Giáo án Mĩ thuật 7 - Tạ Thị Hoa

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ hình của mẫu gồm cái ấm tích và cái bát.

? Mục đích của việc quan sát, nhận xét là gì?

 

? Em hãy nhắc lại hình dáng của từng mẫu vật?

? Em hãy nhắc lại các độ đậm nhạt cơ bản đã họ?c

? Hướng ánh sáng chính chiếu trên mẫu vật như thế nào?

? Theo cách sắp mẫu ở trên thì vị trí của cái ấm tích và cái bát như thế nào với nhau?

? Như vậy thì trong giữa cái ấm tích và cái bát thì cái nào sáng hơn. Vì sao?

? Cái ấm tích và cái bát được làm từ chất liệu gì?

? Vậy thì hãy quan sát và cho biết bề mặt của từng mẫu vật như thế nào. Nhẵn hay bóng.?

? Độ đậm nhạt được chuyển tiếp như thế nào?

 

doc96 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 - Tạ Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những trường hợp còn lại
4. Củng cố:
Thu bài. Nhận xét quá trình kiểm tra.
 Ngày ….tháng…..năm 2011
 Kí duyệt
Ngày soạn:....../......../2011	
Ngày dạy: : 7A…….. ;7B………. ;7C………
Tiết 11: Vẽ theo mẫu:
Lọ, hoa và quả
( Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu bài học:
 - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết qua so sánh tương quan tỉ lệ.
 - Vẽ được lọ hoa, quả gần giống với mẫu về hình và gợi mảng đậm nhạt.
 - Nhận thức được vẻ đẹp của bài tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên:
 - Hình minh hoạ các bước vẽ theo mẫu.
 - Một số bài vẽ tiết trước của HS.
b. Học sinh:
 - Chuẩn bị mẫu vẽ: gồm lọ, hoa cúc ( đồng tiền), Cà chua, táo.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, que đo, vở mĩ thuật.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức: 
 - Kiểm tra sĩ số lớp(1’).
 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
 - Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: (1')
 Chúng ta đã được thể hiện lọ và quả ở bài 6, 7. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục vẽ theo mẫu với mẫu vật có lọ, hoa và quả bằng bút chì đen. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Hoạt động 1: (9')
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Gọi HS lên bày mẫu rồi gọi HS khác nhận xét cách bày mẫu của bạn
- GV có thể điều chỉnh cách bày mẫu sao cho có xa , gần, lớp trước, sau.
? Nhắc lại thế nào là tranh tĩnh vật?
- Bài này khó hơn bài 6-7 vì có cắm hoa nên hình vẽ và độ đậm nhạt phức tạp hơn.
? Hãy cho biết khung hình chung có dạng hình gì?
? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì?
? Nêu vị trí của lọ và quả ?Tỉ lệ của quả so với lọ?
? ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào?
? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào?
? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất?
? Hoa màu sáng hơn lọ và quả hay tối hơn?
I. Quan sát, nhận xét:
+ HS bày mẫu theo yêu cầu của gv.
- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ những vật ở dạng tĩnh có thể là đồ vật hoặc quả.
- Khung hình chung có dạng hình chữ nhật đứng vì chiều cao của hoa lớn hơn chiều ngang giữa thành lọ và quả.... với tỉ lệ tùy thuộc vị trí quan sát. 
- Lọ hình chữ nhật đứng, quả hình cầu.
- Quả nằm trước lọ, chge khuất 1 phần cái lọ. Quả nhỏ hơn, thấp hơn lọ.
- Từ phải sang trái (hoặc ngược lại)
- Chuyển nhẹ nhàng vì lọ và quả có dạng cong tròn.
- Lọ đậm hơn quả.
- Hoa màu sáng hơn 2 vật mẫu đó.
Hoạt động 2: (5')
Hướng dẫn cách vẽ:
- GV treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên bảng.
? Có mấy bước vẽ hình? 
B1: Phác khung hình chung.
B2: Vẽ phác khung hình riêng.
B3: Vẽ hình khái quát.
B4: Vẽ hình chi tiết.
II. Cách vẽ:
- HS quan sát hình minh họa và dựa vào gợi ý trong SGK để trả lời.
- 4 bước:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung cho cân đối, phù hợp với tờ giấy.
+ Ước lượng, so sánh lọ, hoa và quả để vẽkhung hình riêng cho từng mẫu vật . 
+ Xác định vị trí các bộ phận (miệng, vai, thân, đáy) của lọ, của quả. Sau đó dùng các đường kĩ hà thẳng, mờ để vẽ phác. 
+ Quan sát mẫu, đối chiếu bài vẽ với mẫu, điều chỉnh lại nét vẽ để hoàn thiện hình. Tuy nhiên vẽ hoa không cần vẽ quá chi tiết vì còn vẽ màu.
Hoạt động 3: (23')
Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
 + Khi quan sát thì lấy 1 bộ phận hoặc 1 vật mẫu làm chuẩn để so sánh, ước lượng .
 + Xác định khung hình chung, riêng để tìm hình dáng và tỉ lệ mẫu vật trong khung hình.
+ Nên quan sát 1 cách tổng thể cả cụm mẫu.
+ Thường xuyên so sánh, đối chiếu bài với mẫu vẽ.
III. Thực hành:
Quan sát mẫu ở vị trí ngồi của mình rồi vẽ hình trong tiết này.
Học sinh vẽ bài.
Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. 
IV.Nhận xét
4. Dặn dò(1')
- Chuẩn bị màu vẽ để tiết sau học bài 12: Vẽ theo mẫu: " Lọ, hoa và quả"(vẽ màu).
 Ngày ….tháng…..năm 2010
 Kí duyệt
Ngày soạn: /11/2010	
Ngày dạy: : 7A…….. ;7B………. ;7C………
Tiết 12: Vẽ theo mẫu
Lọ, hoa và quả
( Vẽ màu)
I. Mục tiêu bài học:
 - HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu.
 - Vẽ được tranh tĩnh vật màu lọ, hoa, quả
 - Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu , từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên:
 - Một vài tranh tĩnh vật màu của hoạ sĩ , học sinh đã vẽ.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ màu.
b. Học sinh:
 - Chuẩn bị mẫu vẽ như ở bài 11.
 - HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số lớp. 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
 Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
 Tiết trước chúng ta đã vẽ hình lọ hoa và quả , hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách vẽ màu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật màu đẹp bằng cách treo trên bảng nhằm tạo hứng thú cho HS trước khi vẽ.
? Hãy cho biết cảm nhận của em về màu sắc ở những bức tranh này?
- GV đặt lại mẫu vẽ giống tiết trước.
? Thế nào gọi là tranh tĩnh vật màu?
? Vị trí các vật mẫu?
? Gam màu chính của cụm mẫu?
? Màu sắc ở lọ, hoa và quả như thế nào?
? Màu sắc của mẫu có ảnh hưởng qua lại với nhau không?
I. Quan sát, nhận xét:
- HS xem tranh và nêu những cảm nhận về màu qua những tranh đó.
- Tranh tĩnh vật màu là tranh tĩnh vật sử dụng màu sắc để thể hiện.
- Quả đặt trước lọ hoa.
- Gam màu nóng (hoặc lạnh, hài hòa nóng lạnh)
- HS quan sát trả lời.
- Dưới tác động của ánh sáng thì màu sắc của các mẫu vật có sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.
Hoạt động 2: (5')
Hướng dẫn cách vẽ:
- Giáo viên treo hình minh họa các bước vẽ hình của bài vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả) lên bảng.
? Có mấy bước vẽ tĩnh vật màu? 
+ Quan sát mẫu vẽ để phác hình sát đúng với mẫu. Có thể dùng màu để vẽ đường nét.
+ Quan sát chiều hướng ánh sáng trên mẫu vẽ để vẽ phác các mảng đậm nhạt, giới hạn giữa các mảng màu sẽ vẽ.
+ Vẽ màu vào các mảng, dùng các màu để thể hiện các sắc độ đậm nhạt. Thường xuyên so sánh các sắc độ đậm nhạt giữa các mẫu vật với nhau.
+ Quan sát, đối chiếu bài với mẫu. Chú ý thể hiện được sự tương quan màu sắc giữa các mẫu vật. Các mảng màu phải tạo được sự liên kết để làm cho bức tranh thêm hài hòa, sinh động. Vẽ màu nền, không gian, bóng đổ để hoàn thiện bài.
II. Cách vẽ:
Học sinh quan sát.
B1: Phác hình.
B2: vẽ mảng đậm, nhạt.
B3: Vẽ màu
B4: Quan sát, hoàn chỉnh bài.
Hoạt động 3: (25')
Hướng dẫn học sinh thực hành:
- GV cho HS xem bài của học sinh khóa trước để rút kinh nghiệm.
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh.
- Chú ý:
 + Nên xác định vị trí các mảng màu trước.
 + Vẽ màu từ nhạt đến đậm.
 + Các sắc độ phải chuyển tiếp nhẹ nhàng.
 + Thể hiện sự tương quan màu sắc, ảnh hưởng qua lại khi đặt cạnh nhau của các mẫu vật.
III. Thực hành:
- HS quan sát.
- HS vẽ bài.
Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
IV.Nhận xét
HS nhận xét
4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Chuẩn bị cho bài học sau.
 Ngày ….tháng…..năm 2010
 Kí duyệt
Tiết 14:Thường thức mĩ thuật:
Mĩ thuật Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học:
 - HS được củng cố thêm về kiến thức lịch sử , thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung , giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc
 - Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quí các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên:
 - Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến 1954
 - Những tác phẩm được giới thiệu trong sgk
b. Học sinh:
 - Hs đọc và sưu tầm tranh, ảnh, có liên quan tới bài học.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp làm việc theo nhóm.
III. Tiến trình dạy - học:
1.ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số lớp. 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
 ?- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: (1')
 Mĩ thuật Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 là giai đoạn mở đầu cho nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu khái quát vài nét về bối cảnh xh Việt Nam giai đoạn này:
- GV yêu cầu HS đọc sgk, nghiên cứu và thảo luận nội dung.
? Cuối thế kỉ XIX xảy ra sự kiện gì ở nước ta?
?Tình hình kinh tế, chính trị xã hội như thế nào ?
? năm 1930, sự kiện gì làm thay đổi phong trào cách mạng nước ta? 
?Cuộc chiến đấu của ND ta chống giặc ngoại xâm diễn ra mạnh mẽ vào năm nào? 
? Năm 1925 trường CĐ MTĐD ra đời nhằm mục đích gì? 
? Khi TD Pháp quay trở lại xâm lược nước ta các hoạ sĩ đã làm gì ?
I. Tìm hiểu khái quát hoàn cảnh XH Việt Nam từ cuối TK Xĩ đến 1954:
- Năm 1958 TDP nổ súng xâm lược nước ta tại cảng Đà Nẵng, triều đình quỳ gối 2 tay dâng nước ta cho giặc.
- Đời sống nhân dân lầm than cực khổ dưới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến.
- Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời dẫn dắt nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống giặc cứu nước.
- Năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công đưa nước ta từ thân phận nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước độc lập dân chủ.
- Nhằm đào tạo các hoạ sĩ tay sai cho thực dân Pháp.
- Các hoạ sĩ đứng lên cùng nhân dân đấu tranh chống pháp bằng những tác phẩm bất hủ của mình. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật.
- Các hoạ sĩ tích cực tham gia kháng chiến chống kẻ thù, họ đã có mặt trên khắp các chiến luỹ HN , lên chiến khu, ra mặt trận, họ đã đi khắp các nẻo đường chiến dịch để vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
- 1954 , chiến dịch ĐBP thắng lợi , miền B giải phóng các hoạ sĩ lại trở về thủ đô, với các tư liệu trong k/c họ đã tạo nên những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật:
- GV nhấn mạnh các nội dung sau:
? Mĩ thuật VN thời kì này chia làm mấy giai đoạn , đó là những giai đoạn nào?
?Đặc điểm của giai đoạn này là gì ?
?Kể tên những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn đó?
? Sự kiện nổi bật của giai đoạn này là gì ?
? Nội dung của những tác phẩm trong giai đoạn 1?
? Đặc điểm của giai đoạn 2 là gì?
? Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của giai đoạn 2?
? Nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn 3?
? Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ , các hoạ sĩ đã làm gì ?
? Kể tên những tác phẩm xuất sắc nhất của giai đoạn này?
II. Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật giai đoạn này:
1.Giai đoạn 1:
- Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930
- Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trung Hoa và Pháp
- Tác phẩm : 
Bình Văn, Chân dung cụ Tú Mền (Lê Văn Miến)
- Trường CĐMTĐD ra đời đào tạo các hoạ sĩ trẻ như : Tô ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn.
- Chất liệu Sơn dầu
* Phản ánh khá phong phú cuộc sống sinh động hấp dẫn và đầy khó khăn của nhân dân ta trong phong trào đấu tranh chống giặc.
2. Giai đoạn 2:
Từ năm 1930 đến năm 1945
- Phong cách đa dạng, hiện thực pha lãng mạn.
- Chất liệu sơn dầu, sơn mài 
- Tác phẩm : Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, (Tô NGọc Vân) ; Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao(Nguyễn Phan Chánh) ; Em Thuý (Trần Văn Cẩn)
3. Giai đoạn 3:
Từ năm 1945 đến năm 1954
- MT phát triển mạnh mẽ,đặc biệt là thể loại cổ động và kí hoạ
-Tháng 10 năm 1945 Tô Ngọc Vân làm Hiệu Trưởng trường CĐMTĐD mở những cuộc triển lãm mĩ thuật lớn về nội dung và thể loại.
- Các hoạ sĩ tham gia chiến đấu với những tác phẩm tiêu biểu :
- Dân quân phù lưu(Nguyễn Tư Nghiêm) ; Du Kích Tập Bắn , Cuộc họp (Nguyễn Đỗ Cung) ;Bát Nước(Sỹ Ngọc) ; Bác hồ ở Bắc Bộ Phủ (TôNgọc Vân ) ; Trận Tầm Vu 
đặc biệt kí hoạ phát triển mạnh.
Hoạt động 3. Củng cố: (4') 
- GV đưa câu hỏi củng cố:
? Theo em trong hoàn cảnh đất nước ở thời kì này có ảnh hưởng như thế nào tới nền hội hoạ Việt Nam?
? Chủ đề sáng tác và lý tưởng của các hoạ sĩ thời kì này như thế nào?
- GV kết luận: 
 + Các hoạ sĩ đã nhanh chóng trút bỏ những quan điểm nghệ thuật cũ để đến với cách mạng Việt Nam với tất cả lòng yêu nuớc, bằng trái tim, khối óc của mình.
 + Hình ảnh con người mới , con người cách mạng, đã nói lên lòng quyết tâm giữ nước của nhân dân ta đồng thời còn nói lên vẻ đẹp hồi sinh của tâm hồn nghệ sĩ
 + Quan điểm đổi mới có đóng góp tích cực cho nền MT cách mạng và tồn tại với thời gian.
HS trả lời
 5. Hướng dẫn về nhà: (1')
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị cho bài 15: Vẽ tranh: "Đề tài tự chọn".
 Ngày ….tháng…..năm 2010
 Kí duyệt
Ngày soạn:…./12/2010	
Ngày dạy: : 7A…….. ;7B………. ;7C………
Tiết 15 + 16: Vẽ tranh:
Đề tài tự chọn
(Kiểm tra học kì I)
I. Mục tiêu bài học:
 - Đây là bài kiểm tra cuối học kì nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của HS.
 - Đánh giá những kiễn thức đã tiếp thu được của HS, những biểu hiện tình cảm ,óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc 
 - Làm được bài trong thời gian nhất định.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị biểu điểm, nội dung đề bài
2. Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, nội dung đề tài.
III. Tiến trình dạy - học:
1.ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số lớp. 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập và nội dung bài. 
3. Bài mới:
 - GV nêu yêu cầu của tiết học: Kiểm tra học kì
 - Đề bài : Vẽ tranh: đề tài tự chọn: - Phong cảnh
 - Sinh hoạt
 - Lễ hội, vui chơi
 - Chân dung
 - Học tập....
 - Thời gian : 2 tiết học
 - Tiết 1: vẽ hình, tiết 2: vẽ màu.
+ Biểu điểm:
 Loại G: 
- Nội dung đề tài có sự tìm tòi sáng tạo, rõ nội dung cần thể hiện
Biết sắp xếp hình ảnh trong bài sao cho có chính, phụ, xa, gần
Hình ảnh sinh động, hồn nhiên ,không sao chép .
Màu sắc nổi bật trọng tâm, có sự phối hợp màu sắc ăn ý,tươi sáng hài hoà.
 Loại K:
Tranh phản ánh được : Vẽ hoạt động gì, hình ảnh như thế nào,tuy nhiên màu có thể chưa hoàn thiện
Bố cục tốt, sinh động
 Loại TB:
Tìm đựơc hình ảnh để diễn tả nội dung nhưng còn lúng túng, thiếu sinh động
Biết cách sx hình ảnh tuy nhiên vẫn còn dàn chải thiếu trọng tâm
Màu có thể hoàn thành hoặc chưa.
Chưa đạt yêu cầu(Yếu)
Những trường hợp còn lại
4. Củng cố:
Thu bài.
Nhận xét quá trình kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị cho bài 17: Vẽ trang trí: "Trang trí bìa lịch treo tường".
 Ngày ….tháng…..năm 2010
 Kí duyệt
Ngày soạn:…./12/2011	
Ngày dạy: : 7A…….. ;7B………. ;7C………
Tiết 18: Vẽ trang trí:
Trang trí bìa lịch treo tường
I. Mục tiêu bài học:
 - HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường.
 - Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết .
 - HS hiểu biết hơn về việc tt ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên:
 - Chuẩn bị một số bìa lịch treo tường. 
 - Hình minh hoạ cách phác thảo một bài trang trí bìa lịch.
 - Một số bài trang trí bìa lịch của HS.
b. Học sinh:
 - Chuẩn bị dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số lớp. . 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Nhận xét chung về chất lượng bài kiểm tra học kì.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Treo lịch trong nhà là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Có nhiều loại lịch: lịch tờ theo ngày, lịch theo tháng, theo tuần. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách trang trí bìa lịch treo tường qua bài 17.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (7')
Huớng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV treo một số bìa lịch đã chuẩn bị và yêu cầu hs trả lời :
? Mục đích ý nghĩa của lịch?
? Em hãy kể tên một số loại lịch mà em biết?
? Hãy kể tên một số loại lịch mà em biết
? Hình dáng chung của bìa lịch treo tường 
? Nội dung của bìa lịch treo tường vẽ về chủ đề gì?
? Các hình ảnh trên bìa lịch như thế nào?
? Nhận xét về cách sắp xếp các dòng chữ và các hình ảnh trên bìa lịch? 
? Bố cục của bìa lich gồm có mấy phần?
? Em có nhận xét gì về màu sắc của tờ lịch?
I. Quan sát nhận xét
- Lịch treo trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hoá phổ biến của nhân dân ta, ngoài để biết thời gian, lịch còn tr trí cho căn phòng, nhà, nơi làm việc thêm đẹp.
- Có nhiều loại lịch: lịch treo tường, lịch làm việc để trên bàn, lịch bỏ túi...
- Bìa lịch có nhiều hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
Bìa lịch được trang trí theo nhiều chủ để khác nhau: thông thường là chủ đề mùa xuân và các hình ảnh về thiên nhiên và các hoạt động của con người trong dịp xuân...
- Sinh động hấp dẫn.
- Cách sắp xếp các hình ảnh không theo một nguyên tắc nhất định.
- Bố cục gồm 3 phần :
 Hình ảnh, Chữ, Lịch ghi ngày tháng.
- Màu sắc phù hợp với mục đích của người sử dụng.
Hoạt động 2: (5')
Hướng dẫn cách trang trí bìa lịch:
- GV treo hình minh hoạ.
?-Em hãy nêu cách vẽ trang trí bìa lịch?
+ Chọn nội dung trang trí bìa lịch: có thể là đưa hình ảnh được chụp, hoặc cảnh vẽ vào phần hình ảnh+ ở đây có nghĩa là chọn hình dáng cho bìa lịch: nên chia các phần trên bìa: Nơi để dán lịch, chữ trang trí, hình ảnh minh hoạ....
+ Xác định khuôn khổ bìa lịch, Trình bày bìa lịch theo các phần đã phác thảo.
+ Vẽ màu theo ý thích riêng 
II. Cách trang trí bìa lịch:
- B1: Chọn nội dung trang trí bìa lịch.
- B2: Xác định khuôn khổ bìa lịch, chia các phần trên bìa lịch sao cho hài hoà.
- B3: Trình bày bìa lịch
- B4: Vẽ màu.
Hoạt động 3: (25')
Hướng dẫn thực hành:
- GV quan sát, theo dõi, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới , có những cách trình bày riêng, sáng tạo; đối với những HS còn lúng túng trong cách lựa chọn hình ảnh GV gợi ý cụ thể hơn với từng em.
III. Thực hành:
- Trang trí một bìa lịch treo tường theo ý thích.
- Trình bày và vẽ màu.
4. Củng cố: (3') 
- GV chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu và hướng dẫn hs nhận xét, đánh gía
- HS xếp loại bài theo ý thích.
- Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt. Động viên bài vẽ chưa tốt.
IV.Nhận xét
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
Ngày soạn:…./…./2012	
Ngày dạy: : 7A…….. ;7B………. ;7C………
Tiết 19 :Vẽ theo mẫu:
Kí họa
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh biết cách quan sát mọi vật xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp của hình thể và màu sắc của chúng.
2. Kỹ năng : 
 - Học sinh kí hoạ được một số đồ vật, con vật dáng người, dáng cảnh đơn giản về hình và cấu trúc.
3. Thái độ: 
 - Yêu thích, yêu quý cuộc sống xung quanh. 
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên:
 - Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa..
 - Hình minh hoạ cách kí hoạ.
b. Học sinh:
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số lớp. . 7A:……… 7C:……
 7B:………
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài :Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí hoạ qua bài 18.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ:
- GV giới thiệu một số kí hoạ đã chuẩn bị sẵn và quan sát tranh kí hoạ ở các trang 119, 120, 121
? Thế nào là kí hoạ? 
? Mục đích của kí hoạ là gì?
? Kí hoạ và vẽ theo mẫ

File đính kèm:

  • docMY-THUAT-7.doc
Giáo án liên quan