Giáo án Mĩ thuật - Chủ đề: Em sáng tạo với đồ vật

Chủ đề: THỜI TRANG CỦA EM.

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:

 + Biết cách vẽ một số đồ dùng như mũ, túi sách, cặp sách, váy áo biết trang trí để các đồ vật đó thêm đẹp.

 + Biết tạo ra những sản phẩm thời trang đơn giản.

II. Chuẩn bị:

- Giấy A3, bút chì, bút màu .

III. Quy trình dạy học có thể sử dụng

 + Vẽ biểu đạt.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Bài mới:

Tiết 4 : Vẽ màu – Hoàn thành tác phẩm (tiếp)

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật - Chủ đề: Em sáng tạo với đồ vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT TUẦN 20: Từ ngày 18/01/2016 đến 22/01/2016
LỚP 1
Chủ đề: EM SÁNG TẠO VỚI ĐỒ VẬT
Mục tiêu: 
Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:
	+ Học sinh biết vận động vẽ theo nhạc.
	+ Từ bức tranh màu lớn lựa chọn hình ảnh ưa thích.
+ Tạo được các sản phẩm là các đồ vật.
	+ Chia sẻ bức tranh của mình cùng bạn bè.
Chuẩn bị:
- Giấy A3, bút chì, bút màu, bìa cứng, kéo.
 III. Quy trình dạy học có thể sử dụng
	+ Vẽ theo nhạc 
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Bài mới:
Tiết 5 : Tạo sản phẩm là các đồ vật/(Thiếp chúc mừng)
Ổn định tổ chức:
Giới thiệu chủ đề
Trong chủ đề Em sáng tạo với đồ vật. Bài học ngày hôm nay các em sẽ chọn cho mình một bức tranh nhỏ và từ bức tranh nhỏ tạo ra sản phẩm.
3) Nội dung:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tạo sản phẩm.
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát và gợi ý:
? Từ bức tranh nhỏ các em có thể tạo được những sản phẩm nào?
? Trong các dịp tết, hoặc ngày lễ lớn như tết, Nô en, sinh nhật để thể hiện tình cảm với mọi người em thường tặng họ những gì?
- GV cho HS xem một số bưu thiếp, bìa sách.
- GV: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em làm bưu thiếp từ bức tranh nhỏ.
? Bưu thiếp gồm những phần nào? (Chữ và phần trang trí)
GV hướng dẫn cách làm bưu thiếp :
+ Cắt mảnh bìa cứng HCN bàng nửa trang vở.
+ Cắt bức tranh nhỏ bằng nửa miếng bìa.
+ Dán bức tranh nhỏ vào bên phải hoặc bên trái tùy thích.
+ Phần còn lại ghi tên người gửi, người nhận và lời chúc.
+ Trang trí và tô màu.
- Thời gian tiến hành: 15 phút
Hoạt động 3: Trưng bày – chia sẻ:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm trên bảng:
? Em thích bức bưu thiếp nào?
? Em thấy bưu thiếp nào chưa đẹp? Nếu để đẹp hơn em tư vấn cho bạn cần thêm hoặc bớt những gì?
- Khen ngợi, bổ sung, góp ý, tư vấn.
Hoạt động 4: Dặn dò tiết sau:
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: HS mang màu vẽ, kéo, thước kẻ, bìa cứng.
- Nhận xét giờ học.
LỚP 2
Chủ đề: THỜI TRANG CỦA EM.
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:
	+ Biết cách vẽ một số đồ dùng như mũ, túi sách, cặp sách, váy áobiết trang trí để các đồ vật đó thêm đẹp.
	+ Biết tạo ra những sản phẩm thời trang đơn giản..
II. Chuẩn bị:
- Giấy A3, bút chì, bút màu.
III. Quy trình dạy học có thể sử dụng
	+ Vẽ biểu đạt. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Bài mới:
Tiết 4 : Vẽ màu – Hoàn thành tác phẩm (tiếp)
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.
- Giới thiệu về chủ đề: Hôm nay các em tiếp tục học chủ đề: Thời trang của em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Vẽ màu – Hoàn thiện tác phẩm.
- GV trả lại bài cho HS đang làm dở ở tiết học trước: Hôm trước các em đang làm dở bài vẽ váy áo, hôm nay các em tiếp tục hoàn thiện bài.
? Áo váy thường có những bộ phận nào?
? Chất liệu thường làm bằng gì?
? Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc của những chiếc áo váy đó?
- GV hướng dẫn cách vẽ một số loại áo váy để HS quan sát.
Lệnh: Bây giờ các chọn màu và trang trí hoàn thiện bài vẽ theo ý thích.
- HS tự vẽ bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Lưu ý: HS đã hoàn thiện có thể cho HS vẽ và trang trí thêm mũ, áo, túi xách
Hoạt động 3: Trưng bày và chia sẻ:
- GV cho HS dán sản phẩm lên bảng theo tổ:
? Em hãy giới thiệu về sản phẩm của mình? 
? Em hãy chọn ra những bài mà em thích nhất? 
? Em thấy bài nào đẹp? Em có tư vấn gì giúp bạn?
? Tổ nào có nhiều bài đẹp nhất?
- Khen ngợi, bổ sung, góp ý, tư vấn.
Hoạt động 4: Dặn dò tiết sau:
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Màu sáp.
- Nhận xét giờ học.
LỚP 3
Chủ đề: ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu: 
Học sinh nhớ lại, hoặc quan sát những đồ vật trong gia đình đã chuẩn bị để vẽ lại.
Học sinh biết tác dụng và vẻ đẹp của các đồ dùng trong gia đình.
Học sinh phát huy khả năng sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. Chuẩn bị:
- Chì, tẩy, màu vẽ
III. Quy trình dạy học có thể sử dụng
- Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ biểu đạt
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Bài mới:
Tiết 2 : Vẽ theo trí nhớ: Cái chai, cái bát, lọ hoa (vẽ chì)
Hoạt động 1: Khởi động.
- HS chơi trò chơi.
- GV phát đồ dùng: giấy A4.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ theo trí nhớ.
- Gv cho HS kể một số đồ dùng trong gia đình.
- GV xem một số đồ dùng: Cái chai, cái bát, lọ hoa.
- GV yêu cầu: Các em hãy nhớ lại hoặc quan sát những đồ vật để vẽ lại bằng nét chì (Khuyến khích một học sinh vẽ được nhiều đồ vật).
- Trong tiết này các em vẫn vẽ những đồ vật này và khuyến khích các em vẽ nhưng không nhìn giấy.
Gợi ý: 
? Đồ vật có dạng hình gì?
? Gồm những phần nào? Chỗ nào to nhất, chỗ nào nhỏ nhất?
- HS quan sát, HS thực hành.
- GV quan sát, giúp đỡ.
Hoạt động 3: Chia sẻ, nhận xét.
- GV cho HS dán các bức tranh trên bảng:
- HS quan sát, GV gợi ý:
? Bài nào có hình đẹp, ngộ nghĩnh? 
? Bài nào cân đối trong tờ giấy?
- HS nêu, nhận xét.
- GV bổ sung, góp ý để HS bổ sung cho bài đẹp hơn
Hoạt động 3: Dặn dò tiết sau:
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Mang đủ màu vẽ.
- Nhận xét giờ học.
LỚP 4
Chủ đề: VẼ TRANH TĨNH VẬT.
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:
	+ Vẽ được mẫu có nhiều hình dạng khác nhau khi sử dụng cách vẽ biểu đạt.	
+ Vẽ được bức tranh tĩnh vật bằng chì và màu.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút chì, bút màu, hồ dán.
III. Quy trình dạy học có thể sử dụng
	+ Vẽ biểu đạt. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Bài mới:
Tiết 1 : Vẽ theo trí nhớ (vẽ chì).
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.
- Phát giấy và đồ dùng: 1 hs 2 tờ 
- GV cho HS ngồi lớp hình chữ U. Để một bàn ở giữa để bày mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ theo trí nhớ.
- Cho HS xem một số tranh tĩnh vật của học sinh lớp trước.
GV: Bày mẫu các loại quả dạng hình cầu.
- GV cho HS quan sát.
- Gợi ý:
? Quả nào ở gần em, quả nào bị che lấp?
? Quả nào to nhât, nhỏ nhất?
? Màu sắc của các quả giống hay khác nhau? Quả nào có màu đậm, quả nào có màu nhạt?
- GV hướng dẫn cách vẽ theo trí nhớ (không nhìn giấy):
Để vẽ không nhìn giấy, các em cần:
+ Quan sát kĩ mẫu, chú ý gồm mấy vật, nằm ở vị trí nào?
+ Vật nào ở trước đặt chì vẽ trước, vật nào nằm khuất phía sau vẽ sau.
+ Chú ý tỉ lệ của các vật (to, nhỏ, cao, thấp)
+ Tạo độ đậm nhạt bằng chì. (GV hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt)
+ Các em quan sát thấy thế nào thì vẽ đúng góc mình quan sát.
- GV vẽ thử một góc cho HS xem.
- HS thực hành (15 phút): Mỗi học sinh vẽ nét chì 2 bài ở 2 vị trí khác nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Hoạt động 3: Trưng bày – chia sẻ:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo thứ tự bài 1, bài 2.
- Hoạt động cả lớp:
? Hãy chọn ra những bài đẹp nhất và để vào 1 nhóm?
- HS chọn và dán vào một góc bảng.
? Tại sao không chọn các bài còn lại? Em có tư vấn gì để bài bạn đẹp hơn?
- Khen ngợi, bổ sung, góp ý, tư vấn.
Hoạt động 4: Dặn dò tiết sau:
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: màu sáp.
- Nhận xét giờ học.
LỚP 5
Chủ đề: VẼ TRANH TĨNH VẬT.
I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:
	+ Vẽ được mẫu có nhiều hình dạng khác nhau khi sử dụng cách vẽ biểu đạt.	
+ Vẽ được bức tranh tĩnh vật bằng chì và màu.
II. Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút chì, bút màu, hồ dán.
III. Quy trình dạy học có thể sử dụng
	+ Vẽ biểu đạt. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Bài mới:
Tiết 1 : Vẽ theo trí nhớ (vẽ chì).
Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi ngắn.
- Phát giấy và đồ dùng: mỗi học sinh 2 nửa tờ A4.
- GV cho HS ngồi lớp hình chữ U. Để một bàn ở giữa để bày mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ theo trí nhớ.
- Cho HS xem một số tranh tĩnh vật của họa sĩ, của học sinh.
GV: Bày mẫu: hộp sữa (to nhất), hai quả dạng cầu (1 to, 1 nhỏ) có màu sắc khác nhau.
- GV cho HS quan sát.
- Gợi ý:
? Vật nào ở gần em, vật nào bị che lấp?
? Vật nào to nhât, nhỏ nhất?
? Màu sắc của các vật giống hay khác nhau? Vật nào có màu đậm, vật nào có màu nhạt?
- GV hướng dẫn cách vẽ theo quan sát:
Trước khi vẽ, các em cần:
+ Quan sát kĩ mẫu, chú ý gồm mấy vật, nằm ở vị trí nào?
+ Vật nào ở trước đặt chì vẽ trước, vật nào nằm khuất phía sau vẽ sau.
+ Chú ý tỉ lệ của các vật (to, nhỏ, cao, thấp)
+ Tạo độ đậm nhạt bằng chì. (GV hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt)
+ Các em quan sát thấy thế nào thì vẽ đúng góc mình quan sát.
- GV vẽ thử một góc cho HS xem.
- HS thực hành (15 phút): Mỗi học sinh vẽ nét chì 2 bài ở 2 vị trí khác nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Hoạt động 3: Trưng bày – chia sẻ:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo thứ tự:
- Hoạt động cả lớp:
? Hãy chọn ra những bài đẹp nhất và để vào 1 nhóm?
- HS chọn và dán vào một góc bảng.
? Tại sao không chọn các bài còn lại? Em có tư vấn gì để bài bạn đẹp hơn?
- Khen ngợi, bổ sung, góp ý, tư vấn.
Hoạt động 4: Dặn dò tiết sau:
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: màu sáp.
- Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docMĨ THUẬT TUẦN 20.doc