Giáo án Mĩ thuật + Hoạt động giữa giờ Khối Tiểu học - Tuần 6 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Mĩ thuật lớp 2C
Chủ đề : Những con vật sống dưới nước( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật dưới nước theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
* Giáo viên:
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước.
* Học sinh:
- Tranh ảnh đã chuẩn bị, giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động:
Tuần 6: Từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 10 năm 2020 Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2020 Buổi chiều: Mĩ thuật lớp 3C Chủ đề: Mặt nạ con thú( Tiết 3) I.MỤC TIÊU: - Tạo được mặt nạ con thú theo ý thích. - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. 1. Phương pháp: - Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện- Tiếp cận theo chủ đề. 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên chuẩn bị. - Sách học mĩ thuật lớp 3, - Một số hình mặt nạ hoặc mặt nạ thật( nếu có) - Hình minh họa cách thực hiện. 2. Học sinh chuẩn bị. - Sách học mĩ thuật ,giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,hồ dán, kéo,. - Sưu tầm mặt nạ con thú IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp: 2.Bài mới Hoạt động 1: Hoạt động tiếp nối, học sinh hoàn thiện bài . Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày giới thiệu và đánh giá sản phẩm. - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.(sản phẩm cá nhân) H. Các HS lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. + Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi gợi mở. + Nhóm của em làm mặt nạ hình (những) con vật nào? + Tính cách của những con thú trong mặt nạ đó là gì?( Hung dữ, hiền lành,..) + Em sẽ sử dụng mặt nạ vào những dịp nào? + Em có thể dựa vào câu chuyện đã đọc về các con thú để xây dựng một vở kịch có lời thoại giữa các con thú không? Lời thoại đó như thế nào? ? Em định kể câu chuyện gì về con thú?( Một cuộc phiêu lưu hay một sự kiện? Cuộc phiêu lưu, sự kiện đó diễn ra như thế nào? Ở đâu? Bài học gì được rút ra sau đó? ? Nhóm em sẽ phân công nhiệm vụ sắm vai các nhân vật cho những bạn nào? Ai sẽ là người giới thiệu, thuyết trình? H.Lần lượt các HS lên thuyết trình câu chuyện và thuyết trình về sản phẩm của mình theo các hình thức khác nhau, các HS khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho bạn. *. Tổng kết chủ đề: - Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. Gợi ý cho học sinh thực hiện phần: Vận dụng sáng tạo và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. - Vệ sinh lớp học. DẶN DÒ: Nhắc nhở học sinh bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề sau: “Con vật quen thuộc”. H. Dọn vệ sinh lớp học. - Lắng nghe và ghi nhớ ,chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề sau: “Con vật quen thuộc”. Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020 Buổi sáng: Mĩ thuật lớp 1C Chủ đề: Màu sắc và chấm Bài 3: Chơi với chấm( Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau: - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập. - Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,... - Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: Năng lực mĩ thuật - Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích. - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm,) trong thực hành sáng tạo. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập. - Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm, Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, - Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, - Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp. ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS. + Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học. + Giới thiệu nội dung tiết học. Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết ( 5 phút) Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận. H. Suy nghĩ, chia sẻ - Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm ( 21 phút) Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận: H. Thảo luận nhóm: + Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành + Chia sẻ, trao đổi trong thực hành. – Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS. H. Tạo sản phẩm nhóm + Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm. – Chuẩn bị: 5 hình ảnh vẽ bằng nét; nội dung hình ảnh: Cây hoa, quả, con vật, mặt trời, hình tròn, – Sử dụng mỗi hình ảnh làm phần quà cho mỗi nhóm HS. – Giao nhiệm vụ: + Lựa chọn chất liệu để thực hành + Tạo chấm và sắp xếp chấm thể hiện hình ảnh, kết hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành. – Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chấm kích thước giống nhau/khác nhau? Có thể tạo chấm có màu sắc giống nhau/ khác nhau. – Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành. Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ( 7 phút) – Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm – Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liêu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,... H. Trưng bày sản phẩm nhóm– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm nhóm. – GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm. Hoạt động 4: Vận dụng( 5 phút) – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 17, SGK – Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ chấm. – Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích). Hoạt động 5: Tổng kết bài học( 1 phút) – Tóm tắt nội dung chính của bài học – Nhận xét kết quả học tập – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo. Hoạt động trải nghiệm lớp 1C Chủ đề 2: Em là ai? Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Em là người lịch sự I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân thể hiện cách ứng xử phù hợp, lịch sự khi đi tham quan dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội II. CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh về những hành động, việc làm thể hiện sự lịch sự - Đồ dùng, trang phục để HS đóng vai III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: 1. Ổn định lớp. ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS. + Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học. 2. Khởi động: + Giới thiệu nội dung tiết học. Hoạt động 1: Trò chơi “Làm người lịch sự” ( 5 phút) a. Mục tiêu Khởi động, tạo tâm thế vào hoạt động, HS bước đầu nêu được vai trò của việc thể hiện lịch sự trong lời nói b. Cách tiến hành - HS đứng thành các hàng dọc giữa lối đi lắng nghe phổ biến luật chơi: GV nói các lời yêu cầu, đề nghị HS làm theo, nếu trong lời nói có từ “Mời” ở trước thì HS làm, nếu không có từ “Mời” thì HS không làm theo - HS tham gia trò chơi - HS trả lời câu hỏi: Em học được gì thông qua trò chơi này? c. Kết luận Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói rất quan trọng. Khi chúng ta nói lời hay, lịch sự thì người khác sẽ muốn nghe và làm theo Hoạt động 2: Quan sát tranh và liên hệ với những lời nói, hành động em đã làm để thể hiện phép lịch sự ( 10 phút) a. Mục tiêu - HS quán sát tranh để bày tỏ thái độ và tự liên hệ về cách ứng xử lịch sự của bản thân với bạn bè và mọi người xung quanh b. Cách tiến hành (1) Tổ chức cho HS quan sát tranh GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét, đánh giá về lời nói, hành động của mọi người trong tranh (2) Làm việc cặp đôi: - Từng cặp HS hỏi và trả lời theo các câu hỏi: + Khi người khác ứng xử lịch sự với bạn, bạn cảm thấy như thế nào? + Bạn đã làm gì để thể hiện lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh? - 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi-đáp các câu hỏi trên trước cả lớp - HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét và rút ra kết luận c. Kết luận Khi gặp người quen, các em nên chào hỏi lễ phép; khi muốn đề nghị hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ, chúng ta nên nói năng nhẹ nhàng, thể hiện thái độ tôn trọng, thân thiện và lịch sự với người khác Hoạt động 3: Đóng vai( 15 phút) a. Mục tiêu HS tham gia vào một số tình huống giả định để ren kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc khi đi tham quan, dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động xã hội b. Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 người. Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đó Một vài tình huống GV có thể sử dụng: Tình huống 1: Giờ ra chơi, một số bạn đang chơi nhảy dây ở sân trường, các em đang xếp hàng chờ đến lượt chơi thì Nga chạy từ đâu chen ngang bảo “Để tớ chơi trước”. Nếu em đang chơi gặp tình huống này, em sẽ làm thế nào? Tình huống 2: Giờ ra chơi, do mải chạy nên Nam va phải một bạn gái, làm bạn này bị ngã. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì với bạn gái? Tình huống 3: Hải được bố mẹ cho đi chơi công viên, khi các bạn đang xếp hàng đợi đến lượt tham gia trò chơi đu quay, Hải háo hức nên chen ngang các bạn chạy đứng lên đầu. Nếu em là bạn Hải, em sẽ khuyên Hải như nào? Tình huống 4: Trên đường vào lớp, bạn Huy làm rơi mũ. Hoa đi sau nhìn thấy đã nhặt mũ và đưa trả cho Huy. Nếu là Huy, em sẽ nói gì với Hoa? - HS thảo luận tình huống và tham gia đóng góp theo vai. - Một số nhóm đóng vai trước lớp Hoạt động 3: Bài tập( 9 phút) - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở Thực hành HĐTN lớp 1 trang: .. HS. Làm việc cá nhân. GV. - Theo dõi và hướng dẫn thêm trong quá trình học sinh làm bài tập. - Đánh giá, nhận xét một số bài của các em đã hoàn thành c. Kết luận Các em cần lưu ý cách ứng xử lịch sự với mọi người xung quanh: không nên chen lấn, xô đẩy; nói năng lịch sự, lễ phép; giữ vệ sinh đường phố, khi có thể hãy giúp đỡ người khác; nói xin lỗi và nhận lỗi khi mình sai. Khi làm được những việc này, em sẽ được người khác quý mến, khen ngợi Buổi chiều: Mĩ thuật lớp 2C Chủ đề : Những con vật sống dưới nước( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật dưới nước theo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: * Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước. * Học sinh: - Tranh ảnh đã chuẩn bị, giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: 2. Khởi động: Hoạt động 1: Thực hành. Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vẽ và trang trí con vật sống dưới nước mà mình thích. Học sinh: Vẽ và trang trí con vật dưới nước mà mình thích vào giấy. * Nhắc nhở hs: + Vẽ hình con vật không quá to, không quá nhỏ so với khổ giấy. + Vẽ các nét trang trí và màu sắc có đậm nhạt. * Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm 4 bạn. - Yêu cầu học sinh cắt con vật đó rời khỏi giấy. - Sắp xếp các con vật đó vào 1 tờ giấy khổ lớn để tạo thành 1 bức tranh. ( vẽ thêm các hình ảnh phụ lên giấy để cho tranh sinh động) H: Làm việc theo nhóm đã chia. + Học sinh dùng kéo cắt con vật theo hình đã vẽ. + Học sinh thực hiện cùng các bạn trong nhóm. Hoạt động 2: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm. - Hướng dẫn HS trưng bày, yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. H. Học sinh trưng bày và chia sẻ sản phẩm của nhóm mình. * Đánh giá. H. Học sinh tự đánh giá. - Đánh giá sản phẩm của học sinh Hoạt động 3: Vận dụng sáng tạo. - Cho học sinh quan sát hình minh hoạ để sáng tạo các sản phẩm của mình bằng các chất liệu khác. - Em sử dụng các sản phẩm vừa tạo được để trang trí lớp học. H. Học sinh quan sát và sáng tạo sản phẩm. Học sinh trang trí theo hướng dẫn của giáo viên. * Cũng cố dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau HĐNGLL Lớp 2C Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê I. MỤC TIÊU -Học sinh biét thờm trò chơi mới -Tất cả học sinh tham gia trò chơi II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ -Tìm trò chơi và cách chơi để hướng dẫn học sinh -Chuẩn bị luật chơi III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới: Hoạt động1 : Giáo viên cho học sinh ra sân chơi -Giáo viên giới thiệu trò chơi -Giáo viên hướng dẫn cách chơi cho học sinh biết Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trũ bịt mắt bắt dờ. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhỡn thấy, những người cũn lại đứng thành vũng trũng quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thỡ tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thỡ cố trỏnh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thỡ người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thỡ phải vào làm luụn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tỡ xem ai thắng. Hoạt động 2: Hướng dẫn H chơi thử -Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên -Tất cả học sinh đều tham gia -Củng cố, dặn dò -Giáo viên nhận xét tiết học Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 Buổi chiều: HĐGD Lớp 3C Chủ đề: Vệ sinh cá nhân Bài: Thực hành rửa tay I. MỤC TIÊU - Nêu được khi nào cần phải rửa tay - Kể ra những thứ khi nào cần phải rửa tay - Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết - Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo hoặc cốc để múc nước - Chậu - Xà phòng - Khăn III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Bước 1: - Cả lớp hát bài hát: ''Em có đôi bàn tay trắng tinh Đôi bàn tay chúng em nhỏ xinh Nghe lời cô chúng em giữ gìn Gĩư đôi tay cho thật trắng tinh " GV nêu câu hỏi: - Ở tiết trước cô đã giao nhiệm vụ cho các em là thực hiện rửa tay theo đúng cách chúng ta đã thực hiện như thế nào? - Đại diện nhóm H trả lời GV kết luận chung và nhắc lại :Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ , hàng ngày chúng ta cần: - Rửa tay trước khi hoặc sau khi cầm đồ ăn - Rửa tay sau khi đi tiểu tiện - Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật. Hoạt động 2: Thực hành rửa tay Bước 1:Các nhóm nhận dụng cụ dùng để thực hành rửa tay Bước 2: GV làm mẫu rửa tay theo các bước (6 bước) Bước 3: Đại diện nhóm thực hành rửa tay Các bạn khác quan sat, nhận xét Bước 4: Thi đua giữa các nhóm rửa tay đúng cách và nhanh. GV và HS nhận xét chung Hoạt động 3: Theo dõi việc thực hiện giữ đôi bàn tay sạch sẽ GV và đại diện nhóm kiểm tra Cũng cố- Dặn dò: Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020 Buổi sáng: Mĩ thuật lớp 4C Chủ đề: Chúng em với thế giới động vật( Tiết 3) I. Mục tiêu: - Thể hiện được con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều. II. Phương pháp và hình thức tổ chức - Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, tạo hình 3D. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện 1. Giáo viên. - Sách học mĩ thuật lớp 4. - Tranh ảnh, sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề 2. Học sinh. - Sách học mĩ thuật 4. - Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì, giấy báo, đất nặn, các vật dễ tìm như vỏ đồ hộp, chai lọ, đá sỏi, dây thép. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đồ dùng 2. Khởi động: Cho cả lớp hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn. GV giới thiệu dẫn dắt vào chủ đề mới 3. Thực hành 3.2 Hoạt động theo nhóm: - Yêu cầu HS hợp tác nhóm tạo ra sản phẩm - Gợi ý cho HS xây dựng câu chuyện cho sản phẩm của nhóm. - HS chia nhóm và chọn các con vật trong kho hình ảnh + Tưởng tượng các con vật thành nhân vật có tính cách: các nhân vật đó đang làm gì? ở đâu/ các nhân vật đó đang tham gia hoạt động, sự kiện nào? + Có thể thêm lời thoại cho nhân vật GV theo dõi và hướng dẫn thêm trong quá trình HS làm bài DẶN DÒ: - Nhắc nhở học sinh bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng cho tiết hoạt động nhóm Mĩ thuật lớp 5C Chủ đề : Sự liên kết thú vị của các hình khối( Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Biết cách tạo được hình khối ba chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết thành đồ vật, con vật - HS giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn II. CHUẨN BỊ: GV: : - Các đồ vật có dạng hình khối - Bài tham khảo, hình mẫu HS: : - Giấy A4, chì, màu vẽ, kéo, keo dán,. Màu sáp, bút dạ, màu nước,.,một số đồ vật phế thải như lọ hoa, quả, chai, III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN Phương pháp: Vận dụng quy trình: Tạo hình ba chiều- Tiếp cận theo chủ đề Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân- Hoạt động nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng học tập 2.Bài mới : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng học tập 2.Bài mới : Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành( Hoạt động nhóm ) -Sắp xếp các sản phẩm cá nhân để tạo thành sản phẩm tập thể. -Tạo thêm không gian H. Cùng hợp tác nhóm 6. + Vẽ, xé dán,..thêm để làm rõ nội dung, hoàn thiện sản phẩm. =>GV quan sát , gợi ý, nhắc nhở . Hoạt đông 2: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Cho HS trưng bày các sản phẩm. - Cho HS nhận xét, nêu cảm nhận của mỗi nhóm. H. Trưng bày sản phẩm của mỗi nhóm + Cảm nhận và cùng thảo luận ->GV chốt ý, bổ sung và đánh giá chung tiết học . Vận dụng sáng tạo: *Lắp ghép các hình khối từ vật tìm được hoặc nặn hình khối 3 chiếu sản phẩm theo ý thích. 3.Chuẩn bị bài mới. - Xem trước bài âm nhạc và màu sắc. Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020 Luyện Mĩ thuật lớp 1C Chủ đề: Màu sắc và chấm Sáng tạo cùng chấm Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2020 Buổi chiều: Luyện Mĩ thuật lớp 2C Hoàn thành bài ở Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hoàn thành sản phẩm ở chủ đề 1. - Biết vận dụng sáng tạo nội dung đã học ở chủ đề này. CHUẨN BỊ: Học sinh: Vở A4, bút chì, màu vẽ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Ổn định tổ chức: Bài mới Hoạt động 1: Hoàn thành sản phẩm ở CĐ2 Gợi ý H tiếp tục hoàn thành sản phẩm ở tiết luyện( nếu chưa xong). H. thực hiện cá nhân hoặc thực hiện nhóm - Đối với những học sinh đã hoàn thành bài làm vào giấy A4 về đề tài tự chọn. T. Theo dõi và hướng dẫn thêm trong quá trình H làm bài Hoạt động 2: Vận dụng- Sáng tạo T. Khuyến khích các em có năng khiếu Vận dụng sáng tạo về chủ đề: Những con vật sống dưới nước theo cảm nhận của cá nhân. Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá Cuối tiết giáo viên chọn một số bài hoàn thành tốt hướng dẫn học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng. HĐNGLL Lớp 2C Chủ đề: Vệ sinh cá nhân Bài 2: Ăn uống sạch sẽ( Tiết 2)
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_hoat_dong_giua_gio_khoi_tieu_hoc_tuan_6_nam.docx