Giáo án Mĩ thuật Khối 7
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học
- Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường trang trí sổ tay, văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp
- Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học
2. Học sinh :
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
- Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách , báo,.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét,cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ , tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13.
ữ trang trí Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học - Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường trang trí sổ tay, văn bản.... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp - Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học 2. Học sinh : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ thuật. - Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách , báo,... 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét,cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ , tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV cho HS quan sát các chữ cái hoặc chữ trang trí. - GV: Hình dáng của các chữ như thế nào? - HS: Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường. - GV minh hoạ các kiểu chữ trang trí khác nhau và mẫu chữ thông thường để HS so sánh. - GV: Nêu cách tạo chữ trang trí? - GV: Vậy để có nhiều kiểu chữ khác nhau về hình dáng ta dựa vào đâu để cách điệu? - HS trả lời. - GV: Nếu các con chữ có cùng nội dung thì nên cách điệu như thế nào? ? Khi cách điệu các chữ thì cần phải nắm nguyên tắc nào? - HS trả lời. I. Quan sát, nhận xét: - Chữ trang trí có nhiều kiểu khác nhau, đa dạng và phong phú. - Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường. - Cách tạo : + Kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ + Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ + Sửa lại hình dáng chữ nhưng vẫn giữ được nét đặc thù của chúng + Cách điệu chữ cái đầu hay ở giữa tùy theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó. - Dựa vào mẫu chữ cái, có thể kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ , hoặc thêm bớt các chi tiết phụ, hoặc cách điệu chữ cái ở đầu hay giữa tuỳ theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó. - Các con chữ cùng nội dung được cách điệu theo một phong cách nhất quán - Các chữ được thay đổi hình dáng, nét, các chi tiết nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận dạng chúng. - Có thể thay đổi kiểu chữ bằng cách ghép các hình ảnh thành dáng chữ Hoạt động 2: (6') Hướng dẫn tạo dáng chữ: - GV đưa ra hình minh hoạ cách tạo một chữ cái: - B1: Vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu - B2: Tạo dáng cho chữ. - B3: Vẽ màu cho chữ. II. Cách tạo dáng chữ: + Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu + Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các hình ảnh theo ý định riêng. + Tô màu tùy theo ý thích, tùy cảm hứng. Có thể dựa vào mục đích tạo dáng chữ để tô màu cho phù hợp. - VD: Chữ ở sách thiếu nhi phải dễ đọc, màu sắc đẹp, ngộ nghĩnh, Chữ dùng trong nghệ thuật thì cần có tính cách điệu cao, màu sắc mới lạ, độc đáo. Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành: - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh. - HS làm bài. III. Thực hành: - Yêu cầu: Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. Chữ có chiều cao khoảng 5cm hoặc trang trí một từ, câu, trình bày trên vở vẽ. 4. Củng cố: (3') - Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Đây là dạng bài tập mới đối với học sinh nên gv nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ học tập và ý tưởng thể hiện trên bài là chính, có thể kết quả trên bài chưa cao, biểu dương những cá nhân có ý tuởng làm bài tốt, mang tính sáng tạo. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp - Có thể kẻ một số chữ theo kiểu chữ sáng tạo của bản thân - Chuẩn bị nội dung đề tài để tiết sau kiểm tra học kì I: vẽ tranh đề tài tự chọn. Tiết 16 + 17, Bài 15 + 16: Kiểm tra học kì I (Vẽ tranh: Đề tài tự chọn) Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - Đây là bài kiểm tra cuối học kì nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của HS. - Đánh giá những kiễn thức đã tiếp thu được của HS, những biểu hiện tình cảm ,óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc - Làm được bài trong thời gian nhất định. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị biểu điểm, nội dung đề bài 2. Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, nội dung đề tài. III. Tiến trình dạy - học: 1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập và nội dung bài. 3. Bài mới: - GV nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra học kì - Đề bài : Vẽ tranh: đề tài tự chọn: - Phong cảnh - Sinh hoạt - Lễ hội, vui chơi - Chân dung - Học tập.... - Thời gian : 2 tiết học - Tiết 1: vẽ hình, tiết 2: vẽ màu. + Biểu điểm: a. Loại G: Nội dung đề tài có sự tìm tòi sáng tạo, rõ nội dung cần thể hiện Biết sắp xếp hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần Hình ảnh sinh động, hồn nhiên ,không sao chép . Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc ăn ý,tươi sáng hài hoà. b. Loại K: Tranh phản ánh được : Vẽ hoạt động gì, hình ảnh như thế nào,tuy nhiên màu có thể chưa hoàn thiện Bố cục tốt, sinh động c. Loại tB: Tìm đựơc hình ảnh để diễn tả nội dung nhưng còn lúng túng, thiếu sinh động Biết cách sx hình ảnh tuy nhiên vẫn còn dàn chải thiếu trọng tâm Màu có thể hoàn thành hoặc chưa. d. Chưa đạt yêu cầu: Những trường hợp còn lại 4. Củng cố: Thu bài. Nhận xét quá trình kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị cho bài 17: Vẽ trang trí: "Trang trí bìa lịch treo tường". Tiết 18, Bài 17: Vẽ trang trí: Trang trí bìa lịch treo tường Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: - HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường. - Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết . - HS hiểu biết hơn về việc tt ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số bìa lịch treo tường. - Hình minh hoạ cách phác thảo một bài trang trí bìa lịch. - Một số bài trang trí bìa lịch của HS. 2. Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu tự chọn, vở mĩ thuật. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra học kì. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Treo lịch trong nhà là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Có nhiều loại lịch: lịch tờ theo ngày, lịch theo tháng, theo tuần. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách trang trí bìa lịch treo tường qua bài 17. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (7') Huớng dẫn quan sát, nhận xét: - GV treo một số bìa lịch đã chuẩn bị và yêu cầu hs trả lời : - GV: Mục đích ý nghĩa của lịch? - HS: Để biết thời gian, để trang trí... - GV: Em hãy kể tên một số loại lịch mà em biết? - HS: Có nhiều loại lịch: lịch treo tường, lịch làm việc để trên bàn, lịch bỏ túi... - GV: Hình dáng chung của bìa lịch treo tường - HS trả lời. - GV: Nội dung của bìa lịch treo tường vẽ về chủ đề gì? - HS trả lời. - GV: Các hình ảnh trên bìa lịch như thế nào? -HS: sinh động hấp dẫn. - GV: Nhận xét về cách sắp xếp các dòng chữ và các hình ảnh trên bìa lịch? - GV: Bố cục của bìa lich gồm có mấy phần? - HS: gồm 3 phần :Hình ảnh, Chữ, lịch ghi ngày tháng. - GV: Em có nhận xét gì về màu sắc của tờ lịch? - HS: Màu sắc phù hợp với mục đích của người sử dụng. * GV kết luận: Bìa lịch treo tường có công dụng rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta I. Quan sát nhận xét - Lịch treo trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta, ngoài để biết thời gian, lịch còn trang trí cho căn phòng, nhà, nơi làm việc thêm đẹp. - Hình dáng: có nhiều hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn Nội dung chủ đề: được trang trí theo nhiều chủ để khác nhau: thông thường là chủ đề mùa xuân và các hình ảnh về thiên nhiên và các hoạt động của con người trong dịp xuân... - Hình ảnh: sinh động hấp dẫn. - Bố cục: + Cách sắp xếp các hình ảnh không theo một nguyên tắc nhất định. + Gồm 3 phần :Hình ảnh, Chữ, Lịch ghi ngày tháng. - Màu sắc: phù hợp với mục đích của người sử dụng. Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách trang trí bìa lịch: - GV treo hình minh hoạ. - B1: Chọn nội dung trang trí bìa lịch. - B2: Xác định khuôn khổ bìa lịch, chia các phần trên bìa lịch sao cho hài hoà. - B3: Trình bày bìa lịch - B4: Vẽ màu. II. Cách trang trí bìa lịch: + Chọn nội dung trang trí bìa lịch: có thể là đưa hình ảnh được chụp, hoặc cảnh vẽ vào phần hình ảnh, với những đề taì về mùa xuân, con người và thiên nhiên yêu thích... + ở đây có nghĩa là chọn hình dáng cho bìa lịch: nên chia các phần trên bìa: Nơi để dán lịch, chữ trang trí, hình ảnh minh hoạ.... + Xác định khuôn khổ bìa lịch, Trình bày bìa lịch theo các phần đã phác thảo. + Vẽ màu theo ý thích riêng của mình. Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn thực hành: - GV quan sát, theo dõi, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới , có những cách trình bày riêng, sáng tạo; đối với những HS còn lúng túng trong cách lựa chọn hình ảnh GV gợi ý cụ thể hơn với từng em. - Nên phân chia thời gian cho việc tìm hình ảnh và vẽ màu sao cho hợp lý. - HS vẽ bài. III. Thực hành: - Yêu cầu: Trang trí một bìa lịch treo tường theo ý thích. - Trình bày và vẽ màu. 4. Củng cố: (3') - GV chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu và hướng dẫn hs nhận xét, đánh gía - HS xếp loại bài theo ý thích. - Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') Có thể tiếp tục hoàn thành bài nếu chưa xong Chuẩn bị cho bài 18: Vẽ theo mẫu: "Kí hoạ". Tiết 19, Bài 18:Vẽ theo mẫu: Kí họa I. Mục tiêu bài học: - HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ. - Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc(đơn giản về hình và cấu trúc). - Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa.. - Hình minh hoạ cách kí hoạ. 2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí hoạ qua bài 18. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (7') Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ: - GV cho HS quan sát 2 bức tranh, 1 tranh vẽ đề tài và 1 bức kí hoạ. - GV: Cho biết nội dung của 2 bức tranh này? - HS trả lời. - GV: Em thấy bức tranh nào vẽ hoàn thiện hơn? - HS: Bức tranh 1 (tranh đề tài) hoàn thiện hơn. - GV: Vì sao bức tranh 2 (kí hoạ) không vẽ hoàn thiện nhưng em vẫn hiểu được nội dung tranh? - HS: Vì vẫn thấy được những đường nét, hình ảnh của tranh tương đối rõ ràng. - GV cho HS biết bức 2 là tranh kí hoạ. Yêu cầu HS rút ra khái niệm. - GV giới thiệu một số kí hoạ đã chuẩn bị sẵn và quan sát tranh kí hoạ ở các trang 119, 120, 121 trong SGK. - HS quan sát tranh và hình minh - GV: Mục đích của kí hoạ là gì? - GV: Kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau ? - HS: + Giống nhau: Đều phải quan sát mẫu - Phải luôn luôn so sánh ước lượng tỉ lệ vẽ từ bao quát đến chi tiết. + Khác nhau: Vẽ theo mẫu cần thời gian lâu hơn để nghiên cứu kĩ hơn. Vẽ theo mẫu phải nhìn kĩ mẫu để vẽ, vẽ xong phải so sánh với mẫu, chỉnh hình nhiều lần cho giống với mẫu. Kí hoạ vẽ hình ảnh trong khoảng thời gian ngắn nên hình chỉ là khái quát, người vẽ phải lưu giữ hình ảnh sau đó vẽ lại theo trí nhớ nếu mẫu không còn ở vị trí , tư thế đó nữa. Kí hoạ nhằm bổ sung , bổ trợ cho bài vẽ theo mẫu. Vẽ nhanh, lược bỏ những chi tiết đơn giản. - GV: Có thể dùng những chất liệu gì để kí hoạ? - GV: Vì sao người ta thường sử dụng các chất liệu đó để kí hoạ? - GV đưa ra các bài kí hoạ bằng các chất liệu khác nhau cho HS quan sát. *Gv kết luận : Kí hoạ là một dạng mới với nhiều chất liệu khác nhau làm tư liệu cho các tác phẩm. GV giới thiệu : đối với kí hoạ có thể dùng bất cứ chất liệu nào để kí hoạ: chì, mực, than, phấn, màu nước, bột màu.. I. Khái niệm kí hoạ, đặc điểm của kí hoạ: - Khái niệm: Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn. - Mục đích: + Kí hoạ nhằm lưu giữ những hình ảnh sự vật đôi khi không lặp lại ( dáng con vật đang gãi , ngáp, dáng nằm lạ mắt, dáng người ở tư thế lạ mắt...) + Kí hoạ nhằm mục đích lưu giữ hình ảnh phục vụ cho việc vẽ tranh đề tài, sắp xếp bố cục. + Giống nhau: Đều phải quan sát mẫu - Phải luôn luôn so sánh ước lượng tỉ lệ vẽ từ bao quát đến chi tiết. + Khác nhau: Vẽ theo mẫu cần thời gian lâu hơn để nghiên cứu kĩ hơn. Vẽ theo mẫu phải nhìn kĩ mẫu để vẽ, vẽ xong phải so sánh với mẫu, chỉnh hình nhiều lần cho giống với mẫu. Kí hoạ vẽ hình ảnh trong khoảng thời gian ngắn nên hình chỉ là khái quát, người vẽ phải lưu giữ hình ảnh sau đó vẽ lại theo trí nhớ nếu mẫu không còn ở vị trí , tư thế đó nữa. Kí hoạ nhằm bổ sung , bổ trợ cho bài vẽ theo mẫu. Vẽ nhanh, lược bỏ những chi tiết đơn giản. - Bút chì, bút dạ, bút sắt, than, phấn... - Mực nho, màu nước, màu bột... *Các chất liệu dùng để kí hoạ rất thông dụng, dễ sử dụng, vận chuyển và dễ bảo quản. Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách kí hoạ: - GV cho HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ kí hoạ. - GV: Vẽ kí hoạ như thế nào? - B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu - B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ nét bao quát, nét chính - B4: Vẽ nét chi tiết, quan sát mẫu và điều chỉnh hình cho giống II. Cách kí hoạ: + Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ. Đó là những hình dáng thể hiện rõ sự vât, sự việc hay 1 hành động nào đó. Phải chọn tư thế đẹp nhất để dễ kí hoạ. + So sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất để khi vẽ có thể vẽ dễ dàng hơn. + Vẽ nét bao quát, nét chính của đối tượng đó. Những nét này phải thể hiện được một cách khái quát về hình dáng, hành động của đối tượng. + Vẽ chi tiết hình dáng và tư thế của mẫu. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho sinh động. Có thể điểm màu nếu muốn. Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành: -GV cho HS quan sát một số kí hoạ người, cảnh vật, để HS hình thành ý tưởng kí hoạ. - Có thể cho HS kí hoạ đồ vật, cảnh trong lớp, ngoài cửa sổ hoặc xem tranh ảnh chụp rồi kí hoạ lại. - Bước đầu tập kí nên vẽ từ đơn giản cho quen tay, sau kí cảnh và dáng động phức tạp. Không nên quá tham hình ảnh để mất nhiều thời gian , cần phải vẽ từ bao quát rồi mới chi tiết . III. Thực hành: - Kí hoạ một số đồ vật, hình ảnh đã chuẩn bị: Cành hoa, lá, cây trên sân trường, các bạn trong lớp, ngoài sân... 4. Củng cố: (4')- Đánh giá kết quả học tập của HS. - GV chọn một số bài kí hoạ tiêu biểu, gợi ý nhận xét và rút kinh nghiệm - HS phát biểu ý kiến của mình về hình vẽ, bố cục... 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Tiếp tục chuẩn bị tranh , ảnh (phong cảnh) để tiết sau học bài 19: Vẽ theo mẫu: "Kí hoạ ngoài trời". Ký duyệt: TCM Hà Duy Mạnh Tiết 20, Bài 19: Vẽ theo mẫu: Kí hoạ ngoài trời I. Mục tiêu bài học - HS biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng. - Kí hoạ được một vài dáng cây, dáng người, và con vật. - Thêm yêu mến thiên nhiên và con người. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một vài kí hoạ đẹp về người, phong cảnh, con vật... - Một số kí hoạ của học sinh các lớp trước đã kí. 2. Học sinh: - Tự sưu tầm kí hoạ, chuẩn bị đầy đủ dụngcụ học tập. - Chuẩn bị đầ đủ dụng cụ học tập: Bút chì, bút dạ, bút kim, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập. III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: (1') Tiết trước chúng ta đã học về đặc điểm vẽ kí hoạ, chất liệu và cách vẽ kí hoạ , hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ kí hoạ ngoài trời . Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (6') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV: Nhắc lại thế nào là vẽ kí hoạ? -HS: Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn - GV cho HS quan sát một số bức tranh kí hoạ đã chuẩn bị. - GV: Trong tranh kí hoạ về cái gì? - HS: Kí hoạ phong cảnh sinh hoạ, vui chơi của HS... - GV: Khi chọn cảnh kí hoạ thì có thể kí hoạ những phong cảnh nào? - HS: Núi non, sông nước...làng quê, lũy tre... - GV: Cách chọn và cắt cảnh ra sao? - HS: Chọn góc cảnh đẹp, màu sắc tươi sáng - GV: Nhận xét về những hoạt động của con người trong tranh? - HS: Hoạt động của con người phong phú đa dạng : cấy cày, họp chợ, mua bán.. I. Quan sát, nhận xét: - Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn - Khi kí hoạ cần ghi chép, kí hoạ một số dáng tiêu biểu (người, con vật) hoặc một số dáng cây cối, cảnh vật... Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách kí hoạ: - GV cho HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ kí hoạ. - GV: Nhắc lại các bước vẽ kí hoạ? - B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu - B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ nét bao quát, nét chính - B4: Vẽ nét chi tiết, quan sát mẫu và điều chỉnh hình cho giống II. Cách kí hoạ: + Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ. Đó là những hình dáng thể hiện rõ sự vât, sự việc hay 1 hành động nào đó. Phải chọn tư thế đẹp nhất để dễ kí hoạ. Chọn đối tượng để vẽ: có thể bắt đầu với dáng tĩnh như xe, đường, nhà, cây, phong cảnh nhưng không tham nhiều hình ảnh mà tập trung vào một vài chi tiết cho quen tay rồi mơí tập kí những dáng động. + So sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất để khi vẽ có thể vẽ dễ dàng hơn. ước lượng nhanh bằng mắt, lưu giữ trong đầu. Định hình bố cục trên giấy cho hợp lí rồi mới bắt đầu vẽ như vẽ theo mẫu. + Vẽ nét bao quát, nét chính của đối tượng đó. Những nét này phải thể hiện được một cách khái quát về hình dáng, hành động của đối tượng. Riêng đối với những dáng người thì cách tốt nhất là xem đường trục cơ thể họ có hướg như thế nào rồi phác người hình que như đã hướng dẫn ở bài trước. + Vẽ chi tiết hình dáng và tư thế của mẫu. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho sinh động. Có thể điểm màu nếu muốn. Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn thực hành: - Gv theo dõi động viên , khích lệ và gợi ý để HS làm bài , chú ý đến : + Cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ + Chỉ ra cố HS thấy được vẻ đẹp của hình mảng , đường nét, và các dáng tĩnh ,động của đối tượng III. Thực hành: - Cho HS lấy ảnh phong cảnh để kí hoạ lại. Hoặc quan sát cảnh trong phòng học, ngoài sân trường đểkí hoạ. - Có thể kí hoạ bằng các chất liệu khác nhau. 4. Củng cố: (4') - GV chọn một số kí hoạ của một số HS trong lớp và cùng HS nhận xét. Yêu cầu HS khác trong lớp nhận xét qua bài , qua mẫu so sánh mức độ nghiên cứu mẫu có sâu hay không? hình vẽ đảm bảo được tỉ lệ , tương quan về bố cục chưa? - GV nhận xét về kết qủa học tập qua tiết kí hoạ, ý thức học tập của HS, tuyên dương những cá nhân có kết qủa tốt. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Tập kí hoạ bất cứ hình ảnh nào dù tĩnh hay động . Kí ít
File đính kèm:
- giao an mi thuat 7.doc