Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 3, Bài 3: Tĩnh vật (Vẽ màu)

- Giáo viên treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên bảng.

? Có mấy bước vẽ tĩnh vật màu?

- B1: Phác hình.

+ Quan sát mẫu vẽ để phác hình sát đúng với mẫu. Có thể dùng màu để vẽ đường nét.

- B2: vẽ mảng đậm, nhạt.

+ Quan sát chiều hướng ánh sáng trên mẫu vẽ để vẽ phác các mảng đậm nhạt, giới hạn giữa các mảng màu sẽ vẽ.

- B3: Vẽ màu

+ Vẽ màu vào các mảng, dùng các màu để thể hiện các sắc độ đậm nhạt. Thường xuyên so sánh các sắc độ đậm nhạt giữa các mẫu vật với nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 3, Bài 3: Tĩnh vật (Vẽ màu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2013
Ngày giảng: / /2013
Tiết 3 - Bài 3: Vẽ theo mẫu:
TỈNH VẬT
 (Vẽ màu)
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí, biết được cách bày và vẽ một số mẫu phức tạp ( Lọ, hoa và quả)
- HS vẽ được hình tương đối giống mẫu và tô màu đẹp. 
- Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét, màu sắc.
II. Chuẩn bị:
 1. Đồ dùng dạy- học
 a. Giáo viên: 
	- Hình minh hoạ các bước vẽ tĩnh vật màu.
	- Một số bài vẽ của HS khoá trước.
 b. Học sinh:
	- Mẫu vẽ giống như tiết trước.
	- Đồ dùng học tập: vở mĩ thuật, bút chì, tẩy.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhận xét bài vẽ hình tiết trước của HS.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
 - Màu sắc là một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp của đồ vật nói chung,thông qua những bài vẽ tĩnh vật màu đã nói lên vẻ đẹp của đồ vật đồng thời thể hiện cảm xúc của con người. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ màu cho bài vẽ hình tiết trước.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV cùng HS đặt mẫu quan sát (lọ hoa và quả)
- Cho HS quan sát mẫu ở các góc độ khác nhau để các em nhận biết về hình dáng vật thể.
? Thế nào gọi là tranh tĩnh vật màu?
? Quan sát và cho biết cấu trúc của lọ hoa và qủa có khối dạng hình gì?
? Như vậy sự chuyển tiếp màu sắc như thế nào?
? Vị trí các vật mẫu?
? So sánh màu sắc giữa hai vật, vật nào đậm hơn?
? Gam màu chính của cụm mẫu?
? Hoa màu sáng hơn lọ và quả hay tối hơn?
? Màu sắc của mẫu có ảnh hưởng qua lại với nhau không?
? ánh sáng từ đâu chiếu vào?
- GV cho HS quan sát một số bức tranh tĩnh vật màu và phân tích để HS hiểu cách vẽ và cảm thụ được vẻ đẹp của bố cục, màu sắc trong tranh. Cho HS thấy rõ sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật với nhau.
I. Quan sát, nhận xét:
- Lên đặt mẫu
- Quan sát mẫu ở các góc độ
- Trả lời câu hỏi thông qua quan sát tranh ảnh. mẫu vật
- Nghe giảng và quan sát tranh ảnh minh hoạ 
- Ghi chép những ý chính.
- Tranh tĩnh vật màu là tranh tĩnh vật sử dụng màu sắc để thể hiện.
- Lọ hoa dạng hình trụ và quả dạng hình cầu.
- Màu sắc chuyển tiếp nhẹ nhàng theo hình dáng lọ và quả.
- Quả đặt trước lọ hoa.
- Màu sắc của quả đậm hơn (hoặc lọ đậm hơn - tùy vào chất liệu)
- Gam màu nóng (hoặc lạnh, hài hòa nóng lạnh)
- Hoa màu sáng hơn 2 vật mẫu đó.
- Dưới tác động của ánh sáng thì màu sắc của các mẫu vật có sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.
- Từ trái qua (hay phải qua)
- HS quan sát trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- Giáo viên treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên bảng.
? Có mấy bước vẽ tĩnh vật màu? 
- B1: Phác hình.
+ Quan sát mẫu vẽ để phác hình sát đúng với mẫu. Có thể dùng màu để vẽ đường nét.
- B2: vẽ mảng đậm, nhạt.
+ Quan sát chiều hướng ánh sáng trên mẫu vẽ để vẽ phác các mảng đậm nhạt, giới hạn giữa các mảng màu sẽ vẽ.
- B3: Vẽ màu
+ Vẽ màu vào các mảng, dùng các màu để thể hiện các sắc độ đậm nhạt. Thường xuyên so sánh các sắc độ đậm nhạt giữa các mẫu vật với nhau.
- B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.
+Quan sát, đối chiếu bài với mẫu. Chú ý thể hiện được sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật. Các mảng màu phải tạo được sự liên kết để làm cho bức tranh thêm hài hòa, sinh động. Vẽ màu nền, không gian, bóng đổ để hoàn thiện bài.
II. Cách vẽ:
- Trả lời câu hỏi thông qua quan sát tranh ảnh. mẫu vật
- Nghe giảng và quan sát tranh ảnh minh hoạ 
- Ghi chép những ý chính.
- 4 bước:
- B1: Phác hình.
- B2: vẽ mảng đậm, nhạt.
- B3: Vẽ màu
- B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh thực hành:
- GV cho HS xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm.
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
 + Nên xác định vị trí các mảng màu trước.
 + Vẽ màu từ nhạt đến đậm.
 + Các sắc độ phải chuyển tiếp nhẹ nhàng.
 + Thể hiện sự tương quan màu sắc, ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau của các mẫu vật.
III. Thực hành:
- HS quan sát.
- HS vẽ bài.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập
- GV chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của HS để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
- Trả lời câu hỏi thông qua quan sát 
bài vẽ
- Nghe giảng và quan sát tranh ảnh minh hoạ 
- Ghi chép những ý chính.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm các bước vẽ tĩnh vật màu.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để tiết sau học bài 3: Vẽ tranh: "Phong cảnh quờ hương".
IV: Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc03.doc
Giáo án liên quan