Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Chủ đề 4: Em yêu trường em

Tỉ lệ và kích thước của các bộ phận cơ thể người?

+ Em chọn hình tượng nào? Tai sao?

+ Em thích nhất điều gì ở hình tượng đó?

- GV thị phạm cho HS hiểu hơn.

-GV hướng dẫn HS:

+ B1: Tạo những hình (Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác) tương ứng với từng bộ phận cơ thể người.

+ B2: Dùng hồ dán từ bộ phận cơ thể vào nhau, tạo những tư thế khác nhau.

+ B3: Có thể vẽ thêm những hình ảnh phụ, hoàn chỉnh hình.

- GV cho HS thực hành theo nhóm.

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm tại bàn.

+ Tại sao em chọn hình tượng này?

+ Điều gì chưa thể hiện được ờ hình tượng này.

- GV nhận xét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 3 - Chủ đề 4: Em yêu trường em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRƯỜNG EM (lớp 3)
Thời lượng 4 tiết. (Bài 4, 8, 12, 32)
Bài 8: Vẽ Chân dung
Bài 4: Vẽ tranh đề tài Trường em
Bài 12: Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam
Bái 32: Nặn, xé dán hình người
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu biết về các hoạt động ở trường và những hình ảnh về bạn bè, thầy cô.
- HS vẽ biểu đạt được chân dung.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng sang tạo một câu chuyện của chính các em ở trường.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về đề tài nhà giáo Việt Nam.
- Những hình ảnh về dáng người.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu.
- Giấy màu, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát trãi nghiệm vẽ không nhìn giấy.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV cho HS quan sát bạn đối diện, hoặc nhìn vào gương để cảm nhận. Dặt câu hỏi:
+ Trên khuôn mặt có các bộ phận nào?
+ Em đang quan sát đường nét của bộ phận nào trên khuôn mặt?
+ Đầu và mình nói với nhau bằng bộ phận nào?
 + Các em nên quan sát cả đường nét áo quanh cổ và vai.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đạt: Vẽ biểu đạt là cách vẽ kết hợp giữa mắt và tay, vẽ không nhìn giấy, vẽ bằng cảm xúc.
- GV thị phạm để HS hiểu về cách vẽ biểu cảm không nhìn giấy.
+ Mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đó. Cố gắng không nhìn giấy và đưa nét vẽ liền mạch.
+ Vẽ từ 3-4 bài, sau đó chọn bài thích nhất vẽ màu.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ biểu đạt.
- GV cho HS thực hành.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
+ Bạn vẽ có giống mẫu không? 
+ Em nhận thấy bạn thể hiện trạng thái vui hay buồn?
+ Có bạn nào vừa vẽ vừa nhìn giấy không? 
+ Vì sao em biết bạn nhìn giấy khi vẽ?
- GV nhận xét và góp ý cho HS.
- HS quan sát và trả lời:
+ Khuôn mặt, mắt, mũi, miệng
+ Mái tóc
+ Đầu và mình nói nhau bằng cổ.
- HS quan sát để hiểu hơn về cách vẽ biểu đạt.
- Quan sát để nắm được cách vẽ.
- HS thực hành trên giấy A4.
- HS trưng bày sản phẩm và chia sẽ cảm nhận. Chọn bài mình thích và bà có tính bểu đạt cao, màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Tạo hình nhân vật (Xé dán).
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV yêu cầu 3-4 HS làm mẫu với những tư thế khác nhau. Đặt câu hỏi:
+ Các bộ phận chính trên cơ thể con người?
+ Những hình dạng nào giúp em liên tưởng đến bộ phận của cơ thể người?
+ Tỉ lệ và kích thước của các bộ phận cơ thể người?
+ Em chọn hình tượng nào? Tai sao?
+ Em thích nhất điều gì ở hình tượng đó?
- GV thị phạm cho HS hiểu hơn.
-GV hướng dẫn HS:
+ B1: Tạo những hình (Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác) tương ứng với từng bộ phận cơ thể người. 
+ B2: Dùng hồ dán từ bộ phận cơ thể vào nhau, tạo những tư thế khác nhau.
+ B3: Có thể vẽ thêm những hình ảnh phụ, hoàn chỉnh hình.
- GV cho HS thực hành theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm tại bàn.
+ Tại sao em chọn hình tượng này?
+ Điều gì chưa thể hiện được ờ hình tượng này.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và trả lời:
+ Đầu, mình, chân, tay.
+ Hình trò là đầu, hình chữ nhật là chân và tay
+ HS trả lời theo cảm nhận.
- HS quan sát và nắm được cách làm.
- HS trưng bày và chia sẽ cảm nhận khi xem tác phẩm. 
Hoạt động 3: Vẽ cùng nhau. Đề tài trường em.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV cho HS quan sát một số tranh về đề tài trường em. Đặt câu hỏi:
- Đề tài nhà trường có thể vẽ những gì.
- Các hình ảnh nào là nội dung chính trong tranh.
- GV hướng dẫn HS tạo thành bức tranh đề tài trường em từ ngân hàng hình ảnh.
+ Lựa chọn hình ảnh và sắp xếp phù hợp.
+ Vẽ thêm một số hình ảnh phụ để làm nổi bật nội dung đề tài.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS thực hành.
- GV cho HS trưng bày bài theo nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm trình bày và nhận xét tác phẩm của mình.
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Em muốn vẽ thêm chi tiết nào nữa không?
+ Nếu vẽ em sẽ vẽ gì?
- GV nhận xét.
- HS quan sát và trả lời:
+ Thầy, cô, học sinh, khung cảnh ngôi trường
+ Ngôi trường và học sinh
- HS thảo luận nhóm tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc theo nhóm, họp tác và tôn trọng nhau. Vẽ tiếp hay ghép hình
- HS trưng bày và trình bày về ý tưởng của nhóm.
Hoạt động 4: 
Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu truyện về ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV cho HS quan sát một số tranh về đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam. Đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?	
- Các hình ảnh nào là nội dung chính trong tranh.
- Cách sắp xếp hình và cách vẽ màu như thế nào để rõ nội dung.
- GV hướng dẫn HS tạo thành bức tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam từ ngân hàng hình ảnh.
+ B1: lựa chọn những hình ảnh từ bài xé dán hình dáng người phù hợp.
+ B2: Sắp xếp những hình ảnh sau cho phù hợp với nội dung.
+ B3: Cần thêm, bớt những hình ảnh để làm rõ chủ đề.
+ B4: Vẽ Màu và hoàn chỉnh hình.
- GV cho HS thực hành.
- GV cho HS trưng bày bài theo nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm trình bày và sáng tạo câu truyện từ tác phẩm của mình.
+ Sản phẩm có nội dung gì?
+ Hình ảnh gì?
+ Màu sắc của sản phẩm? 
+ Từ sản phẩm kể nên một câu truyện.
- Kết thúc chủ đề “ Em yêu trường em”, GV giúp HS phát triển khả năng tưởng tượng, diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản than quan hình ảnh và lời nói.
- Dặn dò: chuẩn bị giấy, bút màu, các mẫu chai, lọ... cho tiết học sau.
- HS quan sát và trả lời:
+ Thầy, cô, học sinh, cây, ngôi trường...
+ Thầy, cô, học sinh là hình ảnh chính.
+ Hình ảnh chính phải to và rỏ.
- Thảo luận nhóm để tìm ra cách làm hiệu quả.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về ý tưởng của nhóm.
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
	Nhôn myõ, ngày.tháng..năm
 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docEm_yeu_truong_em.doc