Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chủ đề 6: Hoạt động ở trường em (5 tiết)

- Gv yêu cầu Hs chia nhóm, mỗi nhóm 4-6hs.

- Gv giới thiệu chủ đề bài học. Cho Hs thảo luận lựa chọn đề tài sẽ thể hiện, những hình ảnh nhân vật trong chủ đề. (Nhân vật là người với tính cách, trang phục phù hợp với đề tài cụ thể Ví dụ : học sinh chơi trong giờ ra chơi, .học sinh lao động)

Hs hoạt động nhóm: xé dán theo đề tài đã chọn

- Yc Hs xé dán nhân vật đó ra giấy A4. Xé từng bộ phận cơ thể sau đó dán. Chú ý tới đặc điểm nhân vật: Già, trẻ, béo, gầy, . Xé dán xong ghi rõ: Tên, tuổi, cân nặng, sở thích, nghề nghiệp,

*HĐ2. Giới thiệu các nhân vật tưởng tượng cùng tính cách của họ.

- Gv yêu cầu Hs trưng bày nhân vật của mình lên bảng và dặt một số câu hỏi để hiểu thêm nhân vật.

+ Tại sao em chọn hình tượng nhân vật này?

+ Hình tượng đó có kỷ niệm sâu sắc gì với em?

+ Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?

+ Em thấy hình tượng này khác biệt gì với các bạn khác?

- Yêu cầu hs lần lượt giới thiệu về nhân vật của mình. Bổ sung những thiếu sót để người xem nhận rõ đặc điểm, tính cách của nhân vật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chủ đề 6: Hoạt động ở trường em (5 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ:6 HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
 (Thời lượng: 5 tiết)
I, MỤC TIÊU.
- Hs nhận biết về đặc điểm, hình khối của con người.
- Hs tìm hiểu hình dáng đơn giản trong các hoạt động của con người, để tạo hình bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán, uốn dây thép, 
- Hs phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo từ nhân vật đơn lẻ kết hợp thành một đề tài, một câu chuyện,
- Hs phát triển khả năng diễn đạt trước đám đông.
II. CHUẨN BỊ.
* Giáo viên: - Giấy A2, hoặc A3.
* Học sinh: - Giấy A4, giấy màu, chì, màu vẽ, kéo, keo dán,.
 - Màu sáp, bút dạ, màu nước,.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Ổn định tổ chức. 
 B. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra đồ dùng học tập.
 C. Bài mới. 
 1. Giới thiệu bài.
 2. Các hoạt động dạy học.
* HĐ1. Tạo hình nhân vật.
Chơi trò chơi : con thỏ ăn cỏ
Hs thua làm tượng
- Cho Hs quan sát hình dáng cơ thể người và xác định các hình học trên cơ thể:
+ Hình tròn em liên tưởng đến bộ phận nào trên cơ thể?
+ Hình vuông, hình chữ nhật em thấy gần giống bộ phận nào?
+ Em sẽ tạo hoạt động nào cho nhân vật của em?
+ Khi đi, cúi, cuốc đất, cơ thể gập lại chỗ nào, uốn chỗ nào?
- Gv yêu cầu Hs chia nhóm, mỗi nhóm 4-6hs.
- Gv giới thiệu chủ đề bài học. Cho Hs thảo luận lựa chọn đề tài sẽ thể hiện, những hình ảnh nhân vật trong chủ đề. (Nhân vật là người với tính cách, trang phục phù hợp với đề tài cụ thể Ví dụ : học sinh chơi trong giờ ra chơi,.học sinh lao động)
Hs hoạt động nhóm: xé dán theo đề tài đã chọn
- Yc Hs xé dán nhân vật đó ra giấy A4. Xé từng bộ phận cơ thể sau đó dán. Chú ý tới đặc điểm nhân vật: Già, trẻ, béo, gầy,. Xé dán xong ghi rõ: Tên, tuổi, cân nặng, sở thích, nghề nghiệp,
*HĐ2. Giới thiệu các nhân vật tưởng tượng cùng tính cách của họ.
- Gv yêu cầu Hs trưng bày nhân vật của mình lên bảng và dặt một số câu hỏi để hiểu thêm nhân vật.
+ Tại sao em chọn hình tượng nhân vật này?
+ Hình tượng đó có kỷ niệm sâu sắc gì với em?
+ Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
+ Em thấy hình tượng này khác biệt gì với các bạn khác?
- Yêu cầu hs lần lượt giới thiệu về nhân vật của mình. Bổ sung những thiếu sót để người xem nhận rõ đặc điểm, tính cách của nhân vật.
*HĐ3. Từ hình tượng độc lập, liên kết thành một nội dung chủ đề.Ví dụ: Một sự kiện trong trường học
- Gv khuyến khích Hs phát triển chủ đề theo nhiều hướng khác nhau, nhiều địa điểm khác nhau: trong lớp học, sân trường, giờ lao động, ngoài giờ lên lớp, Ví dụ: Em cùng bạn đang quét lớp; Các bạn đang tập thể dục; Em đang múa cho các bạn xem,
- Gv gợi ý cho những nhóm còn khó khăn trong quá trình thể hiện những hình ảnh phụ liên quan như: Bàn ghế, cây, .., cho phù hợp với địa điểm diễn ra sự kiện.
*HĐ4. Hoàn thiện sáng tạo và làm rõ nội dung.
- Gv đến từng nhóm xem sản phẩm của các em và gợi ý để các em thể hiện nhân vật cho phù hợp.
+ Ý tưởng chính của tác phẩm này là gì?
+ Em gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc?
+ Tỷ lệ giữa các nhân vật đã phù hợp chưa? (Ví dụ: cô với học sinh,)
+ Các thành viên trong lớp đang làm gì, có vui không?
+ Tác phẩm của nhóm em đã thể hiện theo đúng ý tưởng chưa? 
+ Còn thiếu gì để thể hiện rõ?
- Gv giúp những nhóm chưa thể hiện rõ ý tưởng bằng cách gợi ý Hs thêm hình ảnh hoặc thêm biểu hiện trên khuôn mặt.
*HĐ5. Trình bày đánh giá.
- Gv khuyến khích Hs trình bày tác phẩm của mình bằng cách đóng vai các nhân vật hoặc biểu diễn kịch câm, cũng có thể làm một sân khấu nhỏ với các nhân vật là con rối .
D. Củng cố.
+ Các em vừa trải qua quy trình gì?
+ Em học được gì sau khi học quy trình này?
E. Dặn dò.
- Về nhà xé dán những nhân vật khác theo ý thích và tự mình đóng vai nhân vật rồi đọc thoại.
- Hs hát.
- Hs bỏ đồ dùng học tập lên bàn.
- Hs nghe.
- Hs quan sát trả lời câu hỏi của GV.
+ Đầu,
+ Mình, chân, tay .........
+ Cúi, cuốc đất,.
+ Lưng, chân, tay
- Hs chia nhóm.
- Hs nghe, lựa chọn đề tài và chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Mỗi bạn xé một nhân vật
- Hs thực hiện xé dán nhân vật vào giấy A4.
- Hs trưng bày nhân vật của nhóm mình.
+ Vì em thích tính cách, thích nghề nghiệp,
- Hs nêu theo cảm nhận.
- Hs trả lời theo ý nghĩ.
- Hs nêu.
- Hs lựa chọn địa điểm diễn ra sự kiện và thảo luận tìm hiểu về trang phục, ngôn ngữ, phong cảnh,. phù hợp.
- Hs xây dựng cốt truyện theo sự sáng tạo của nhóm : Em cùng bạn đang quét lớp; Các bạn đang tập thể dục; Em đang múa cho các bạn xem,
.dựa trên những nhân vật các em đã xé dán từ trước và thêm hình ảnh phụ phù hợp liên quan đến sự kiện hoặc câu truyện các em thể hiện.
- Hs trình bày ý tưởng của nhóm.
+ Em chưa xé dán được 
- Hs trả lời theo ý hiểu.
+ Đang , có (không),.
+ Đúng (Chưa rõ),
- Hs quan sát, bổ sung.
- Hs trình bày sản phẩm theo ý tưởng của nhóm.
+ Phương pháp xây dựng cốt truyện.
+ Cách thể hiện tình cảm của mình với người mình yêu thích qua tranh xé dán,
- Hs nghe về thực hiện.
:
MỤC TIÊU
KẾT QUẢ
- Biết cách quan sát những hoạt động khác nhau của cơ thể con người
-Tạo hình với tỉ lệ hợp lí cho các bộ phận cơ thể của nhân vật
- Chia sẻ và thảo luận với các thành viên trong nhóm về các hình tượng / nhân vật
Học sinh có khả năng:
Biết quan sát và hiểu được các yếu tố khác biệt của nhân vật .
Tạo hình hợp lí cho từng bộ phận cơ thể ở những tư thế khác nhau, tạo hành động cho các nhân vật.
Giao tiếp và cùng nhau lựa chọn hình dáng, tỉ lệ phù hợp.
MỤC TIÊU
KẾT QUẢ
GV khuyến khích học sinh:
- Mô tả người thông qua nhân vật.
- Nhận thức về tính cách riêng của mỗi người.
- Trong nhóm tạo lập một chủ đề. (ví dụ chủ đề trường học)
- Hình thành năng lực trình bày trước mọi người.
Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
- Mô tả được hình thể con người.
- Tạo được tính cách nhân vật.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để đặt tên cho các nhân vật.
- Giới thiệu được từng nhân vật trước cả lớp.
MỤC TIÊU
KẾT QUẢ
GV: khuyến kích hs 
- Kích thích trí tò mò và tự nguyện tham gia bằng cách giới thiệu một sự kiện.
- Tìm hiểu các điều kiện sống khác nhau.
- Có thêm nhiều hiểu biết xã hội.
- Hoạt động hợp tác giữa các thành viên trong lớp, trong nhóm.
Học sinh có khả năng:
- Thảo luận và tạo ra được những sự kiện khác nhau trong chủ đề.
- Biết tưởng tượng về các phong cách sống khác nhau trong mỗi gia đình.
- Thu thập thêm nhiều kiến thức liên quan tới chủ đề.
- Biết làm việc tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
MỤC TIÊU
KẾT QUẢ
GV: khuyến kích hs 
- Biết cách tìm kiếm thu thập thông tin về nơi được chọn.
- Tìm hiểu những hình ảnh mô tả môi trường mới.
- Lựa chọn một sự kiện, khu vực điển hình mà các thành viên gia đình sẽ tham gia.
- Hợp tác làm việc nhóm – “ gia đình”.
Học sinh có khả năng:
- Tìm kiếm và thu thập được thông tin về một điểm đến đã lựa chọn.
- Hợp tác và tạo được nhóm những hình ảnh môi trường đã chọn.
- Biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm việc nhóm.
MỤC TIÊU
KẾT QUẢ
GV: khuyến kích hs 
- Học sinh chuẩn bị bài trình bày của nhóm, lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia.
- Phát triển trí tuệ ngôn ngữ và khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ.
- Đánh giá phần trình bày của nhóm và các nhóm khác.
- Hình thành mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
- Hiểu thêm các cách biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình.
Học sinh có khả năng:
- Tích cực tham gia vào chuẩn bị bài trình bày của nhóm.
- Biểu lộ cảm xúc và ấn tượng về tác phẩm thông qua ngôn ngữ.
- Tự đánh giá sự tham gia của mình và bạn vào quy trình mĩ thuật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
- Hiểu được sự phong phú đa dạng của nghệ thuật tạo hình.

File đính kèm:

  • docchu_de_6_hoat_dong_o_truong_em.doc