Giáo án Mĩ thuật 8 - Nguyễn Tiến Dũng

I/ Mục tiêu:

- Yêu thương các thành viên trong gia đình và họ hàng dòng tộc.

- HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình.

- Vẽ được một bức tranh thteo ý muốn.

II/ Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Sưu tầm tranh ảnh về đề tài gia đình.

+ Một số bài vẽ của HS về đề tài này.

- Học sinh: giấy, bút chì, tẩy, màu

2/ Phương pháp dạy học:

- Quan sát, trực quan, liên hệ thực tế, luyện tập.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ On định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Khởi động:

4/ Bài mới:

 

doc57 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 8 - Nguyễn Tiến Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïp với tình hình mới.
- GV đặt các câu hỏi:
+ Sau khi hoà bình lập lại ở MB, MT Việt Nam phát triển ntn?
+ Nội dung và đề tài của giai đoạn này?
- GV phát câu hỏi thảo luận cho các nhóm ( 6 nhóm ). Mỗi nhóm kể tên tác phẩm, tác giả, từng thể loại, chất liệu theo câu hỏi của GV đưa ra.
- GV theo dõi các nhóm trả lời. Sau đó, góp ý, giảng giải, mở rộng và cho HS xem tranh sưu tầm.
II/ Một số thành tựu cơ bản của MT Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975:
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm và nhóm trưởng đại diện trả lời.
- HS lắng nghe và quan sát một số tranh của GV đã sưu tầm.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
1/ Củng cố:
- GV đặt một số câu hỏi:
+ Nhũng thành tựu cơ bản của MTVN giai đoạn 1954 – 1975?
+ Tranh khắc gỗ dựa vào thể loại truyền thống nào?
GV lắng nghe câu trả lời của HS , sau dó rút ra kết luận chung.
2/ Nhận xét, dánh giá:
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương, khích lệ những HS có tinh thần học tâp tốt.
HĐ5: Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ.
- Xem và chuẩn bị bài 11. ( Trình bày bìa sách
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 11 
Bài: 11 VẼ TRANG TRÍ BÌA SÁCH: TRÌNH BÀY BÌA SÁCH
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của việc trang trí bìa sách.
- Biết cách trang trí bìa sách.
- Trang trí 1 bìa sách theo ý muốn.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ một số loại bìa sách của các NXB.
+ Hình vẽ minh hoạ các bước tiến hành trang trí bìa sách.
+ Bài vẽ của HS.
- Học sinh:
+ Dụng cụ học tập: giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy…
+ Sưu tầm một số bìa sách đẹp.
2/ Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Khởi động:
4/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV cho HS quan sát 1 số bìa sách khác nhau về nội dung và đặt câu hỏi:
+ Sách có nội dung khác nhau thì bìa sách trình bày như thế nào?
+ Màu sắc? 
+ cách vẽ?
+ Biểu chữ?
- HS nhận xét trên bìa mẫu.
+ Trên bìa sách thường có những phần nào?
+ Chữ ở tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản ntn?
+ Hình vẽ minh hoạ trên bìa sách thể hiện cái gì?
- GV rút ra kết luận:
+ Bìa sách thể hiện nội dung của sách thông qua cách trình bày.
+ Bìa sách thường có:
 . Tên sách.
 . Tên tác giả.
 . Tên nhà XB và biểu tượng.
 . Hình minh hoạ ( tranh, ảnh ).
I/ Quan sát, nhận xét:
- HS quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách trình bày bìa sách.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng tranh kết hợp minh hoạ trên bảng.
- GV đặt câu hỏi:
+ Muốn trình bày được một bìa sách điều trước tien ta phải làm gì?
+ Mảng hình chính thể hiện cái gì?
+ Cách sắp xếp các mảng?
+ Chọn kiểu chữ và hình minh hoạ ntn?
+ Màu sắc sử dụng để trang trí 1 bìa sách ntn?
- GV nhận xét và đưa ra kết luận:
+ Xác định nội dung sách.
+ Tìm bố cục, phác mảng hình mảng chũ.
+ Tìm hiểu chữ và hình minh hoạ phù hợp.
+ Vẽ màu. 
II/ Cách vẽ:
- HS quan sát, nhận xét tranh và lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi bài.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV gợi ý về cách bố cục mảng.
- Hướng dẫn HS cách chọn hình tượng điển hình, sát nội dung.
- GV quan sát, gợi ý cho HS thực hiện bài vẽ.
III/ Bài tập:
- HS làm bài ( Trình bày 1 bìa sách “ nội dung tự chọn” ).
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV chọn một số bài của HS dán lên bảng, cho cả lớp nhận xét chọn ra bài đạt và chưa đạt.
- GV góp ý, nhận xét, động viên, khích lệ.
HĐ5: Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 12 
Bài: 12 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu:
- Yêu thương các thành viên trong gia đình và họ hàng dòng tộc.
- HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình.
- Vẽ được một bức tranh thteo ý muốn.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Sưu tầm tranh ảnh về đề tài gia đình.
+ Một số bài vẽ của HS về đề tài này.
- Học sinh: giấy, bút chì, tẩy, màu… 
2/ Phương pháp dạy học:
- Quan sát, trực quan, liên hệ thực tế, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Khởi động:
4/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- Thông qua giới thiệu bài, nói về tầm quan trọng của gia đình, GV gọi vài HS trả lời về nội dung các em chọn vẽ.
- GV góp ý và nhấn mạnh cho HS khi tìm, chọn nội dung cần chọn những hình ảnh quen 5thuộc về sự sum họp gia đình => dễ thể hiện.
- GV kết luận:
 Những nội dung có thể vẽ về gia đình như,
+ Bữa cơm,
+ Ngày vui, 
+ Thăm ông bà,
+ Đón khách thăm nhà…
I/ Tìm và chộn nội dung đề tài.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV đặt một số câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành 1 bài vẽ tranh:
+ Bố cục tranh là gì?
+ Vẽ hình như thế nào?
+ Màu sắc ra sao? ( có tương quan đậm - nhạt )
- GV kết luận cách vẽ.
+ Tìm bố cục.
+ Vẽ hình.
+ Vẽ màu.
- GV cho HS xem ĐDDH và nhận xét tranh.
 * Chú ý: dáng người phải phù hợp với hành động. Màu sắc trong sáng hợp nội dung.
II/ Cách vẽ.
- HS nêu các bước tiến hành 1 bài vẽ tranh.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- HS ghi bài.
- HS quan sát, nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- Theo dõi HS làm bài, gợi ý cho các em tìm hình ảnh chính phụ phù hợp với nội dung.
III/ Bài tập. Vẽ một bức tranh về gia đình mà em thích.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV chọn một số bài vẽ của HS dán lên bảng, cho các nhóm nhận xét chọn ra bài đạt và chưa đạt về bố cục, hình ảnh.
- GV góp ý, nhận xét, động viên, khích lệ.
HĐ5: Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.( VTM: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người )
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 13 Bài: 13
 Vẽ theo mẫu GIỚI THIỆU TỈ LỆ KHUÔN MẶT NGƯỜI.
I/ Mục tiêu:
- HS biết đươc những nét cơ bản về tỉ lệ các bộ phận trên khu6on mặt người.
- Biết được sự biểu hiện tình cảm trên nét mặt.
- Tập vẽ được chân dung.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Hình minh hoạ tỉ lệ khuôn mặt người.
+ Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Học sinh: sách, vở, viết, giấy, bút chì, tẩy…
2/ Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, liên hệ thực tế, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Khởi động:
4/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng ĐDDH để giới thiệu chân dung ( già, trẻ, trai, gái ) và gợi ý để HS thấy được những điểm chung trên khuôn mặt người.
- GV đặt câu hỏi:
+ Mỗi người đều có tóc tai, mũi miệng nhưng tại sao lại không nhầm lẫn người này với người kia? ( khuôn mặt và tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt )
+ Bộ phận nào trên khuôn mặt thể hiện sắc thái tình cảm? ( nét mặt và đôi mắt )
- GV tổng hợp các câu trả lời của HS và rút ra kết luận:
+ Hình dáng khuôn mặt: trái xoan, tròn, vuông chữ điền.
+ Các bộ phận trên khuôn mặt có tỉ lệ khác nhau.
+ Nét mặt và đôi mắt thể hiện sắc thái tình cảm.
I/ Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát tranh, ảnh GV treo và tìm ra những điểm chung trên khuôn mặt người.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét tỉ lệ mặt người.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng ĐDDH ( tỉ lệ khuôn mặt người ) và hướng dẫn HS nhận ra tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt theo chiều dài và chiều rộng.
- Cho HS quan sát các tỉ lệ này ở bạn củng lớp. GV đặt câu hỏi:
+ So sánh chiều sài từ mắt đến đỉnh đầu với chiều dài từ mắt đến cằm?
* Lưu ý: 
- Các tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ theo khuôn mặt do đó cần so sánh để tìm tỉ lệ thích hợp.
- Tỉ lệ trên khuôn mặt người lớn khác với trẻ em.
II/ Tỉ lệ mặt người.
1/ Tỉ lệ các bộ phận chia theo chiều dài của mặt.
2/ tỉ lệ các bộ phận chia theo chiều rộng của mặt
- HS trả lời.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV đi quan sát, gợi ý cho HS thực hiện bài vẽ.
III/ Bài tập. Vẽ một khuôn mặt người theo các tỉ lệ đã học.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV thu một số bài vẽ của HS cho các nhóm nhận xét. 
- GV kết luận và nhấn mạnh lại các tỉ lệ trên khuôn mặt người.
HĐ5: Dặn dò:
- Tập vẽ đúng các tỉ lệ và quan sát khuôn mặt người thân trong gia dình.
- Xem bài tham khảo SGK/115.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 14 Bài:14
Thường thức mĩ thuật MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 
 TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM 
 Giai đoạn 1954 – 1975. 
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về các thành tựu mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1954 – 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Biết về một số chất liệu trong sáng tác MT.
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu tham khảo:
- Những bài viết về các hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái trên tạp chí và sách báo.
2/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Sưu tầm thanh của 3 tác giả trong bài.
+ Bộ ĐDDH MT 8, câu hỏi thảo luận.
- Học sinh:
+ Sưu tầm tranh của các hoạ sĩ trong bài.
3/ Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp, thảo luận.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Khởi động:
4/ Bài mới: GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức ở bài 10. Thông qua câu trả lời của HS, GV tóm tắt, cũng cố và vào bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV chia lớp thành 6 nhóm và phát câu hỏi thảo luận cho mỗi nhóm
 * Nhóm 1: Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
+ Năm sinh, năm mất của ông?
+ Quê quán ở đâu?
+ Tốt ngiệp trường nào? Khoá mấy?
+ Quá trình hoạt động ( ông đã làm gì? Ơû đâu? )
+ Oâng đã có những giải thưởng nào?
+ Những tác phẩm của ông?
 * Nhóm 2: Bức tranh tát nước đồng chiêm.
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Bố cục tranh ntn?
+ Màu sắc trong tranh được tác giả thể hiện ntn?
+ Em có cảm nhận gì về bức tranh?
 * Nhóm 3: Hoạ sĩ Nguyễn Sáng. 
( Tóm tắt tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểu. Câu hỏi như nhóm 1 )
 * Nhóm 4: Bức tranh kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ.
( Câu hỏi giống như nhóm 2 )
 * Nhóm 5: Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
( Câu hỏi như nhóm 1 )
 * Nhóm 6: Bức tranh Phố cổ.
( Câu hỏi như nhóm 2 )
- HS các nhóm thảo luận đưa ra kết quả.
HĐ2: Hướng dẫn HS trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- Sau khi hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
GV nhận xét, đánh giá và tóm lại ý chính của bài.
I/ Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài “ Tát nước đồng chiêm.”
 * Tiểu sử.
- Sinh năm 1910 mất 1994 tại Kiến An – Hải Phòng.
- TN trường CĐMT Đông Dương khoá 1931 – 1936.
- Là nghệ sĩ sáng tác, nhà sư phạm, nhà quản lí.
- Các bức tranh nổi tiếng: Con đọc bầm nghe ( lụa ), Nữ dân quân miền biển ( sơn dầu 1966 ), Mùa đông sắp đến ( sơn mài 1960 ).
 * Bức tranh: “ Tát nước đồng chiêm.” Là một bài thơ ca ngợi cuộc sống tập thể ở miền Bắc những năm đầu giải phóng.
II/ Hoạ sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ.
 * Tiểu sử: ( 1923 – 1988 ) tại Mĩ Tho, Tiền Giang.
- Tốt nghiệp trường Trung cấp Mĩ Thuật Gia Định và trường CĐMTĐD khoá 1941 – 1945.
- Một số bức tranh nổi tiếng: Giặc đốt làng tôi ( sơn dầu 1954 ), Thanh niên thành đồng ( sơn dầu ), Thiếu nữ và hoa sen (sơn dầu 1972 ).
 * Bức tranh “ Kết nạp Đảng ở ĐBP.” Diễn tả tính chất hào hùng và lí tưởng cao đẹp của những người chiến sĩ Cộng sản.
III/ Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái với các bức tranh vế Phố cổ Hà Nội.
 * Tiểu sử: ( 1920 – 1988 ) tại Quốc Oai, Hà Tây.
- TN trường CĐMTĐD khoá 1941 – 1945.
- Giảng dạy tại trường CĐMTVN từ 1956 – 1957.
 * Phố cổ Hà Nội: là đề tài cho thấy vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội qua những thăng trầm lịch sử.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm cón2 lại lắng nghe, góp ý bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
- Cho HS giới thiệu tóm tắt tiểu sử và tác phẩm tiêu biểu về 3 hoạ sĩ mà các em mới được học hoặc 1 hoạ sĩ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 mà em biết.
HĐ5: Dặn dò:
- Sưu tầm thêm tranh ảnh của các hoạ sĩ Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 15 Bài: 15
Vẽ trang trí TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ.
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
- Trang trí được mặt nạ theo ý thích.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Sưu tầm một số mặt nạ thật.
+ Một số bài vẽ mặt nạ.
+ Bài vẽ mặt nạ của học sinh.
- Học sinh:
+ Giấy vẽ, tẩy, bút chì, màu…
2/ Phương pháp dạy học: trực quan, quan sát, luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Khởi động:
4/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng ĐDDH giới thiệu cho HS một số hình mặt nạ và gợi ý để HS thấy được mặt nạ dùng trong các ngày vui ( lễ hội, hoá trang ) sân khấu.
+ Loại mặt nạ? ( chất liệu )
+ Hình dáng mặt nạ ntn?
+ Cách trang trí mặt nạ?
+ Màu sắc?
=> Mặt nạ được trang trí theo ý thích của mỗi người và tạo được sự hấp dẫn, cảm xúc mạnh cho người xem.
I/ Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát ĐDDH và trả lời các câu hỏi của GV.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng ĐDDH hướng dẫn HS cách tạo dáng, cho HS quan sát SGK/124 đồng thời vẽ minh hoạ trên bảng.
- Ở phần trang trí GV đặt câu hỏi:
+ Các mảng hình trên mặt nạ thường ntn? ( cách điệu các chi tiết )
+ Đường nét em sử dụng để trang trí?
+ Tính cách nhên vật định miêu tả?
+ Dùng màu sắc ntn để thể hiện tính cách nhân vật của em?
- GV minh hoạ bảng một mặt nạ và dùng mặt nạ thật để nhấn mạnh cách trang trí ở 1 mặt nạ cần có để HS nắm.
+ Tìm dáng mặt nạ.
+ Tìm mảng hình trang trí phù hợp với dáng mặt nạ.
+ Tìm màu.
II/ Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
- HS quan sát ĐDDH và trả lời các câu hỏi của GV.
- HS ghi bài vào vở.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV quan sát, gợi ý giúp HS chọn loại mặt nạ theo ý thích.
- Hướng dẫn các em phác mãng hình và màu sắc phù hợp.
- Tạo dáng và trang trí 1 mặt nạ theo ý thích.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV quan sát, gợi ý giúp HS chọn loại mặt nạ theo ý thích.
- Hướng dẫn các em phác mảng hình và màu sắc phù hợp.
HĐ5: Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị bài tiết tiếp theo.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 18 Bài: 18
Vẽ theo mẫu VẼ CHÂN DUNG.
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tranh chân dung.
- Biết được cách vẽ tranh chân dung.
- Vẽ được chân dung bạn hay người thân.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Tranh, ảnh chân dung cỡ lớn.
+ Hình vẽ các bước tiến hành.
+ Tranh chân dung của HS năm trước.
- Học sinh: giấy vẽ, bút chì, tẩy.
2/ Phương pháp dạy học: trực quan, quan sát, vấn đáp.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:3/ Khởi động:
4/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV dùng ĐDDH giới thiệu cho HS và gợi ý cho HS nhận xét. GV đặt câu hỏi:
+ Thế nào là tranh chân dung?
+ Nêu sự khác nhau giữa ảnh và tranh chân dung?
+ Tranh chân dung gồm những loại tranh nào?
GV nhận xét va økết luận.
- Lưu ý cho HS khi vẽ tranh chân dung cần chú ý đến nét mặt và sự thể hiện tình cảm của đối tượng. 
I/ Quan sát, nhận xét:
- HS quan sát ĐDDH
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh chân dung.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV sử dụng ĐDDH MT8 ( cách vẽ chân dung ) hướng dẫn HS cách vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- GV cho HS quan sát một số tranh chân dung được vẽ ở các hướng nhìn khác nhau kết hợp chỉ trên khuôn mặt HS mẫu và đặt các câu hỏi:
+ Mặt nhìn chính diện thì đường trục ntn?
+ Mặt nhìn nghiêng bên phải. Bên trái thì đường trục ntn?
+ Khi mặt ngẩng lên hay cúi xuống thì tỉ lệ giữa các bộ phận trên khuôn mặt ntn?
- GV dùng tranh minh hoạ kết hợp vẽ lêen bảng.
+ Vẽ phác hình khuôn mặt.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ chi tiết. 
II/ Cách vẽ chân dung:
- HS quan sát ĐDDH.
- HS quan sát tranh và quan sát khuôn mặt của bạn sau đó trả lời câu hỏi của GV.
- HS ghi bài.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- GV cho HS làm bài theo nhóm, quan sát đặc điểm riêng của mỗi người và vẽ. GV hướng dẫn HS làm bài
III/ Bài tập.
- Em hãy quan sát chân dung bạn và vẽ.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV chọn một số bài vẽ của HS dán lên bảng cho lớp nhận xét về hình dáng, tỉ lệ, cách thể hiện trạng thái tình cảm.
- GV nhận xét, kết luận chung. Sau đó động viên, khích lệ HS.
HĐ5: Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát và vẽ chân dung khuôn mặt.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. Bài 19: “ Vẽ chân dung bạn.”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 19 Bài: 19
Vẽ theo mẫu VẼ CHÂN DUNG BẠN.
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách vẽ chân dung.
- Vẽ được chân dung bạn.
- Cảm nhận được vẽ đẹp của tranh chân dung.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung khác nhau.
+ ĐDDH cách vẽ chân dung.
+ Một số bài vẽ chân dung của HS.
- Học sinh:
+ Sưu tầm tranh ảnh chân dung.
+ Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
2/ Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp, luyện tập nhóm.
III/ Tiến trình dạy học:1/ Oån định lớp:

File đính kèm:

  • docMi thuat Lop 8.doc