Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Chủ đề 6: Lễ hội dân gian
Giáo viên chọn 2 em học sinh lên bục giảng, tạo dáng các tư thế, hoạt động trong ngày Tết và lễ hội để các em còn lại kí họa.
- Tư thế của mẫu thể hiện hoạt động gì?
- Cánh tay, chân dài, ngắn so với thân người như thế nào?
- Bộ phận cơ thể nào gần, xa so với em?
Mỗi tư thế chỉ vẽ trong khoảng 5 phút.
Gợi ý các em vẽ đậm nhạt để giúp các em phát triển khả năng quan sát hình khối và phân biệt cách vẽ lược đồ đơn giản bắng nét và cách vẽ có mảng khối đậm nhạt thể hiện cấu trúc cơ thể
Chủ đề 6: LỄ HỘI DÂN GIAN Thời lượng: 4 tiết (24; 20; 34; 5) Bài 24: Vẽ đề tài tự do Bài 20: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết và Lễ hội Bài 34: Vẽ tranh đề tài Mùa hè Bài 5: Tập nặn quả I. MỤC TIÊU: - Học sinh có những hiểu biết và vẽ, nặn, tạo hình được hình ảnh về các hoạt động trong dịp Tết và lễ hội. - Cùng nhau vẽ tạo thành đề tài Ngày Tết và Lễ hội. - Tạo cốt truyện về đề tài ngày Tết và Lễ hội. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh về đề tài Ngày Tết và Lễ hội. - Tranh mẫu về một số tư thế, dáng người. 2. Học sinh: - Giấy a4+ a3. - Viết chì, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên chọn 2 em học sinh lên bục giảng, tạo dáng các tư thế, hoạt động trong ngày Tết và lễ hội để các em còn lại kí họa. - Tư thế của mẫu thể hiện hoạt động gì? - Cánh tay, chân dài, ngắn so với thân người như thế nào? - Bộ phận cơ thể nào gần, xa so với em? Mỗi tư thế chỉ vẽ trong khoảng 5 phút. Gợi ý các em vẽ đậm nhạt để giúp các em phát triển khả năng quan sát hình khối và phân biệt cách vẽ lược đồ đơn giản bắng nét và cách vẽ có mảng khối đậm nhạt thể hiện cấu trúc cơ thể - Quan sát và kí họa. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Kí họa nhiều dáng mà các bạn làm mẫu. - Quan sát và lắng nghe. Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh trưng bày bài vẽ của mình trên bảng theo vị trí của tổ mình. Giáo viên tổ chức dánh giá và thảo luận về phương pháp vẽ kí họa này và những yếu tố cơ bản của hoạt động vẽ người như: tỷ lệ, các biểu cảm hình dáng, động tác trên cơ thế và ngôn ngữ cơ thể. - Tư thế của người mẫu trong bức tranh vẽ này như thế nào? - Có diễn tả được khối không? Tại sao? - Các em thấy bức vẽ nào có tỷ lệ tốt? - Bức vẽ nào nhìn hài hước, buồn, vui, ngộ nghĩnh? Tuyên dương những em kí họa được nhiều dáng người nhất. Giáo viên giữ lại các bài kí họa này để sử dụng cho giai đoạn sau. - Trưng bày bài vẽ của mình theo tổ. - Quan sát, lắng nghe, thảo luận. - Trả lời. Hoạt động 3: Sáng tác tranh theo chủ đề Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thành lập nhóm, mỗi nhóm 4 em học sinh, cùng nhau vẽ một bức tranh trên khổ giấy A3. Gv giới thiệu chủ đề: LỄ HỘI DÂN GIAN. Từ những ngân hàng hình ảnh các em kí họa được, mỗi nhóm các em sẽ tập hợp lại và sáng tạo nên một câu chuyện về đề tài Lễ hội dân gian mà em biết. - Nhóm em định vẽ về lễ hội dân gian nào? - Các hoạt động các em kí họa được có phù hợp với lễ hội đó không? - Câu chuyện của nhóm em là chuyện vui, buồn, hay hài hước? Gợi ý các em có thể mượn hình vẽ phù hợp từ các nhóm khác để sao chép lại và đưa vào trong tranh của nhóm mình; các em có thể vẽ thêm hình ảnh phụ, không gian để tranh thêm sinh động. Trong khi các nhóm làm việc, GV có thể đi đến từng nhóm để hướng dẫn bổ sung thêm ý tưởng đẻ các em hoàn thành tốt nhất tác phẩm của mình. Sau khi hoàn thành, GV hướng dẫn các em trưng bày tác phẩm của mình tại chỗ và đặt câu hỏi: - Nhóm em vẽ Lễ hội gì? - Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào? - Không khí của Lễ hội như thế nào? - Màu sắc ra sao? - Lập nhóm 4 em. - Lắng nghe. - Thảo luận để chọn ra một Lễ hội dân gian phù hợp với nhóm để vẽ tranh. - Trả lời. - Lắng nghe. - Các nhóm cùng nhau thảo luận và sáng tác bức tranh của nhóm. - Trình bày tranh và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Chia sẻ nội dung câu chuyện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu các nhóm trưng bày tác phẩm trên bảng. - Câu chuyện của nhóm bạn có hay không? - Em có thắc mắc gì muốn hỏi thêm về câu chuyện của nhóm bạn không? GV và HS cùng góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn. - Đâu là hình ảnh trọng tâm của bức tranh? - Những người trong tranh là nam hay nữ? Khoảng bao nhiêu tuổi? - Làm sao em biết những người này tham gia Lễ hội gì? Trang phục của họ như thế nào? - Các nhóm trưng bày tác phẩm của nhóm trên bảng, lần lượt từng nhóm trưởng sẽ trình bày về câu chuyện của nhóm mình. - Lắng nghe và góp ý. - Trả lời. Hoạt động 5: Tô màu làm phong phú câu chuyện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu các nhóm vẽ màu cho tác phẩm của mình. GV khuyến khích HS: - Hiểu và vẽ màu cho bức tranh của nhóm; - Xác định được: + Sự tương phản về màu sắc; + Tương phản về nóng lạnh; + Cách phối hợp màu để tạo không gian; - Nhận biết được hệu ứng màu theo chủ đề, ngữ cành; - Phát triển kỹ năng xã hội khi làm việc theo nhóm. Khi GV để các em làm việc theo nhóm, nên chú ý đến khả năng hợp tác, thảo luận và tìm ra phương thức chung chọn màu sắc làm phong phú câu chuyện sẽ kể. - Dùng sáp màu hoặc có thể cắt dán giấy màu tạo câu chuyện hấp dẫn và sống động. Hoạt động 6: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu các nhóm trưng bày tác phẩm của mình trên bảng và thuyết trình câu chuyện của mình bằng một vở kịch ngắn. GV và HS đánh giá kết quả làm việc khi các nhóm thuyết trình về tác phẩm của mình. - Tranh của nhóm bạn có đẹp không? - Câu chuyện có vui không? GV tuyên dương nhóm làm việc siêng năng nhất, có tác phẩm tốt nhất. Dặn dò: chuẩn bị dụng cụ học vẽ cho bài học sau. - Lần lượt từng nhóm đóng một vở kịch ngắn để thuyết trình về tác phẩm của nhóm mình. ☺ Duyệt (ý kiến nhận xét): ............................................................................................................................................................................................................................................................................ Nhôn myõ, ngày.tháng..năm BGH duyeät
File đính kèm:
- Le_hoi_dan_gian.doc