Thường tô màu họa tiết chính phải nổi bật hơn và có đậm nhạt.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Trong cuộc sống hàng ngày em thấy có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 26.
Bài 25 - Lớp 2 VẼ TRANG TRÍ
Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn
 Ngày dạy: 06/3/2014
I, Mục tiêu: 
- HS nhận biết được họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách vẽ họa tiết.
- HS vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số bài trang trí hình vuông, hình tròn.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một số họa tiết và gợi ý để HS nhận thấy:
+ Họa tiết là hình vẽ để trang trí.
+ Họa tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc như:
* Họa tiết hình tam giác.
* Họa tiết hình vuông.
* Họa tiiets hình tròn.
- Các em chú ý dạng họa tiết hình vuông và hình tròn.
H: Các cánh hoa được vẽ như thế nào?
(bằng nhau)
H: Màu sắc của chúng như thế nào?
(Vẽ màu giống nhau, hoặc xen kẽ)
HĐ2: Cách vẽ họa tiết:
GV hướng dẫn và vẽ trên bảng:
+ Vẽ hình vuông, hình tròn to nhỏ tùy ý.
+ Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ họa tiết cho đều.
+ Có thể vẽ nhiều họa tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn.
+ Tô màu (mịn, đều, đẹp)
GV vẽ một hình vuông, một hình tròn trên bảng:
+ Cho 2 HS lên bảng vẽ họa tiết.
+ Nhận xét.
+ Cho HS xem hình gợi ý cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
Cho HS xem một số họa tiết.
Chọn đồ vật dùng họa tiết trang trí hình vuông(hình tròn) trên đồ vật đó.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Gv gợi ý Hs nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ theo ý thích.
GV bổ sung và tìm ra một vài bài đẹp về hình, về màu.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ họa tiết:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: H: Em thấy các họa tiết hoa lá thường được trang trí ở đâu?
- HS trả lời, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 26
Bài 25 – Lớp 1 
Vẽ màu vào hình tranh dân gian.
 Ngày dạy:03/3/2014
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- HS làm quen với tranh dân gian.
- Biết cách vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy.
- Bước đầu nhận biết về vẻ đẹp của tranh dân gian.
II, Chuẩn bị:
+ Một vài tranh dân gian.
HS:+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
 B, Hoạt động trên lớp
 Nội dung
9’
5’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu Tranh dân gian:
GV cho Hs xem một vài bức tranh dân gian để HS thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ, màu sắc, chất liệu, cách làm tranh....
- Cho HS biết tranh Lợn ráy là tranh dân gian của làng tranh Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
H: Ngoài những tranh này ra, em còn biết những tranh dân gian nào nữa?
- HS nêu, nhận xét.
HĐ2: Cách vẽ màu:
HS quan sát tranh.
H: Tranh Lợn ăn cây ráy có những hình ảnh nào?
(Hình ảnh con lợn với mắt, mũi, tai, hình xoáy âm dương...) cây ráy, mô đất, cỏ....
GV hướng dẫn Hs vẽ màu:
H: Em sẽ chọn màu gì để vẽ vào hình con lợn?
H: Khi tô màu, em cần phải tô vào hình như thế nào?
HS nêu, nhận xét.
GV lưu ý cho HS cách vẽ màu sao cho phù hợp, cách tô màu sao cho mịn, không để tràn màu ra ngoài hình, chọn màu tươi sáng....
Cho HS xem hình màu tranh gốc.
HĐ3: Thực hành:
HS tô màu vào hình vẽ.
Chú ý: Các em không được tô màu tràn ra ngoài hình vẽ.
HS làm bài.
GV quan sát.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV Cho HS trưng bày bài vẽ:
HS nhận xét.
+ Tô màu có đẹp không, gọn mịn không.
+ Tô màu có tràn màu ra ngoài hình không.
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Giới thiệu Tranh dân gian:
- Hình vẽ: Chủ yếu là vẽ về đề tài nông thôn.
- Màu sắc: Đậm đà, đa dạng....
- Chất liệu: Đặc biệt hoàn toàn từ thiên nhiên...
- Cách làm tranh: Thủ công, in khung gỗ, dùng bút tỉa nét....
2, Cách vẽ màu:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Em tranh dân gian thường được bán và treo vào dịp nào? (Dịp tết)
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 26.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmithuat t25.doc