Giáo án Mĩ thuật - Huỳnh Minh Bằng

- Khi học sinh thực hành, Giáo viên gợi ý:

+ Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: Chính diện, bên trái, bên phải. Từ đó, khung hình chung sẽ có tỷ lệ không giống nhau ở các góc nhìn.

+ Ước lượng các tỷ lệ chính: Chiều cao, ngang của khung hình, tỷ lệ phần đầu, cổ, đế tượng; tìm đường trục.

+ Ước lượng tỷ lệ phần tóc, trán, mũi, miệng.

+ Vẽ phác các nét chính.

+ Vẽ chi tiết chi đúng với mẫu. Nét vẽ cần có sự thay đổi về đậm nhạt.

 

doc86 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật - Huỳnh Minh Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
măng.....)
- Giáo viên gợi ý học sinh quan sát hình a, b, c trong SGK trang 78 để học sinh nhận thấy ba vị trí khác nhau:
+ Nhìn chính diện (H.a) khuôn mặt cân đối giữa bên phải và bên trái. 
I. Quan sát, nhận xét.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
+ Nhìn nghiêng (H.b) chỉ thấy phần bên trái của khuôn mặt.
+ Nhin nghiêng 2/3 (H.c) phần bên phải của khuôn mặt, của đế tượng nhìn thấy ít hơn so với phần bên trái.
- Giáo viên giới thiệu tượng mẫu và chỉ ra cho học sinh thấy sự khác nhu của hình dáng tượng ở vị trí mà các em sẽ vẽ.
? Quan sát tượng em thấy tượng có cấu trúc như thế nào?
(Gồm: đầu cổ, chân đế)
? So sánh tỉ lệ phần tóc, trán, mũi, cằm....của tượng?
(Học sinh quan sát tượng mẫu rồi so sánh).
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình gợi ý cách vẽ (a, b, c, d - SGK trang 79) hoặc Giáo viên gợi ý bằng cách vẽ hình lên bảng để các em tự tìm ra cách vẽ tượng.
? Để vẽ được một bức tượng chân dung ta phải làm như thế nào? 
- Ước lượng tỷ lệ của hình vẽ so với khổ giấy.
- Vẽ phác tỷ lệ khung hình chung.
- Ước lượng và xác định tỷ lệ của phần đầu, cổ, đế tượng.
- Ước lượng tỷ lệ các bộ phận và vẽ phác các nét chính bằng nét thẳng.
II. Cách vẽ hình.
- Ước lượng tỷ lệ của hình vẽ so với khổ giấy.
- Vẽ phác tỷ lệ khung hình chung.
- Ước lượng và xác định tỷ lệ của phần đầu, cổ, đế tượng.
- Ước lượng tỷ lệ các bộ phận và vẽ phác các nét chính bằng 
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Khi học sinh thực hành, Giáo viên gợi ý:
+ Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: Chính diện, bên trái, bên phải. Từ đó, khung hình chung sẽ có tỷ lệ không giống nhau ở các góc nhìn.
+ Ước lượng các tỷ lệ chính: Chiều cao, ngang của khung hình, tỷ lệ phần đầu, cổ, đế tượng; tìm đường trục.
+ Ước lượng tỷ lệ phần tóc, trán, mũi, miệng...
+ Vẽ phác các nét chính.
+ Vẽ chi tiết chi đúng với mẫu. Nét vẽ cần có sự thay đổi về đậm nhạt.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên đặt một số bài gần mẫu và hướng dẫn học sinh nhận xét về:
+ Bố cục: Hình vẽ phù hợp với khổ giấy.
+ Hình vẽ: Hình dáng chung, tỷ lệ của các 
nét thẳng.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
III. Bài tập.
- Vẽ chân dung tượng thạch cao.
- Vẽ hình lên giấy A4.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
phần.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng và cách hiểu của mình.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và động viên học sinh.
* Bài tập về nhà:
- Không vẽ tiếp bài vẽ ở nhà.
- Tìm, tham khảo them các loại tượng, phiên bản tượng; tranh, ảnh về tượng chân dung ở sách, báo, tạp chí.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 8 - tiết 8
vẽ theo mẫu
vẽ tượng chân dung
(tượng thạch cao - vẽ đậm nhạt)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh nhận ra các độ đậm nhạt chính, vẽ được các mảng đậm nhạt của tượng (ở mức độ đơn giản).
 - Vẽ được ba độ đậm nhạt chính để bước đầu tạo được khối và ánh sáng ở hình vẽ.
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đậm nhạt trong tạo khối.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Sử dụng tài liệu tham khảo như đã nêu ở bài 7.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Chuẩn bị ba bài vẽ đậm nhạt tượng chân dung ở 3 vị trí khác nhau.
 - Hình minh hoạ cách vẽ các độ đậm nhạt bằng nét bút chì.
 - Một số bài vẽ tượng chân dung (đã hoàn thành) của hoạ sĩ và học sinh.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Bài vẽ của các bạn lớp trước (nếu sưu tầm được).
 - Bài vẽ của tiết học trước.
 - Bút chì, tẩy, que đo, dây dọi.
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Em hãy nêu cách vẽ tượng chân dung?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đậm nhạt.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
- Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ tượng đã hoàn thành để học sinh nhận xét về đậm nhạt nhằm hướng các em vào nội dung bài học.
- Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng của mình và tìm ra bài vẽ đẹp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tìm ra các độ đậm nhạt: Đậm, đậm vừa, nhạt ở mẫu (học sinh quan sát theo vị trí ngồi vẽ của mình để nhận xét cho phong phú).
- Giáo viên bổ sung để học sinh thấy được:
+ ở mỗi vị trí, độ đậm, đậm vừa, nhạt của tượng không giống nhau về hình mảng và sắc độ.
+ Độ đậm nhạt ở tượng phụ thuộc vào nguồn chiếu sáng.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn
I Quan sát, nhận xét.
II. Cách vẽ đậm nhạt.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
cách vẽ đậm nhạt và chỉ ra ở mẫu để học sinh thấy được:
+ Độ đậm, đậm vừa, nhạt của tượng có thể quy thành các hình mảng.
+ Mảng đậm, nhạt không đều nhau mà thay đổi theo hình khối của tượng.
VD: Mặt cong, mặt phẳng, chỗ lồi, chỗ lõm thay đổi khác nhau ở các phần: Tóc, khuôn mặt, cổ, đế tượng.... tạo ra những độ đậm nhạt khác nhau.
? Qua phần giới thiệu và ví dụ về độ đậm nhạt, em hãy nêu cách vẽ đậm nhạt ở tượng thạch cao?
- Xác định vị trí các mảng đậm nhạt chính ở mặt, cổ, bệ tượng.
- Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc khối của mẫu.
- Vẽ đậm nhạt:
+ Dùng nét dày, thưa đan nhau.
+ Vẽ mảng đậm trước, nhạt sau.
+ Quan sát mẫu để điều chỉnh độ đậm nhạt cho gần mẫu hơn.
- Xác định vị trí các mảng đậm nhạt chính ở mặt, cổ, bệ tượng.
- Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc khối của mẫu.
- Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh quan sát mẫu, điều chỉnh lại hình (nếu thấy cần thiết).
- Vẽ đậm nhạt theo sự hướng dẫn của Giáo viên.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh về:
+ Phác mảng các độ đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Cách vẽ đậm nhạt (dùng nét để vẽ, nét dày, thưa đan xen nhau, không di chì).
+ So sánh mức dộ đậm nhạt ở các mảng.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Cuối giờ, Giáo viên lựa chọn một số bài của học sinh và gợi ý để học sinh nhận xét về:
+ Phác mảng đậm, nhạt.
+ Các mức độ đậm, nhạt.
+ Cách vẽ đậm nhạt.
- Học sinh nhận xét và chon ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng của mình.
- Giáo viên bổ sung và động viên khích lệ học sinh.
III. Bài tập.
- Vẽ đậm nhạt theo mẫu vẽ ở bài 7.
* Bài tập về nhà:
- Sưu tầm một số bức tượng chân dung.
- Chuẩn bị:
+ Xem trước bài 9.
+ Chuẩn bị tranh, ảnh đơn giản có thể làm mẫu để phóng to tranh.
+ Giấy vẽ A4.
+ Bút chì, màu vẽ, tẩy....
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 9 - tiết 9
vẽ trang trí 
tập phóng tranh ảnh
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
 - Phóng được tranh, ảnh đơn giản.
 - Có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
ii. Chuẩn bị.
 a. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Chuẩn bị một số tranh, ảnh mẫu và những tranh ảnh mẫu đã được phóng.
 - Bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Giấy vẽ A4, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
 - Hình mẫu (tranh, ảnh).
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp vấn đáp - gợi mở.
 - Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Em hãy nêu cách vẽ tượng chân dung? Cách vẽ đậm nhạt tượng chân dung.
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
? Phóng tranh, ảnh có tác dụng gì đối với học tập, sinh hoạt hàng ngày?
(Phóng tranh, ảnh phục vụ cho các môn học, để làm báo tường, phục vụ lễ hội, để trang trí góc học tập....).
- Giáo viên cho học sinh xem 2 bài về phóng tranh theo cách kẻ ô vuông và đường chéo, để học sinh thấy được:
+ Muốn phóng to và tương đối chính xác được tranh, ảnh mẫu cần phải dựa vào những cách nêu trên, nếu không thì hình phóng sẽ bị sai lệch.
+ Phóng tranh, ảnh nhằm phục vụ cho việc sinh hoạt và học tập, đồng thời tạo điều kiện phát triển khả năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì, cách làm việc chính xác cho học sinh.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh, ảnh.
1. Cách 1: Kẻ ô vuông.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên chọn một số tranh, ảnh đơn giản, dùng thước để kẻ ô vuông theo chiều dọc và ngang (H.1 - SGV).
- Giáo viên phóng to tỷ lệ ô vuông lên bảng lớp (5 - 6 lần) để cho học sinh quan sát rồi 
I. Quan sát, nhận xét.
II. Cách phóng tranh, ảnh.
1. Cách 1: Kẻ ô vuông.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
phóng to hình mẫu.
? Để phóng được tranh, ảnh ta cần thực hiện như thế nào?
- Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông.
- Vẽ hình cho giống với mẫu.
* Chú ý: So sánh khoảng cách thật đúng để hình phóng chính xác.
2. Kẻ ô theo đường chéo (ô bàn cờ).
- Kẻ đường chéo và các ô chữ nhật nhỏ.
- Đặt tranh, ảnh mẫu vào góc dưới tờ giấy.
- Dùng thước kẻ kéo dài đường chéo của tranh, ảnh định phóng.
- Kẻ ô ở hình lớn.
- Tìm và đánh dấu vị trí của hình ở các đường kẻ trên tờ giấy.
- Dựa vào các điểm đã xác định để vẽ phác hình.
- Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông.
- Vẽ hình cho giống với mẫu.
2. Kẻ ô theo đường chéo (ô bàn cờ).
- Kẻ đường chéo và các ô chữ nhật nhỏ.
- Đặt tranh, ảnh mẫu vào góc dưới tờ giấy.
- Dùng thước kẻ kéo dài đường chéo của tranh, ảnh định phóng.
- Kẻ ô ở hình lớn.
- Tìm và đánh dấu vị trí của hình ở các đường kẻ trên tờ giấy.
- Dựa vào các điểm đã xác định để vẽ phác hình.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Nhìn mẫu, điều chỉnh tỷ lệ rồi vẽ hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu.
* Chú ý: Giáo viên thao tác yêu cầu học sinh theo dõi để nắm được cách phóng tranh, ảnh.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Học sinh thực hành vẽ phóng tranh, ảnh theo một trong 2 cách trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô và phóng.
* Chú ý;
+ Yêu cầu học sinh kẻ ô bằng bút chì.
+ Ước lượg độ lớn của hình định phóng và dự kiến bố cục trên tờ giấy để xác định tỷ lệ phóng gấp bao nhiêu lần so với mẫu.
- Khi kẻ ô vuông nếu có phần lẻ ở tranh, ảnh mẫu thì phần lẻ ở bản phóng to cũng phải đồng dạng với phần lẻ ở bản mẫu.
- Kẻ ô theo tỷ lệ phóng (kẻ bằng bút chì).
- Nhìn hình mẫu, dựa vào ô đã kẻ để vẽ hình
- Nhìn mẫu, điều chỉnh tỷ lệ rồi vẽ hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu.
III. Bài tập.
- Tự chọn tranh hay ảnh ở một số SGK mĩ thuật, lịch sử và phóng to theo ý thích.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
(vẽ bằng chì trước).
- Vẽ màu (nếu hình mẫu có màu).
- Trong khi học sinh thực hành, Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên gợi học sinh nhận xét một số bài.
- Giáo viên nhận xét bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên học sinh vẽ khá và nhắc nhở học sinh còn chưa làm bà xong.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập (nếu chưa xong).
- Chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.
+ Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 10 - tiết 10
vẽ tranh 
đề tài lễ hội
(kiểm tra 1 tiết)
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
 - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
 - Biết yêu mến quê hương và những lễ hội của dân tộc.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Nhiều tác giả: Tinh thần dân tộc trong nghệ thuật tạo hình, NXB Văn Hoá 1981.
 - Tranh, ảnh, các bài viết về đề tài lễ hội ở báo chí và các ấn phẩm.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - ảnh về các đề tài lễ hội ở nước ta.
 - Bài vẽ về đề tài lễ hội của học sinh các lớp trước.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, màu vẽ.
 2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa.
 - Tranh, ảnh về lễ hội (nếu sưu tầm được).
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, màu vẽ.
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp đánh giá.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Nêu cách phóng tranh, ảnh?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên nêu một vài lễ hội lớn của Việt Nam như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội ở Tây Nguyên (cồng, chiêng..).
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về lễ hội giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được những nét riêng của một số lễ hội.
? Nêu tên lễ hội?
? Nội dung lễ hội là gì?
? Hình thức tổ chức lễ hội?
? Hình ảnh và không khí của lễ hội?
(Học sinh quan sát tranh, ảnh => Trả lời theo nhận biết và cảm nhận riêng).
=> Giáo viên bổ sung, tóm tắt ý kiến.
? Em được biết những lễ hội nào?
+ Lễ hội đầu xuân.
+ Lễ hội rước Thành Hoàng làng.
+ Lễ hội xuống đồng.
+ Lễ hội cầu mưa...
- Tuỳ theo hiểu biết, sở thích và cảm hứng học sinh có thể chọn một lễ hội nào đó để vẽ.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
- Giáo viên nhắc học sinh: ở đề tài lễ hội có thể vẽ nhiều bức tranh khác nhau (do cách tìm các hoạt động và sắp xếp bố cục).
? Nêu cách vẽ tranh đề tài lễ hội?
- Chọn nội dung đề tài (tìm những hình ảnh tiêu biểu thể hiện đúng nội dung lễ hội).
- Tìm bố cục (sắp xếp hình mảng cho hợp lý).
- Vẽ hình (vẽ hình ảnh chính, phụ).
- Vẽ màu (tươi sáng, làm rõ trọng tâm tranh).
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh.
- Học sinh làm bài độc lập suy nghĩ, sáng tạo dưới sự gợi ý của Giáo viên:
+ Tìm hiểu nội dung đề tài.
II. Cách vẽ tranh.
- Chọn nội dung đề tài 
- Tìm bố cục 
- Vẽ hình 
- Vẽ màu
III. Bài tập.
- Vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
+ Tìm hình ảnh chính, phụ.
+ Cách vẽ hình và vẽ màu.
- Giáo viên theo dõi, động viên khích lệ học sinh.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên cùng học sinh treo tranh vẽ đã hoàn thành.
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng về bài vẽ của mình.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của một số bài vẽ.
* Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị: 
+ Sưu tầm các hình ảnh và tìm hiểu vẽ trang trí lễ hội, hội trường....
+ Giấy vẽ, bút chì.
+ Màu vẽ....
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 11 - tiết 11
vẽ trang trí 
trang trí hội trường
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
 - Vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
 - Thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Tạ Phương Thảo, Nguyễn Thế Hùng: Phương pháp học vẽ trang trí, NXB Giáo Dục 2001.
 - Nguyễn Văn Tỵ: Bước đầu học vẽ, NXB Văn Hoá 2001.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo viên.
 - Tranh, ảnh về trang trí hội trường.
 - Một số bài vẽ về trang trí hội trường (phóng to).
 - Bài vẽ trang trí hội trường của học sinh lớp trước.
 - Hình gợi ý cách trang trí hội trường.
 2. Học sinh.
 - Tranh, ảnh và bài vẽ trang trí hội trường của các bạn lớp trước (nếu có).
 - Giấy vẽ A4.
 - Bút chì, màu vẽ.
 b. phương pháp dạy - học.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp luyện tập - đánh giá..
 - Phương pháp vấn đáp - gợi mở.
 - Phương pháp thuyết trình.
 - Phương pháp học tập theo nhóm.
iii. tiến trình dạy - học.
 a. ổn định tổ chức lớp.
 b. kiểm tra đầu giờ.
 - Nêu cách vẽ tranh về đề tài lễ hội?
 c. bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần I - SGK).
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh trang trí hội trường và gợi ý học sinh nhớ lại những ngày lễ, ngày hội...
? Hội trường là gì?? ở trường ta có hội trường không?
? Em đã thấy ở đâu có hội trường?
(Học sinh suy nghĩ => Trả lời).
=> Giáo viên tóm tắt bổ sung.
? Trang trí hội trường gồm những gì?
(Phông, khẩu hiệu, cờ, hoa, cây cảnh, bục nói chuyện, bàn ghế....)
? Hình mảng nào chiếm vị trí lớn nhất?
(Phông).
=> Giáo viên kết luận.
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí hội trường.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài (phần II - SGK).
 - Giáo viên cho học sinh xem một số VD khác nhau về trang trí hội trường: Trang trí đối xứng, không đối xứng......
I. Quan sát, nhận xét.
II. Cách trang trí hội trường.
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung trang trí hội trường: Lễ kỉ niệm, hội thảo, lễ kết nạp đoàn viên, mít tinh về các hoạt động xã hội....
? Để trang trí được một hội trường ta cần tiến hành như thế nào? 
- Tìm tiêu đề và xác định nội dung (xúc tích, ngắn gọn, đúng nội dung ngày lễ hoặc hoạt động).
- Tìm các hình ảnh cần cho nội dung (chữ, cờ, hình ảnh...).
- Sắp xếp các hình ảnh và mảng chữ (chữ, cờ, huy hiệu, ảnh, bàn, bục, chậu hoa, tượng Bác....).
- Tìm hình và các chi tiết trang trí.
- Vẽ màu (màu sắc phông màn, chậu cảnh, khăn trải bàn, biểu trưng, khẩu hiệu..... cần kết hợp hài hoà).
- Tìm tiêu đề và xác định nội dung 
- Tìm các hình ảnh cần cho nội dung 
- Sắp xếp các hình ảnh và mảng chữ 
- Tìm hình và các chi tiết trang trí.
- Vẽ màu 
Hoạt động của giáo viên 
và học sinh
Nội dung giáo viên ghi bảng
 học sinh ghi vở
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh.
- Có thể cho một số học sinh làm bài vẽ theo nhóm trên khổ giấy A3.
- Học sinh làm bài theo suy nghĩ và cảm nhận riêng trên giấy A4.
- Giáo viên gợi ý học sinh làm bài;
+ Tìm nội dung.
+ Tìm hình ảnh.
+ Bố cục hình mảng.
+ Thể hiện chi tiết.
+ Vẽ màu.
IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên và học sinh lựa chọn một số bài vẽ đã hoàn thành để nhận xét, đánh giá và tìm ra bài đẹp.
- Giáo viên bổ sung, động viên và khen ngợi các nhóm cá nhân làm bài tốt.
III. Bài tập.
- Vẽ phác thảo trang trí hội trường.
- Nội dung: Tự chọn.
- Vẽ màu.
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài tập (nếu chưa xong).
- Chuẩn bị: Sưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:............................
Giảng lớp:..............................
Bài 12 - tiết 12
thường thức mĩ thuật 
sơ lược về mĩ thuật các dân tộc 
ít người ở Việt Nam 
i. mục tiêu bài học.
 - Học sinh hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
 - Thấy được sự phong phú đa dạng của nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
 - Có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
ii. Chuẩn bị.
 a. tài liệu tham khảo.
 - Các tài liệu đã nêu ở bài 1.
 - Trang trí dân tộc thiểu số, NXB Văn Hoá Dân Tộc 1994.
 - Tượng gỗ Tây Nguyên, NXB Kim Đồng 2000 (tủ sách nghệ thuật).
 - Màu sắc rừng núi, NXB Kim Đồng 2000 (tủ sách nghệ thuật).
 - Nguyễn Phi Hoanh, những di sản nổi tiếng thế giới, NXB Khoa học xã hội 1970.
 b. Đồ dùng dạy học.
 1. Giáo

File đính kèm:

  • docMI THUAT 9 CA NAM CHI TIET.doc
Giáo án liên quan