Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình Học kì II - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Gấm

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giảng bài mới

Giới thiệu bài

 Tranh thiếu nhi vẽ rất phong phú đa dạng với các đề tài nội dung được các em thể hiện với các phong cách diễn đạt riêng. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu và thưởng thức các bức tranh đẹp do thiếu nhi vẽ. Bài 26

GV ghi bảng HS đọc đầu bài

1/Hoạt động 1. Xem tranh

a. Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân

HS xem tranh tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý:

- Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?

- Trong tranh có vẽ hình ảnh nào?

- Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc?

- Màu sắc trong tranh như thế nào?

- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh?

GV tóm tắt bức tranh “Chăm ông bà” thể hiện tình cảm của các cháu đối với ông bà với các dáng hoạt động rất sinh động. Màu sắc trong tranh tươi sáng gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình.

b. Chúng em vui chơi: Tranh sáp màu của Thu Hà

GV gợi ý tìm hiểu tranh:

- Bức tranh vẽ về đề tài gì?

- Hình ảnh nào là chính trong bức tranh?

- Hình ảnh nào là phụ?

- Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không?

- Màu sắc trong tranh như thế nào?

- Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh này?

GV tóm tắt bức tranh “Chúng em vui chơi” là một bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động. Em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng rực rỡ càng làm cho bức tranh thêm đẹp và tươi vui.

c. Vệ sinh môi trường chào đón Seagame 22. Tranh sáp màu của Phương Thảo.

GV yêu cầu HS xem tranh và gợi ý tìm hiểu về nội dung tranh:

- Tên bức tranh này là gì? Bạn nào vẽ bức tranh này?

- Trong tranh có những hình ảnh nào?

- Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, phụ?

- Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào?

- Các hoạt động được vẽ trong tranh diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?

- Màu sắc của bức tranh này như thế nào?

- Em có nhận xét gì về bức tranh này?

 

doc58 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình Học kì II - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Gấm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường học.
Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
Trường em là đề tài phong phú và thân thuộc với các nội dung rất phong phú, ở tiết học này chúng ta sẽ vẽ về một bức tranh về ngôi trường thân yêu của mình nhé. Bài 25....
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1/Hoạt động 1. Tìm chọn nội dung đề tài
	GV giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường.
- Cảnh nhà trường thương có những gì?
- Đề tài trường học có thể vẽ những nội dung gì?
GV yêu cầu HS quan sát thêm tranh ở SGK trang 59, 60 và tranh của HS các lớp trước đẻ các em cảm nhận và biết thêm cách tìm hình ảnh về dề tài nhà trường:
- Bức tranh vẽ những cảnh gì?
GV tóm tắt : có nhiều cách thể hiện khi vẽ tranh về đề tài trường em.
2/Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
-GV yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh về trường mình :
- Em sẽ vẽ những cảnh gì? Có những hình ảnh nào?
- Khi đã chọn được nội dung đẻ vẽ ta sẽ tiến hành ntn? Các em quan sát lên bảng nhé.
Tiến hành vẽ theo trình tự sau :
B1 : Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn.
B2 : Thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn.
B3 : Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
Trước khi vẽ các em quan sát thêm một số tranh trong SGK và vở tập vẽ để nắm rõ hơn nội dung.
3/Hoạt động 3. Thực hành
Đây là bài vẽ nhằm rèn luyện khả năng quan sát thiên nhiên và các hoạt đông trong nhà trường nên gợi ý :
HS tìm ra những cách thể hiện khác nhau mỗi em vẽ một bức tranh đơn giản nhưng có đường nét riêng và đúng với đề tài.
Chú ý đến các hình ảnh chính và gợi ý cho các em vẽ các hình nảh phụ cho tranh sinh đông hơn.
Gợi ý cách vẽ màu cho HS : Tìm màu tươi sáng và vẽ có đậm có nhạt.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
Hỏi : Bài của bạn vẽ về cảnh gì?
- Trong bài có những hình ảnh gì?
- Màu sắc của bài vẽ ntn?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp và nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò
Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Có nhà, sân, cột cờ, bồn hoa, cây cối.
- Vẽ cảnh diễn ra ở cổng trường các em đang đi học; Sân trường trong giờ ra chơi với các hoạt động khác nhau; Hoạt động trên lớp; Hoạt động truy bài.
- Cảnh ngôi trường của em, cảnh vui chơi giờ ra chơi, đi học dưới mưa, trong lớp học.
- Cảnh sân trường giờ ra chơi, có các bạn đang vui chơi.
B1
B2
B3
Rót kinh nghiÖm :
****************************************************************
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 26
Bài 26: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
I – MỤC TIÊU
- HS bước đầu hiểu về nội dung tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS biết cách khai thác nội dung khi xem tranh các đề tài
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV chuẩn bị: SGK, SGV
- Sưu tầm tranh về các đề tài của HS các lớp trước
- Sưu tầm thêm tranh và tranh phiên bản của thiếu nhi
- Sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để HS quan sát nhận xét.
2. HS chuẩn bị: SGK
 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
2. HS chuẩn bị: SGK
 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì màu vẽ.
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
35’
2’
1’
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giảng bài mới
Giới thiệu bài
	Tranh thiếu nhi vẽ rất phong phú đa dạng với các đề tài nội dung được các em thể hiện với các phong cách diễn đạt riêng. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu và thưởng thức các bức tranh đẹp do thiếu nhi vẽ. Bài 26 
GV ghi bảng HS đọc đầu bài
1/Hoạt động 1. Xem tranh
Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân
HS xem tranh tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý:
- Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
- Trong tranh có vẽ hình ảnh nào?
- Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh? 
GV tóm tắt bức tranh “Chăm ông bà” thể hiện tình cảm của các cháu đối với ông bà với các dáng hoạt động rất sinh động. Màu sắc trong tranh tươi sáng gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình.
Chúng em vui chơi: Tranh sáp màu của Thu Hà
GV gợi ý tìm hiểu tranh:
- Bức tranh vẽ về đề tài gì?
- Hình ảnh nào là chính trong bức tranh?
- Hình ảnh nào là phụ?
- Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh này?
GV tóm tắt bức tranh “Chúng em vui chơi” là một bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động. Em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng rực rỡ càng làm cho bức tranh thêm đẹp và tươi vui.
Vệ sinh môi trường chào đón Seagame 22. Tranh sáp màu của Phương Thảo.
GV yêu cầu HS xem tranh và gợi ý tìm hiểu về nội dung tranh:
- Tên bức tranh này là gì? Bạn nào vẽ bức tranh này?
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, phụ?
- Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào?
- Các hoạt động được vẽ trong tranh diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
- Màu sắc của bức tranh này như thế nào?
- Em có nhận xét gì về bức tranh này?
- GV tóm tắt bức tranh: “Vệ sinh môi trường chào đón seagame 22” . Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động, màu sắc tươi vui thể hiện được không khí lao động sôi nổi và hăng say.
- Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi đã vẽ về những hoạt động khác nhau những đều rất quen thuộc đối với lứa tuổi nhỏ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú để vẽ những bức tranh đẹp. Các em quan sát thêm một số bức tranh khác để thấy được sự phong phú của tranh qua hình vẽ,màu sắc.
2/Hoạt động 2 Nhân xét đánh giá 
GV khen ngợi những HS tích cực phát biểu xây dựng bài.
Nhận xét chung tiết học 
3/Dặn dò
Quan sát một số loại cây.
Kiểm tra đồ dùng học tập
- Diễn ra ở trong nhà.
- Hình ảnh ông bà và các cháu
- Bà và cháu đang ngồi nói chuyện, ông đang đứng, cháu chạy lại với ông, một cháu đang rửa bát, 1 cháu đang đứng trên ghế đóng đinh hộ ông bà.
- Màu sắc trong tranh tươi sáng
- Bức tranh nói lên tình cảm của cháu đối với ông bà
- Đề tài thiếu nhi vui chơi
- Là các em thiếu nhi
- Hàng cây, đất trời
- Rất sinh động mỗi bạn có một dáng khác nhau:
- Màu sắc trong tranh tươi sáng, 
- Cảm nhận được không khí vui chơi nhộn nhịp của các bạn nhỏ.
- Tên tranh là vệ sinh môi trường chào đón seagame 22 của Phương Thảo.
- Có hình ảnh các em thiếu nhi đang gom rác; vườn hoa đủ màu sắc, có cây, các ngôi nhà đã treo cờ.
- Hình ảnh các em thiếu nhi đang gom rác là hình chính, còn lại là hình phụ
- Vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi.
- Các hoạt động được vẽ trong tranh diễn ra trên đường phố, vì hai bên đường có hoa và nhà.
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ
- Bức tranh thể hiện cảnh lao động của các em thiếu nhi diễn ra rất sôi nổi 
Rót kinh nghiÖm :
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 27
Bài 27: VẼ THEO MẪU 
 VẼ CÂY
I. MỤC TIÊU.
 - HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
 - HS biết cách vẽ cây và vẽ được một vài cây.
 - HS yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ.
 GV : SGK, SGV
 Sưu tầm ảnh của một số loại cây có hình dáng đơn giản và đẹp.
 Tranh của họa sĩ, của HS có vẽ cây.
 Bài vẽ của HS các lớp trước.
 Hình gợi ý cách vẽ.
 HS : SGK
 Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 Bút chì , màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1/
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
 Giới thiệu bài 
 Cây cối quanh ta rất phong phú và đa dạng về màu sắc, hình dáng à Trong tiết học này các em sẽ thấy được vẻ đẹp của cây cối qua học. 
.1/Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét. GV giới thiệu các hình ảnh về cây
- Em hãy cho biết tên các loại cây có trong tranh ảnh.
- Cây có những bộ phận chính nào?
- Cây mang những màu sắc gì?
- Em hãy nêu sự khác nhau của một vài loại cây?
 GV nêu tóm tắt một số ý : 
Có nhiều loại cây, mỗi loại có màu sắc, hình dáng vẻ đẹp riêng.
VD : Cây khoai lá có hình trái tim, cuống lá mọc từ gốc tỏa ra xung quanh. Một số loại cây khác như cây cau, cây dừa cây cọ có thân dạng hình trụ thẳng, không có cành, lá có hình răng lược. Cây chuối có lá dài to, thân dạng hình trụ thẳng. Cây bàng,cây phượng thân có góc cạnh, có nhiều tán lá rộng. Tuy khác nhau về hình dáng đặc điểm, nhưng nhìn chung cây có những bộ phận rễ nhận thấy : thân, cành, lá. Màu sắc của cây cũng rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian: Màu xanh non khi mùa xuân, màu xanh đậm khi mùa hè, màu vàng, nâu, đỏ theo mùa thu, mùa đông.Các em có biết không cây cối rất cần thiết cho con người : cây cho ta bóng mát, chắn gió chắn cát điều hòa không khí, lá quả có thể dùng làm thức ăn, gỗ có thể làm nhà, đóng bàn ghế, ..
Cây là bạn con người, vì vậy cần bảo vệ và chăm sóc cây.
2/Hoạt động 2 : Cách vẽ cây: 
 GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để hướng dẫn cách vẽ cây : 
 Quan sát hình dáng và đặc điểm của cây sau đó theo trình tự sau cũng như các bài vẽ mẫu đã học trước tiên.
B1: Vẽ hình dáng chung của cây gồm : thân cây, vòm lá hay tán lá.
B2: Vẽ phác các nét sống lá (ở cây dừa cây cau) hoặc cành cây (ở cây nhãn cây bàng)
B3: vẽ các nhãn chi tiết của thân,
 cành, lá. Vẽ thêm cây hoa quả (nếu có).
B4 : Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích.
GV gợi ý : có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây (cùng loại hay khác loại) để thành vườn cây.
 Để hiểu rõ hơn cách vẽ một em hãy nhắc lại trình tự các bước vẽ?
Trước khi vẽ các em tham khảo một số tranh vẽ cây của các bạn khóa trước.
3/Hoạt động 3 : Thực hành. 
HS vẽ trực tiếp hay theo trí nhớ. Lưu ý học sinh chọn những cây quen thuộc để vẽ.
GV quan sát chung và gợi ý cách vẽ cho HS :
+ Cách vẽ hình : Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây.
+ Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm có nhạt.
HS làm bài theo cảm nhận riêng.
4/Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá.
GV cùng HS chọn ra các bức vẽ đã hoàn thành và nhận xét :
- Bố cục của bức tranh thế nào ? (cân đối với tờ giấy)
- Hình dáng của cây thế nào? (rõ đặc điểm)
- Ngoài hình cây ra còn những hình nào khác nữa (có hình hàng rào, nhà, núi cho tranh sinh động).
- Em còn nhận xét gì về màu của bài vẽ?(màu tươi sáng có đậm nhạt)
- Em thích bài nào ? vì sao ? 
GV bổ xung khen ngợi, động viên HS.
Đánh giá các bài vẽ.
Nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò: 
Quan sát hình dáng màu sắc của cây.
Quan sát lọ hoa cho trước.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Cây khoai, cây chuối, cây dừa, cây cau, cây ổi, cây mít ..
- Thân, cành, lá
- Màu xanh non, xanh đậm, vàng
- Cây chuối mọc thẳng đứng lá to, cây ổi có nhiều cành tán lá rộng.
B1
B2
B3
Rút kinh nghiêm :.........................
.....
..
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 28
Bài 28: VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ LỌ HOA
I. MỤC TIÊU.
 - HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.
 - HS biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích.
 - HS quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình.
II – CHUẨN BỊ 
GV : Chuẩn bị SGV, SGK.
- Một vài lọ hoa có hình dáng màu sắc và cách trang trí khác nhau.
- Ảnh một vài kiểu lọ hoa.
- Bài vẽ của HS các lớp trước.
- Hình gợi ý cách trang trí lọ hoa.
HS : SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
22’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
Lọ hoa rất phong phú về hình dáng, cách trang trí và màu sắc. Ở tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về hình dáng cách trang trí lọ hoa.
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1Hoạt động 1 : quan sát nhận xét.
- GV cho HS quan sát một vài lọ hoa và tranh ảnh và gợi ý nhận xét về:
- Em có nhận xét gì về hình dáng?
- Cấu trúc chung của lọ hoa gồm những bộ phận nào?
- Được trang trí như thế nào?
- Tỉ lệ giữa các bộ phận lọ hoa ?
- Hình nét tạo bởi hình ở thân lọ là nét gì?
- Lọ có cách trang trí và màu sắc như thế nào?
- Lọ hoa có thể làm từ những chất liệu gì?
Qua quan sát, nhận xét, các em đã thấy được vẻ đẹp của lọ hoa được trang trí. Vậy trang trí lọ hoa cho đẹp thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ.
2/Hoạt động 2. Cách trang trí
- GV giới thiệu một vài hình gợi ý những cách trang trí khác nhau để HS nhận ra: 
Bước 1: Dựa vào hình dáng của lọ vẽ phác mảng trang trí.
VD: - Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, thân lọ hoặc chân lọ.
- Phác hình mảng ở thân lọ: Hình vuông, hình tròn.
Phác các hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần. 
Bước 2: Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng, có thể là hoa lá côn trùng, chim, thú, phong cảnh.
Bước 3: Vẽ màu: Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Có thể vẽ theo men của lọ: Màu nâu, màu đen, màu xanh....
- Trước khi thực hành thầy giới thiệu một số bài vẽ của các bạn lớp trước và các em quan sát cả hình 1 trong SGK trang 67 và hình 2 trang 68 để tham khảo cách vẽ nhé.
HS tham khảo sau đó làm bài theo ý thích.
3/Hoạt động 3. Thực hành
- GV hướng dẫn HS làm bài: 
+ HS làm bài trang trí vào hình vẽ có sẵn trong vở thực hành. 
+ GV gợi ý cho HS vẽ hình lọ theo ý thích ở giấy sau đó mới trang trí (nếu không có vở thực hành). Chú ý vẽ hình lọ vừa với tờ giấy.
GV gợi ý HS làm bài:
+ Cách vẽ hình cân đối tạo dáng đẹp.
+ Cách vẽ mảng, vẽ họa tiết.
+ Cách vẽ màu cho lọ hoa, họa tiết.
- HS làm bài theo cảm hứng riêng.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá.
GV chọn một số bài tiêu biểu và gợi ý HS nhận xét về:
Hỏi: Hình dáng lọ hoa ở bài của bạn ntn?
Hỏi: Hình trang trí trên lọ hoa?
Hỏi: Màu sắc của toàn bài?
Hỏi: Em hãy chọn ra bài mình thích nhất?
GV bổ sung nhận xét đánh giá các bài vẽ. 
Nhận xét chung bài vẽ.
 5/Dặn dò: 
Sưu tầm báo, tranh ảnh.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Hình dáng cao (thấp) 
- Miệng, cổ, thân, đáy
- Có mảng to, mảng nhỏ, với các họa tiết, màu sắc khác nhau.
- Miệng loe, cổ thon nhỏ dần loe ở phần thân, có đế.
- Là nét cong (nét thẳng)
- Trang trí bởi đường diềm, các mảng màu đối xứng màu sắc tưoi sáng.
- Gốm, sứ, đồng....
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Rút kinh nghiêm :.........................
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016 
TUẦN 29
 Bài 29: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I - MỤC TIÊU
- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài anh toàn giao thông theo cảm nhận riêng
- HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông
II - CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị: SGK, SGV
Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thủy, cả hình ảnh vi phạm về an toàn giao thông
Hình gợi ý cách vẽ
Tranh của các HS lớp trước về đề tài an toàn giao thông
HS chuẩn bị: SGK
Giấy vẽ hoặc vở thực hành
Bút chì, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ (2’)
2.Giảng bài mới.
 Giới thiệu bài (1’)
Để thực hiện an toàn giao thông, mọi người cần phải chấp hành đúng quy định: Đi bộ trên vỉa hè, không sang đường khi có xe chạy... 
Để hiểu biết về giao thông trong giờ học này các em sẽ được tìm hiểu đề tài này qua bài 29...
GV ghi bảng, HS đọc đầu bài.
1/Hoạt đông1. Tìm chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông và gợi ý HS nhận xét:
- Tranh vẽ về đề tài gì?- Tranh có những hình ảnh nào?
- Quan sát em đi trên vỉa hè xem bạn đã thể hiện được rõ nội dung an toàn giao thông chưa?
- Tranh vẽ về những hình ảnh gì? Màu sắc ntn?
GV tóm tắt: 
Tranh vẽ về đề tài giao thông thường có các hình ảnh: 
Giao thông đường bộ: Xe ô tô, xe máy, xe đạp đi trên đường, người đi bộ trên vỉa hè, có cây, có nhà ở hai bên đường.
Giao thông đường thủy: Tàu thuiyền ca nô đi trên sông, có cầu bắc qua sông.
Đi trên đường bộ hay đường thủy đều cần chấp hành các quy định về an toàn giao thông: 
Thuyền, xe không được chở quá tải.
Người và xe phải đi đúng phần đường quy định
Người đi bộ phải đo trên vỉa hè
Khi có đèn đỏ: Xe và người phải dừng lại, khi có đèn xanh mới đuợc đi tiếp.
Không chấp hành đúng luật lệ ATGT sẽ làm cho giao thông ùn tắc hoặc gây ra tai nạn nguy hiểm làm chết người, hư hỏng phương tiện.
Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông
Vậy vẽ tranh đề tài này ntn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
2/Hoạt động 2. Cách vẽ
GV gợi ý HS chọn đề tài để vẽ tranh 
Trước khi vẽ tranh cần chọn nội dung, có thể chọn những cảnh sau:
+ Vẽ cảnh giao thông trên đường phố cần có các hình ảnh : Đường phố, cây nhà, xe đi dưới lòng đường, người đi trên vỉa hè.
+ Vẽ cảnh xe, người lúc có tín hiệu đèn đỏ.
+ Vẽ cảnh tàu thuyền trên sông.
Có thể vẽ tranh về các tình huống vi phạm luật giao thông như: 
+ Cảnh xe, người đi lại trên đường gây ùn tắc.
+ Cảnh xe vượt ngã ba, ngã tư khi đèn đỏ...
Sau khi chọn được nội dung ta tiến hành cách vẽ như sau:
Bước 1: Vẽ hình ảnh chính trước: Xe, người đi lại hoặc tàu thuyền.
Bước 2: Vẽ hình ảnh phụ sao cho bức tranh sinh động: Như nhà, cây, người.
Bước 3: Vẽ màu: Chọn màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
- Khi vẽ các em nên thực hiện theo trình tự như thầy đã hướng dẫn.
- Em hãy nhắc lại cách vẽ?
- Trước khi thực hành các em nên tham khảo một số bài vẽ để hiểu rõ hơn về nội dung và cách vẽ
3/Hoạt động 3. Thực hành
Thực hành vẽ vào vở hoặc giấy đã chuẩn bị sẵn.
- HS tìm nội dung và vẽ theo ý thích
- GV gợi ý cách sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung:
- Vẽ ô tô tải, ô tô khách, xích lô, xe máy...
- Vẽ các hình ảnh phụ: cây, đèn hiệu, biển báo
- Vẽ màu có đậm, có nhạt, vẽ kín nền giấy 
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét và xếp loại bài vẽ về: 
- Bức tranh có nội dung rõ đề tài chưa? (roc nội dung đề tài)
- Bạn vẽ cảnh gì? (Cảnh giao thông trên đường phố)
- Các hình ảnh được sắp xếp ntn? Đẹp không? (Sắp cếp có chính, có phụ, hình vẽ sinh động, đẹp)
- Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh? (Có đậm, có nhạt, màu tươi sáng)
- Theo em bài nào đẹp? nêu rõ lí do?
- GV tổng kết bài và đánh giá khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò
Thực hiện an toàn giao thông: Đi xe, đi bộ bên phải đường, dừng lại khi có đèn đỏ.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Đề tài an toàn giao thông
- Đường bộ: Có xe ô tô, xe máy, người
- Đường thủy : Sông, biển, tàu thủy
- Thể hiện được rõ nội dung an toàn giao thông
- Tranh vẽ về những hình ảnh: Các bạn tham gia giao thông, các phương tiên tham gia giao thông như: ô tô, xe máy, xích lô. Màu sắc trong tranh tươi sáng hài hòa
Rút kinh nghiêm :.........................
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 30
Bài 30 : TẬP NẶN TẠO DÁNG 
 ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I - MỤC TIÊU
- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
- HS biết cách nặn và nặn được một hay 2 hình người hoặc con vật tạo dáng theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh,
II - CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị: SGK, SGV
Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ.
Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn.
Bài tập của HS các lớp trước.
Đất nặn.
HS chuẩn bị: SGK
- Vở tập vẽ đất nặn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giảng bài mới.
 Giới thiệu bài
Ở những bài trước chúng ta đã học cách nặn con vật, hình dáng người. trong tiết học này các em sẽ được tự chọn đề tài, nội dung theo ý thích để nặn. Bài 30 ......
GV ghi bảng, HS đọc đầu bài
1/Hoạt đông1. Quan sát nhận xét
 GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và hướng dẫn HS nhận xét :
- Đây là hình ảnh gì?
- Người có các bộ phận chính nào?
- Người có các dáng tư thế gì?
- Các tư thế hình dáng có giống nhau không?
- Em hãy gọi tên của các hình ảnh?
- Chúng có những bộ phận nào?
- Các dáng đi đứng ngồi nằm có giống nhau không?
- GV cho HS xem các hình nặn con người và con vật.
- Đây là những hình nặn gì?
- Màu sắc như thế nào?
- Em có thích nặn được hình

File đính kèm:

  • docBai_19_Xem_tranh_dan_gian_Viet_Nam.doc