Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Học kì II - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Gấm

1.Kiểm tra bài cũ

2.Giảng bài mới.

Giới thiệu bài

- Thông qua đồ dùng dạy học giáo viên giới thiệu bài mới.

- Các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí được dùng trong sinh hoạt hàng ngày như thảm, khăn trải bàn, khay gọi là trang trí ứng dụng.

- Trang trí hình chữ nhật có điểm giống trang trí hình vuông, hình tròn. Họa tiết trang trí thường là hoa, lá, các con vật được cách điệu, các đường tròn kỉ hà. Ở tiết học này các em sẽ biết thêm về một số họa tiết và biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu. Bài 25.

- GV ghi bảng HS đọc đầu bài.

1/Hoạt động 1. Quan sát nhận xét

Gv yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí để các em nhận biết

- Các họa tiết chính và họa tiết phụ được vẽ và sắp xếp ntn?

- Em thấy các họa tiết giống nhau được vẽ ntn?

- Các họa tiết được sắp xếp ntn theo đường trục?

GV gợi ý HS quan sát bài tập thực hành ở vở tập vẽ 3 để các em thấy :

- Các hạo tiết trong hình chữ nhật đã hoàn chỉnh chưa?

- Để bài trang trí đẹp, cân đối phải làm gì?

- Vậy để trang trí hình chữ nhật cho hoàn chỉnh, đẹp các em quan sát lên bảng.

 

doc57 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Học kì II - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Hồng Gấm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thiếu nhi vui chơi hình ảnh nào là chính? 
- Tranh phong cảnh thường có những hình ảnh gì là chính? Em hãy kể về một số hoạt động vui chơi?
- Đề tài trường học thường có những nội dung gì?
- Ngày tết, lễ hội thường diễn ra ntn? Có những hình ảnh gì?
- Sinh hoạt gia đình thường có những hình ảnh gì?
- Em sẽ chọn đề tài gì để vẽ tranh? Nội dung của đề tài là gì?
- Các em hãy chọn một đề tài mà mình thích để vẽ, dù là đề tài nào thì cách vẽ cũng giống nhau, vậy làm thế nào để vẽ được đẹp chúng ta sẽ cùng chuyển sang phần cách vẽ nhé.
2/Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
- Dựa vào tranh mẫu GV đặt câu Hỏi gợi ý HS cách vẽ tranh:
- Theo em nên vẽ tranh theo trình tự nào?
- GV nhận xét, bổ xung và nhấn mạnh cách vẽ:
B1 : Vẽ mảng chính mảng phụ sao cho phù hợp.
B2 : Vẽ hình vào các mảng: Tìm các hình dáng cho phù hợp với hoạt động.
B3 : Vẽ chi tiết cho rõ nội dung.
B4 : Vẽ màu : chọn màu theo ý thích, có đậm có nhạt.
- Lưu ý : Nên vẽ màu kín tranh hoặc có thể để nền giấy ở những chỗ không cần thiết.
3/Hoạt động 3. Thực hành
- Để HS làm bài tốt, GV cho HS xem lại tranh, ảnh của họa sỹ, HS các khóa trước.
- Khi HS vẽ thì GV bao quát lớp và gợi ý cách vẽ cho HS :
+ Nhắc HS không vẽ giống nhau.
+ Động viên HS thể hiện cách vẽ của riêng mình, phát huy cách vẽ ngộ nghĩnh, sáng tạo.
+ Không áp đặt cách vẽ cho HS.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
- Bài của bạn vẽ về đề tài gì?
- Có đúng nội dung không?
- Cách sắp xếp như thế nào?
- Màu sắc trong bài như thế nào?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
- GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
- Sưu tầm tranh hạo tiết trang trí hình chữ nhật
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Phong cảnh, thiếu nhi, vui chơi, ngày tết, lễ hội, trường học, sinh hoạt gia đình.
- Cảnh vật là chính (cảnh nông thôn, thành thị, cảnh miền núi..)
- Người là chính, có các hoạt động như : Nhảy dây, đá cầu....
- Phong cảnh nhà trường, các em thiếu nhi vui chơi ở sân trường....
- Thường diễn ra các hoạt động sôi nổi như : Múa rồng, múa lân, đấu vật ....
- Cả nhà ăn cơm, xem tivi, cùng rửa bát ...
- HS chọn đề tài
- Tìm hình ảnh chính phụ. Tìm thêm các chi tiết. Vẽ màu.
- Xem lai các bài trang trí đường diềm, hình vuông đã thực hành.
Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 25
Bài 25 : VẼ TRANG TRÍ.
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO 
HÌNH CHỮ NHẬT
I - MỤC TIÊU
- HS nhận biết thêm về họa tiết trang trí.
- Vẽ được họa tiết và màu vào hình chữ nhật.
- Thấy được vẻ đẹp của hình chữ nhật.
II - CHUẨN BỊ
GV :
Phóng to hình mẫu trong vở tập vẽ.
Sưu tầm thêm mẫu trang trí hình chữ nhật.
Một số bài vẽ của HS (cả bài hình vuông, hình tròn) 
Sáp màu
HS : 
Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
- Thông qua đồ dùng dạy học giáo viên giới thiệu bài mới.
- Các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí được dùng trong sinh hoạt hàng ngày như thảm, khăn trải bàn, khay gọi là trang trí ứng dụng.
- Trang trí hình chữ nhật có điểm giống trang trí hình vuông, hình tròn. Họa tiết trang trí thường là hoa, lá, các con vật được cách điệu, các đường tròn kỉ hà... Ở tiết học này các em sẽ biết thêm về một số họa tiết và biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu. Bài 25......
- GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1/Hoạt động 1. Quan sát nhận xét
Gv yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí để các em nhận biết
- Các họa tiết chính và họa tiết phụ được vẽ và sắp xếp ntn?
- Em thấy các họa tiết giống nhau được vẽ ntn?
- Các họa tiết được sắp xếp ntn theo đường trục?
GV gợi ý HS quan sát bài tập thực hành ở vở tập vẽ 3 để các em thấy :
- Các hạo tiết trong hình chữ nhật đã hoàn chỉnh chưa?
- Để bài trang trí đẹp, cân đối phải làm gì?
- Vậy để trang trí hình chữ nhật cho hoàn chỉnh, đẹp các em quan sát lên bảng.
2/Hoạt động 2. Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình vẽ và đặt câu Hỏi gợi ý để các em nhận biết:
- Họa tiết chính ở hình chữ nhật là gì?
- Bông hoa có bao nhiêu cánh
- Hình của bông hoa như thế nào?
- Họa tiết ở các góc có dạng hình gì?
- Khi HS trả lời GV vẽ lên bảng và nhán mạnh: Cần vẽ tiếp họa tiết cho hoàn chỉnh, họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
- Vẽ màu theo ý thích :
- Họa tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu.
- Họa tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau một màu khác.
- Nếu họa tiết chính vẽ màu sáng thì nên vẽ đậm hoặc ngược lại.
- Có thể chuyển màu ở họa tiết chính ra họa tiết ở góc.
 - Trước khi thực hành các em quan sát một số bài vẽ của các bạn lớp trước để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình đẹp và hoàn chỉnh hơn.
3/Hoạt động 3. Thực hành
Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn nhắc nhở và gợi ý HS:
Để vẽ họa tiết cho đều cần nhìn trục để vẽ.
Chọn màu khác với bài của các bạn xung quanh.
Không nên vẽ quá nhiều màu, các họa tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu. Cùng độ đậm nhạt.
Không vẽ màu ra ngoài họa tiết, cần vẽ màu kín khung hình chữ nhật.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
- Họa tiết có đúng, đều chưa?
- Màu sắc của bài vẽ như thế nào?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò
Sưu tầm HCN có trang trí trong sách báo.
Quan sát con vật quen thuộc.
Chuẩn bị giấy màu, hồ dán.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Họa tiết chính được vẽ to và vẽ ở giữa, họa tiết phụ được vẽ nhỏ hơn và vẽ ở xung quanh và ở góc.
- Các họa tiết giống nhau được vẽ bằng nhau.
- Các họa tiết được vẽ cân đối, đối xứng qua trục : trục ngang, dọc, chéo.
- Chưa vì họa tiết chính và các góc còn thiếu.
- Cần kẻ trục và nhìn họa tiết cho sẵn để vẽ sao cho đúng.
- Là bông hoa.
- Có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau.
- Các cánh hoa đối xứng nhau theo từng cặp.
- Có dạng hình tam giác.
Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 26
Bài 26 : TẬP NẶN DÁNG TỰ DO
XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
I - MỤC TIÊU
- HS nhận biết được hình dáng của các con vật.
- Xé dán được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích
- Biết chăm sóc và yêu mến các con vật.
II - CHUẨN BỊ
GV : 
Sưu tầm tranh các con vật.
Tranh xé dán về các con vật.
Giấy màu, hồ dán.
HS : 
Vở vẽ, giấy màu, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
- Trong bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về hình dáng của các con vật. Bài 26 ....
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1/Hoạt động 1. Quan sát nhận xét
GV giới thiệu một số tranh ảnh để HS nhận biết về : 
- Em hãy gọi tên các con vật có trong ảnh
- Con vật có những bộ phận chính nào?
- Con trâu có màu sắc hình dáng như thế nào?
- Con voi có hình dáng màu sắc như thế nào?
- Con thỏ có hình dáng màu sắc như thế nào?
- Em hãy kể tên một số loài vật
khác?
- Hãy tả lại hình dáng đặc điểm của chúng?
- Qua quan sát nhận xét ta thấy các con vật không giống nhau về hình dáng và màu sắc. Vây khi vẽ bất kì một con vật nào ta cần nắm được đặc điểm để vẽ sao cho đúng. Vậy để xé dán con vật sao cho đẹp ta sang phần cách xé dán nhé.
2/Hoạt động 2. Cách xé, dán hình con vật
- Gv cho HS xem một số tranh xé dán để các em biết được cách làm :
- Để xé dán các con vật như thế này ta phải tiến hành như thế nào?
- Sau khi xé xong ta tiếp tiến hành như thế nào?
- GV nêu và thực hiện cách xé dán theo HS quan sát :
B1 : Xé dời từng bộ phận (đầu, thân, chân, đuôi)
B2 : Xếp hình cho phù hợp với dáng con vật.
B3 : Dán hình.
- Có thể xé dán thêm các hình cỏ cây cho tranh thêm sinh động.
- Các em vừa quan sát cách xé, dán. Vậy một em hãy nêu lại các bước xé, dán theo trình tự.
- Trước khi thực hành các em quan sát một số bài vẽ của các bạn khóa trước.
3/Hoạt động 3. Thực hành
- HS làm bài
- Chọn con vật theo ý thích để xé dán làm bài theo cách hướng dẫn.
- GV quan sát và gợi ý HS : 
- Cách xé dán : 
+ Tạo dáng hình con vật.
+ Dán các bộ phận.
+ Tạo dáng các con vật để có hình dáng sinh động hơn.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài đã hoàn thành của HS và gợi ý HS nhận xét về : 
- Bạn đã xé dán con gì?
- Bạn xé dán có đúng đặc điểm của con vật không?
- Bạn dán hình con vật vào bài vẽ đã hợp lý chưa?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
-GV bổ sung đánh giá bài , Khen ngợi những em có bài đẹp.
-GV nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò
Hoàn thành bài ở nhà nếu chưa xong.
Quan sát lọ hoa thật.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
-Con trâu, con voi, con thỏ.
- Đầu, mình, chân, đuôi.
- Chân dài, đầu có sừng, màu đen.
- Thân to, đầu có vòi, có đôi tai lớn, chân to, màu xám.
- Thân nhỏ, tai dài, thường có màu trắng.
- Con mèo, bò, vịt, dê. ...
- Xé từng bộ phận.
- Xếp hình và dán sao cho phù hợp 
B1
Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 27
Bài 27: VẼ THEO MẪU
LỌ HOA VÀ QUẢ
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được hình dáng, Đặc điểm của lọ hoa và quả.
- Vẽ được hình lọ hoa và quả.
- Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ hoa và quả.
II. CHUẨN BỊ
GV : - Chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Bài vẽ lọ hoa và quả của HS năm trước.
- Hình ảnh gợi ý cách vẽ.
HS : - Tranh, ảnh, lọ hoa.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài
- Trong cuộc sống có nhiều đồ vật hoa quả có ích cho con người trong tiết học này các em sẽ được tìm hiểu một đồ vật dùng để làm đẹp và một số loại hoa quả qua bài 27 vẽ theo mẫu ..
- GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1/Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
GV bày mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét để các em nhận biết
- Lọ hoa và quả có hình dáng như thế nào?
- Vị trí của lọ hoa so với quả?
- Độ đậm nhạt giữa lọ và quả?
- Mẫu gồm mấy vật đó là những vật nào?
Mẫu vật gồm 2 vật cũng tiến hành cách vẽ tương tự như mẫu vẽ gồm 1 vật. Để vẽ đúng, đẹp mẫu vật gồm 2 vật ta sang phần vẽ nhé.
2/Hoạt động 2 : Cách vẽ hình lọ và quả. 
- GV giới thiệu cách vẽ qua mẫu, học sinh tập trung quan sát.
B1: Phác khung hình chung của 2 vật gồm lọ và quả vào giữa tờ giấy với kích thước vừa phải.
B2 : Tìm khung hình riêng của mỗi mẫu vật và phác trục.
B3 : Tìm vị trí của các bộ phận, phác nét tỉ lệ lọ và quả.
B4 : Quan sát mẫu để vẽ chi tiết cho giống mẫu.
B5 : Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
 - Em nào hãy nhắc lại cách vẽ?
 - Trước khi thực hành các em quan sát một số bài về lọ hoa và quả của các bạn khóa trước nhé, qua đó học tập rút kinh nghiệm để bài vẽ của mình đẹp hơn.
3/Hoạt động 3 : Thực hành 
 Các em sẽ tiến hành vẽ vào vở hoặc giấy đã chuẩn bị theo trình tự cô vừa hướng dẫn, cần lưu ý khi vẽ : 
- Tìm tỉ lệ khung hình chung trước và vẽ quả vào giữa bài vẽ với kích thước vừa phải không to quá không nhỏ quá.
- Tỉ lệ giữa lọ và quả.
- Tỉ lệ bộ phận : miếng, thân, đáy.
- Quan sát kĩ mẫu để vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Có thể vẽ màu theo ý thích, hoặc đánh đậm nhạt bằng bút chì đen.
- HS làm bài.
 4/Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá 
GV trọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét về : 
- Hình vẽ so với tờ giấy như thế nào?
- Hình vẽ có giống mẫu không?
- Em thấy bài nào đẹp? nêu lí do?
- Em thấy bài nào chưa đẹp? vì sao?
- GV bổ xung và đánh giá bài vẽ. khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. Nhận xét chung tiết học.
 5/Dặn dò 
Sưu tầm tranh ảnh tĩnh vật.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Lọ hoa có hình dáng cao thân được tạo bởi đường cong, quả dạng tròn.
- Quả được đăt trước lọ, cách nhau, không bị tre khuất.
- Quả đậm hơn lọ.
- Gồm 2 vật là lọ và quả. 
B1 + B2
B3 :
B4 + B5
- HS nhắc lại các bước vẽ.
 Rút kinh nghiêm :....................
................................
.......................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
....................................................................................................................
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 28
Bài 28 : VẼ TRANG TRÍ 
 VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I.MỤC TIÊU
 - HS biết thêm về cách tìm và vẽ màu.
 - Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
 - Thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ. 
 GV : - Phóng to 2 hình vẽ sẵn trong vở tập vẽ, để HS vẽ theo nhóm.
 - Một số bài vẽ của HS năm trước.
 HS : - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
 - Sáp màu, bút màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
5’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
 Vẽ màu là 1 khâu quan trọng trong bài vẽ. Màu sắc rất phong phú và đa dạng, khi vẽ màu cần cân nhắc chọn màu kĩ lưỡng, màu nào nên đặt cạnh nhau, màu nào nên tránh đặt cạnh nhau, để tạo ra 1 bức tranh hài hòa. Về màu sắc. Để hiểu thêm về màu sắc hôm nay các em sẽ được tìm hiểu qua 
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
1/Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét. 
 GV yêu cầu HS xem hình có trước ở vở bài tập 3 để các em nhận biết :
* Hình lọ hoa :
- Trong tranh vẽ sẵn vẽ những gì?
- Tên hoa đó là gì?
- Vị trí của lọ hoa và hoa trong hình vẽ?
- Em sẽ vẽ màu gì ở màu lọ, hoa và nền?
* Hình con rùa :
- Trong hình này vẽ những gì?
- Vị trí của con rùa nằm trong bức tranh vẽ ntn?
- Em sẽ trọn màu gì để vẽ vào bức tranh
Mỗi chúng ta đều có cách chọn màu, và cách vẽ riêng. Vậy 1 bài vẽ đẹp sẽ vẽ ntn chúng ta sang phần 2 cách vẽ nhé.
 2/Hoạt động 2 : Cách vẽ màu. 
 GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để HS biết cách vẽ màu.
 + Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau.
 + Thay đổi hướng nét vẽ ngang, dọc, xiên, thưa, dày, đan xen. để bài vẽ sinh động hơn
 + Với bút dạ cần đưa nét nhanh.
 + Với sáp màu và bút chì màu không nên chồng nét nhiều lần.
Đó là những kĩ năng cơ bản khi vẽ màu các em cần nắm được.
Trước khi thực hành các em quan sát một số bài vẽ của các bạn khóa trước nhé.
 GV gợi ý để HS nhận ra bài vẽ đẹp, chưa đẹp để HS rút kinh nghiệm và học tập về màu sắc giữa hoa, lọ, nền.
3/Hoạt động 3 : Thực hành. 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
 + Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
 + Vẽ màu kín hình hoa, lọ, nền màu không chờm ra ngoài hình.
 + Vẽ màu tươi sáng có đậm. có nhạt.
- HS làm bài tập vào trong vở vẽ 3 hoặc vẽ vào giấy 1 lọ hoa sau đó vẽ màu.
- GV cho 2 nhóm lên bảng để làm bài, mỗi nhóm 2 em để vẽ màu vào hình đã được phóng to.
- GV quan sát nhắc nhở HS.
4/Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá. 
GV giới thiệu 1 số bài vẽ đẹp và bài vẽ theo nhóm gợi ý HS nhận xét :
- Em có nhận xét gì về cách vẽ màu? ( màu thay đổi có đậm có nhạt)
- Màu bài vẽ như thế nào? (tươi sáng).
- Em thích bài nào? Vì sao?
- GV tóm tắt đánh giá và xếp loại.
- Nhận xét chung tiết học.
5/Dặn dò : 
Quan sát lọ hoa.
Sưu tầm tranh lọ hoa.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Lọ hoa và lá.
- Hoa sen.
-Nằm giữa bức tranh.
- Vẽ màu hồng ở hoa, xanh ở lá lọ là màu nâu, nền vàng .
-Con rùa đang bơi dưới nước và đàn cá, mặt trời in bóng dưới nước, rong 
-Nằm giữa bức tranh.
Thực hành
 Lä hoa sen
Rút kinh nghiêm :.......................
................................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 29
Bài 29 : VẼ TRANH TĨNH VẬT 
(LỌ VÀ HOA)
I - MỤC TIÊU:
- HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
- Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
- Hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II - CHUẨN BỊ:
 GV chuẩn bị: SGK, SGV
Sưu tầm tranh tĩnh vật và một vài tranh khác loại của các họa sĩ và của HS.
Mẫu vẽ lọ và hoa có hình đơn giản và đẹp.
Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
 HS chuẩn bị: SGK
Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
Màu vẽ, chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
T/L
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
5’
10’
20’
2’
1’
1.Kiểm tra bài cũ 
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài 
- Ở những bài trước các em đã hiểu thế nào là tranh tĩnh vật và để nhận biết thêm về tranh tĩnh vật các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở bài học tiết này. Bài 29 ...
- GV ghi bảng, HS đọc đầu bài.
1/Hoạt đông1. Quan sát nhận xét.
GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh các lọai khác như : tranh sinh hoạt, phong cảnh, các con vật, chân dung để HS phân biệt được :
- Trong các bức tranh trên bảng bức tranh nào là tranh tĩnh vật và các đề tài khác?
- Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
- Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật:
- Trong tranh vẽ những gì?
- Màu sắc trong tranh ntn? Tả thực hay vẽ màu theo ý thích.
- Các bông hoa có hướng và có độ cao, kích thước giống nhau không?
- Lọ hoa thường được trình bày vào tranh như thế nào?
- GV tóm tắt : Ta thấy tranh tĩnh vật là tranh vẽ các vật ở dạng tĩnh như lọ, hoa, các lọai quả. Màu sắc trong tranh tĩnh vật có thể khác hoặc giống mẫu thực. Đó là đặc điểm của tranh tĩnh vật, để vẽ được tranh tĩnh vật phải tiến hành ntn? Các em quan sát cô hướng dẫn cách vẽ nhé.
2/Hoạt động 2. Cách vẽ
 GV giới thiệu mẫu thật và giới thiệu hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
Bước 1 : Cách vẽ hình. Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
Bước 2 : Cách vẽ màu.
Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu lọ hoa để vẽ
 Đây là trình tự vẽ các em cần nắm được vậy :
- Em hãy nhắc lại cách vẽ?
Trước khi thực hành, chúng ta quan sát 1 số bài của các bạn khóa trước (có cách thể hiện khác nhau) Để thấy cách vẽ màu và cảm thụ vẻ đẹp của tranh.
3/Hoạt động 3. Thực hành
 GV nêu yêu cầu của bài tập
+ Vẽ vào vở hoặc giấy vẽ chuẩn bị sẵn.
+ Nhìn mẫu thật để vẽ hoặc vẽ theo ý thích.
- Trước khi vẽ cần xác định kiểu lọ : cao, thấp..... các loại hoa như : cúc,sen, hồng, đồng tiền, cần nắm được màu sắc và hình dáng đặc điểm của chúng. Sắp xếp các bông hoa có to, có nhỏ, cao thấp, vẽ thêm lá cho tranh đẹp sinh động hơn. Vẽ màu : vẽ màu tươi sáng, đúng với lòai hoa có đậm, có nhạt, vẽ màu nào cho nổi lọ, hoa, quả
- HS làm bài
- GV quan sát gợi ý HS :
- Bố cục : vẽ lọ, hoa cho vừa với phần giấy.
- Vẽ lọ vẽ hoa : phác hình sau đó mới vẽ chi tiết.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Khi HS làm bài GV chú ý đến bài vẽ đẹp, khác nhau về hình, màu sắc để chuẩn bị cho nhận xét đánh giá.
4/Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
 GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành, đẹp và gợi ý HS nhận xét về :
- Bố cục của bức tranh ntn? (Hình vẽ vừa, phù hợp với phần giấy).
- Hình vẽ lọ, hoa ntn? (rõ đặc điểm).
- Màu sắc trong tranh ntn? (trong sáng có đậm có nhạt).
- em thích bài vẽ nào? Vì sao?
- GV tóm tắt và xếp lọai bài vẽ : đẹp, đạt yêu cầu.
- GV nhận xét chung tiết học
5/Dặn dò
Quan sát ấm pha trà, sưu tầm tranh ảnh ấm pha trà.
Kiểm ta đồ dùng học tập.
- Là các loại tranh vẽ đồ vật như lọ, hoa quả ... 
- Vẽ ở dạng tĩnh.
- Lọ hoa, hoa, quả.
- Vẽ màu theo lối tả thực( vẽ màu theo lối trang trí)
-Không giống nhau : có bông hướng sang bên trái, bên phải, có bông hướng về phía trước, bông ở vị trí thấp, bông ở vị trí cao.
- Nổi bật nhất với màu sắc có đậm có nhạt nằm giữa tranh.
Rút kinh nghiêm :.........................
..
Ngày soạn: tháng năm 2016
Ngày dạy: tháng năm 2016
TUẦN 30
Bài 30 : VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI ẤM PHA TRÀ
I - MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà
- Vẽ được cái ấm pha trà
- Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà (Về hình dáng cách trang trí)
II - CHUẨN BỊ:
GV chuẩn bị: SGK, SGV
Một vài cái ấm pha trà khác nhau về kiểu dáng và cách trang trí 
Tranh ảnh về cái ấm pha trà
Hình gợi ý cách vẽ
Một vài bài vẽ của HS năm trướ

File đính kèm:

  • docBai_19_Trang_tri_hinh_vuong.doc
Giáo án liên quan