Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Lớp 3

Thứ 2 ngày 5 tháng 10năm 2020

Chñ ®Ò : MẶT NẠ CON THÚ (Tiết 1)

I. Mục tiêu.

- HS nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.

- HS tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.

- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức.

- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân .

III. Chuẩn bị.

*GV: + SGV, SGK

 + Một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật

 + Một số bài vẽ mẫu của HS.

 *HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo

IV. Các hoạt động chủ yếu:

* Khởi động:

- Những ngày lễ, tết ta thường dùng mặt nạ các con thú để đeo và trình diễn. và tiết hôm nay ta sẽ học cách làm một số hình mặt nạ con thú.

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

 

docx17 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Lớp 1
Thứ 3 ngày 6 tháng10 năm 2020
CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
Bài 2: Màu sắc quanh em (tiết 1)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất
Bài học hình thành và phát triển cho HS nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thựcthông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
 -Yêu thiên nhiên, yêu thích nét đẹp của màu sắc.
Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm. Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận.
Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm,của bạn.
Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.
Năng lực
Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc, biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.
Phân biệt được một số màu vẽ và cách sử dụng . Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát bểu về các nội dung của bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, nhận ra sự khác nhau của màu sắc.
Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận.
Năng lực khoa học: Biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau.
Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong ở các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động.
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
Học sinh
SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, giấy vẽ, hộp màu, giấy màu, vật liệu,
Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú.
Giáo viên
- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, hình ảnh( hoặc vật thật)
Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở,tích hợp.
Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não.
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số học sinh
+ Hôm nay, các em đã chuẩn bị những dụng cụ học tập nào?
-YC hs để đồ dùng lên bàn
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học
- GV giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rát nhiều màu sắc, tất cả các đồ vật nếu ko có màu sắc thì sẽ ko đẹp. Vậy màu sắc có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta thì giờ học hôm nay cô trò chúng ta cùng khám phá chủ đề 2: “Màu sắc và chấm”.
- YC hs mở SGK trang 8
GV cho HS quan sát hộp màu của các em. YC hs:
+ Kể tên các màu sắc có trong hộp màu?
GV chỉ vào quần áo, cặp sách, mũtất cả mọi vật ở xung quanh chúng ta đều có màu sắc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu, khám phá “ Những điều mới mẻ’’.
3.1.Hoạt động quan sát, nhận biết
- GV cho hs quan sát một số loại quả đã chuẩn bị, YC hs:
+ Đây là loại quả gì? Chúng có màu sắc
như thế nào?

-HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
-Lắng nghe
-HS mở SGK trang 8
-Quan sát
-HS kể
-Quan sát
-Quan sát

-GV nhận xét, và chỉ ra quang cảnh sân trường, hỏi HS:
+ Em thấy lá bàng có những màu gì?
+ Em hãy kể tên các màu sắc ở các loại hoa?
-YC hs quan sát các hình ảnh trong SGK trang 8, 9.
-GV chốt lại: Màu sắc ở xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và đa dạngNhờ có màu sắc mà cuộc sống của chúng ta luôn tươi đẹp.
Màu sắc không những chỉ có ở trong thiên nhiên mà màu sắc còn có trong các tác phẩm MT.
YC hs quan sát một số bức tranh trong SGK trang 10.
Hoạt động thực hành, sáng tạo.
Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo
-GV hướng dẫn HS cách sử dùng bút màu:
* Màu sáp:
+ Chọn màu để vẽ
+ Có thể vẽ từng màu
+ Có thể vẽ hai màu chồng lên nhau
+ Cất màu sau khi vẽ xong
* Màu dạ:
-Hs trả lời: quả cam màu xanh, quả thị màu vàng, quả cà chua màu đỏ, quả cà tím màu tím,
Lá bàng non màu xanh nhạt, khi lá già màu vàng.
Hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ, hoa cúc xanh,
-Quan sát và trả lời
-Quan sát
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Quan sát
-Quan sát GV hướng dẫn

+ Chọn màu
+ Vẽ màu kín hình
+ Có thể vẽ nhiều màu trong một hình
+ Đóng nắp bút và cất gọn
-GV vẽ mẫu lên bảng cách vẽ một màu và cách vẽ màu chồng lên nhau.
3.2.2. Thực hành sáng tạo
-GV cho HS quan sát một số bài mẫu: xé dán, nặn, tranh vẽ.
-YC hs tự lựa chọn cách thực hành cho phù hợp.
-Quan sát, hướng dẫn học sinh.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
-Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.
Nhắc nhở: mang đồ dùng đầy đủ.

-Quan sát
-Quan sát
Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
Lắng nghe

Lớp 2
Thứ 2 ngày 5 tháng 10năm 2020
TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ CỦA EM (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Học sinh cần đạt được:
- Phân tích và đánh giá được sản phẩm mỹ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu được nội dung chủ đề, hình ảnh, màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.
- Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Lựa chọn được hoạt động yêu thích và tạo hình được dáng người phù hợp với hoạt động đó.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : 
+ Liên kết hs với tác phẩm.
+ Sử dụng quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị: 
- Sách Học Mĩ thuật lớp 2
- Hình minh hoạ phù hợp với nội dung chủ đề:
+ Tranh thiếu nhi
+ Các kí hoạ dáng người
+ Sản phẩm của HS
2. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 2
- Giấy vẽ, bìa cứng, màu vẽ, bút chì, hồ dán...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
- Câu hỏi gợi mở:
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì? Ở đâu? Thời tiết như thế nào ?
+ Các nhân vật là những ai? Có mới quan hệ với nhau như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về các hình vẽ và màu sắc trong sản phẩm của nhóm em, nhóm bạn?
- Gợi ý các hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
* Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
- Gợi ý hs viết đoạn văn nêu cảm nhận về 1 bức tranh với chủ đề “Mùa hè của em” của nhóm mình hoặc nhóm bạn mà em thích.
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho chủ đề tiếp theo


Lớp 3
Thứ 2 ngày 5 tháng 10năm 2020
Chñ ®Ò : MẶT NẠ CON THÚ (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
- HS nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
- HS tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân .
III. Chuẩn bị.
*GV: + SGV, SGK
	 + Một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật
	 + Một số bài vẽ mẫu của HS.
 *HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo
IV. Các hoạt động chủ yếu:
* Khởi động:
- Những ngày lễ, tết ta thường dùng mặt nạ các con thú để đeo và trình diễn. và tiết hôm nay ta sẽ học cách làm một số hình mặt nạ con thú.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên
Học sinh
- GV cho hs sinh hoạt nhóm
- GV treo một số tranh ảnh mặt nạ con vật lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình 2.1 trong SGK 
+ Trong hình có những mặt nạ của những con vật gì?
+ Hình dáng, đặc điểm của các mặt nạ con thú như thế nào?
+ Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ không?
+ Màu sắc của các mặt nạ như thế nào?
+ Mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì?
+ Em thường thấy mặt nạ có những nét biểu cảm gì? 
* GV kết luận: - Mặt nạ con thú rất phong phú và đa dạng, có thể che một nửa hoặc cả khuôn mặt. Mặt nạ có thể ở dạng 2d, 3d
- Mặt nạ thường được vẽ, tạo hình cân đối theo chiều dọc, màu sắc rực rỡ, tương phản. Đôi khi cảm xúc, tính cách của con người được thể hiện trong mặt nạ con thú.
- Mặt nạ con thú được sử dụng trong các trò chơi dân gian, trong các lễ hội truyền thống: Tết cổ truyền, tết trung thu

- HS sinh hoạt nhóm 4
- Hs quan sát hình trên bảng và trong sgk 
- Hs trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
Giáo viên
Học sinh
- GV cho hs quan sát hình 2.2 và GV hướng dẫn cách vẽ:
+ Gấp đôi tờ giấy hoặc kẻ trục dọc lên tờ giấy A4 hoặc tờ bìa để vẽ các bộ phận hai bên cho bằng và giống nhau.
+ Ve hình mặt nạ vừa với khuôn mặt cảu mình. Lưu ý nét biểu cảm thể hiện tính cách nhân hóa của con thú.
+ Ve màu theo ý thích
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy. Có thể làm thêm đai vòng để đeo hoặc tay cầm của mặt nạ.
- GV đặt một số câu hỏi với một số HS:
+ Em sẽ làm mặt nạ con thú nào? Con thú đó có đặc điểm gì?
+ Con thú mà em tạo hình có biểu cảm gì, tính cách gì?
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học tiếp theo

- HS quan sát, lắng nghe
- HS trả lời

Lớp 4
Thứ 2 ngày 5 tháng 10năm 2020
Chñ ®Ò : CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học sinh cần đạt được:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của 1 số con vật vật 
- Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình 3 chiều . 
- Tạo dựng được bối cảnh không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm .
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : Có thể vận dụng các quy trình 
+ Vẽ cùng nhau; xây dựng cốt truyện
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề 
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị: 
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4
- Tranh, ảnh mô hình sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề 
2. HS chuẩn bị:
- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo, bìa ...
- Đất nặn, các vật dễ tìm như võ đồ hộp, chai, lọ, đá sỏi, dây thép...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Khởi động: 
GV tổ chức cho hs hát tập thể bài hát có con vật. Sau đó GV giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề. 
1. Hướng dẫn tìm hiểu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh ảnh và thảo luận theo nhóm 2 dựa theo câu hỏi gợi mở:
+ Trong hình là những con vật nào? Thức ăn của chúng là gì?
+ Những con vật đó có những đặc điểm gì nổi bật? 
+ Những con vật đó thường có nhũng hoạt động gì? Môi trường sống của chúng ra sao?
- GV bổ sung thêm nếu cần thiết
- GV cho hs xem 1 số sản phẩm để các em thảo luận về chất liệu và hình thức thể hiện:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì trong mỗi sản phẩm?
+ Hình dáng màu sắc của mỗi con vật trong các sản phẩm như thế nào?
+ Các sản phẩm có thể được thể hiện bằng những hình thức nào? Từ chất liệu gì?
- GV bổ sung thêm nếu cần thiết

- Hs quan sát và thảo luận:
2. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv yêu cầu hs lựa chọn con vật và hình thức thể hiện con vật đó
+ Em sẽ lựa chọn con vật nào để tạo hình?
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật? Con vật đó sống ở đâu?
+ Em sẽ thể hiện con vật đó bằng chất liệu gì? Bằng cách nào?
- GV hướng dẫn cụ thể cách làm các chất liệu: Vẽ/ xé dán, Nặn, Tạo hình từ vật liệu tìm được.
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học tiếp theo

- Hs suy nghĩ lựa chọn con vật và chất liệu theo gợi ý của Gv
- Hs lĩnh hội

Lớp 5
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2020
Chñ ®Ò : SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
* HS cần đạt được: 
- Nhậ ra và phân biệt được các hình khối cơ bản.
- Chỉ ra sự liên kết của các hình khối trong đồ vật, sự vật, các công trình kiến trúc..
- Tạo được hình khối ba chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết chúng thành đồ vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông theo ý mình.
- giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phưong pháp: Có thể vận dụng các quy trình
- Tạo hình ba chiều - Tiếp cận chủ đề.
- Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Sách học Mĩ thuật lớp 5.
- Đồ vật thật hoặc hình ảnh, mô hình về các đồ vật, con vật, ngôi nhà
- Những sản phẩm tạo hình của HS các lớp đã học.
2. Học sinh chuẩn bị: 
- Giấy A4 + A3, màu vẽ, giấy mầu, vỏ hộp, cành cây, hồ dán, các vật tìm được( Vỏ đồ hộp, chai, đá, sỏi)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
* Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò “ Bịt mắt đoán đồ vật và hình khối cơ bản của đồ vật”. GV chọn 2 đến 4 HS hoặc đại diện các nhóm lên dùng khăn bịt mặt, sờ đồ vật để đoán tên đồ vật và khối hình cơ bản của đồ vật đó. GV giới thiệu chủ đề.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát các hình khối và thảo luận để nêu tên đặ điểm của các hình khối.
- Yêu cầu HS quan sát đồ vật và cho biết đồ vật đó được tạo thành từ những hình khối nào.
Ví dụ: Cái Phích, ngôi nhà
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế để kể tên các đồ vật, công trình kiến trúcđược tạo ra từ hình khối.
* GV tóm tắt:
- Trong cuộc sống có rất nhiều công trình kiến trúc, các đồ vật, sự vậtđược tạo nên bởi sự liên kết của các hình khối.
- Có thể tạo hình các sản phẩm dựa trên sự liên kết của các hình khối.

- HS quan sát và thảo luận nhóm.
- Cấu trúc của cái phích bao gồm 2 khối chính: Khối trụ( Nắp và thân), khối nón cụt( vai).
- Ngôi nhà được liên kết bởi 2 khối chính là thân có dạng hình hộp và mái có dạng hình chóp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gợi ý cho HS thảo luận để lụa chọn nội dung, hình thức và vật liệu để tạo hình sản phẩm từ sự liên kết của các hình khối.
+ Em đã chuẩn bị những vật liệu gì?
+ Từ vật liệu đó, em tạo ra được những sản phẩm gì? Em sẽ thể hiện sản phẩm của mình như thế nào?
+ Sản phẩm đó được liên kết bởi những hình khối nào?
- GV yêu cầu HS quan sát đồ vật để tham khảo cách tạo hình.
 Tạo hình ngôi nhà bằng vỏ hộp và giấy màu
* GV tóm tắt: Cách thực hiện tạo hình sản phẩm dựa trên sự liên kết của các khối.
- Hình thành ý tưởng tạo các sản phẩm từ những vật liệu đã chuẩn bị.
- Tạo các khối chính từ các vật liệu.
- Lên kết các khối chính tạo dáng sản phẩm.
- Thêm chi tiết trang trí để hoàn thiện sản phẩm.
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh sản phẩm để có ý tưởng tạo hình sản phẩm của cá nhân/ nhóm.
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học tiếp theo

- HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát.
 Tạo hình con vật bằng các vật liệu tìm được. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_khoi_tieu_hoc_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan