Giáo án Mĩ thuật 6 (Trọn bộ)
Gv cho HS xem một số hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng
? Mục đích của trang trí ứng dụng
? Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí hình vuông
? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết trong trang trí hình vuông cơ bản
? Nhận xét về hoạ tiết trung tâm
(Hoạ tiết trọng tâm được vẽ như thế nào)
? Trình bày ý kiến của em về màu sắc của các hình vuông
ùa Một Cột. 2. Triển khai bài Hoạt động 1: Kiến trúc - Gv chia nhóm ( 5- 7 người 1 nhóm ) - Bầu nhóm trưởng, cử thư kí của nhóm ? Chùa được xây dựng từ năm nào, ? Trình bày cấu trúc của chùa ? Nêu đặc điểm nghệ thuật của ngôi chùa * GV kết luận : ( chiếu qua máy hắt ) * Chùa Một Cột - Xây dựng từ năm 1409 - Là một khối hình vuông đặt trên một cột đá, đường kính khoảng 1,25 m. - Chùa như một đoá sen nở giữa hồ,xung quanh có lan can bao bọc * Nghệ thuật: - Những đường cong mềm mại của mái, nét khoẻ khoắn của cột tạo nên nét hài hoà ẩn hiện lung linh trong không gian yên tĩnh. Hoạt động 2 : Điêu khắc và gốm ? Tượng A Di Đà ở đâu ? Tượng được làm bằng chất liệu gì ? Cấu trúc của tượng gồm mấy phần ? Nêu đặc điểm nghệ thuật của tượng ? Hình tượng con Rồng thời Lý có đặc điểm gì ( Gv cho HS xem và bổ sung ) ? Nêu những đặc điểm của sản phẩm Gốm ? Những đề tài gì thường được sử dụng trang trí trên gốm 1.Điêu khắc a) Tượng A Di Đà ( chùa phật tích - tỉnh băc Ninh) - Đúc bằng đá màu xám - Gồm 2 phần : tượng và bệ - Khuôn mặt tượng biểu hiện vẻ dịu dàng đôn hậu - Bệ đá gồm 2 tầng : Tầng trên là toà sen , tầng dưới là đế tượng hình bát giác, tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật Việt Nam. b) Con Rồng thời Lý - Dáng dấp hiền hoà, mềm mại hình chữ S uốn lượn theo kiểu thắt túi, đó là hình tượng đặc trưng của nền văn hoá- Nghệ thuật dân tộc Việt Nam 2. Gốm - Chạm trổ tinh xảo, chất màu men khá phong phú, - Xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm, hình dáng nhẹ nhàng, thanh thoát và trau chuốt - đề tài thể hiện khá phong phú: cảnh sinh hoạt của người dân, các trò chơi dân gian.. IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ): -? Hãy cho biết đặc điểm của chùa một Cột -? Nêu đặc điểm nghệ thuật của tượng ADi Đà -(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương em trả lời tốt , động viên khuyến khích những em trả lời chưa tốt. V.Dặn dò (2'): - Vễ nhà học thuộc bài -Chuẩn bị bài 14: (Mỗi tổ chuẩn bị 1 bộ mẫu hình trụ, hình cầu. Giấy chì, màu, tẩy) * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... Tổ trửơng kí duyệt Ngày soạn: 18/11/2013 Tiết 14 : Vẽ theo mẫu Ngày dạy: 22/11/2013 Vẽ theo mẫu Hình trụ và hình cầu ( Tiết 1- Vẽ hình ) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của hình trụ và hình cầu 2. Kỹ năng : HS vẽ được hình gần với mẫu, những hình cơ bản, ứng dụng để vẽ những đồ vật thường gặp trong cuộc sống 3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét B. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan. Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống C.Chuẩn bị: 1.GV: Mẫu hình trụ và hình cầu ( 2 bộ mẫu ) - Bài vẽ của HS năm trước - Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu 2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét D.Tiến hành I.ổn định tổ chức (2'): Hát 1 bài II.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những đặc điểm của sản phẩm Gốm III.Bài mới (37') 1.Đặt vấn đề : Vật mẫu tự nhiên vốn thật sinh động và hấp dẫn.Hình ảnh đó nếu được đưa vào tranh sẽ càng đẹp hơn. Hình trụ và hình cầu là một ví dụ cơ bản. (GV đưa hình trụ và hình cầu lên cho Hs xem ). Để hiểu được vẻ đẹp của hình trụ và hình cầu chúng ta đi vào bài mới. 2. Triển khai bài Hoạt động 1:Quan sát- nhận xét - GV cho HS xem tranh về các cách đặt bố cục ? Hãy phân tích các cách đặt bố cục của mẫu ? Trong các cách đặt mẫu , cách nào hợp lí và cân đối hơn cả ( GV yêu cầu HS lên đặt mẫu theo hình 6) ? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ? Khung hình riêng của mẫu là khung hình gì ? Hình khối nào dùng để làm đơn vị đo các tỷ lệ của vật mẫu 1. Bố cục -Hình 1: Bố cục lệch lên , không cân đối -Hình 2: Bố cục lệch xuống phía dưới -Hình 3: Hình cầu đặt ngang với hình trụ -Hình 4: Hình cầu đặt phía sau hình trụ -Hình 5: Hình cầu đặt chồng lên hình trụ -Hình 6: hình cầu đặt phía trước hình trụ, bố cục cân đối hợp lí 2.Khung hình chung -Khung hình chung của mẫu là khung hình chữ nhật đứng - Khung hình khối cầu hình vuông, khung hình khối trụ là hình chữ nhật đứng 3.Vị trí - Hình cầu nằm trước, hình trụ nằm sau, -Hướng từ phải sang trái Hoạt động 2: Cách vẽ hình ? Muốn vẽ được hình trụ và hình cầu trước hết ta phải làm gì * Gv kết luận sau đó treo các bước vẽ theo mẫu cho HS xem ? Hãy phân tích các bước bài vẽ hình trụ và hình cầu ( đo đạc xác định tỷ lệ chiều ngang và chiều cao của khung hình) * Gv kết luận lại và cất đd yêu cầu các HS trả lời lại * Gv cho HS xem một số bài mẫu của HS năm trước B1: Dựng khung hình chung và khung hình riêng của các vật mẫu B2: Dùng que đo để đo đạc tỷ lệ các bộ phận riêng của từng vật mẫu B3: Vẽ hình bằng nét kỹ hà( nét thẳng) B4: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được -Khuyến khích động viên các em - Yêu cầu các em vẽ phải nhìn mẫu thật kĩ làm đúng theo HD - Vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu - Chất liệu : chì đen IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, ?-Bố cục của bài vẽ ( cân đối và hợp lí hay chưa, hình cầu hình trụ đúng tỷ lệ chưa) ? Nét vẽ của bài như thế nào ? So sánh với mẫu thật -(GV kết luận bổ sung ) tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt. V.Dặn dò (2'): - Vễ nhà không được sửa mẫu, chuẩn bị bài 15- vẽ đậm nhạt ( đặt 1 bộ mẫu khác và tìm hiểu độ đậm nhạt của chúng) - Giấy, chì, màu, tẩy Ngày soạn: 25/11/2013 Tiết 15 : Vẽ theo mẫu Ngày dạy: 29/11/2013 Vẽ theo mẫu Hình trụ và hình cầu ( Tiết 2- Vẽ đậm nhạt ) A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về hình dáng và đậm nhạt của hình trụ và hình cầu 2. Kỹ năng : HS vẽ được hình gần với mẫu, những hình cơ bản, ứng dụng để vẽ những đồ vật thường gặp trong cuộc sống 3. Thái độ: Yêu quý mẫu qua bố cục, đường nét B. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan. Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống C.Chuẩn bị: 1.GV: Mẫu hình trụ và hình cầu ( 2 bộ mẫu ) - Bài vẽ của HS năm trước - Tranh tham khảo, các bước bài vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu 2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét D.Tiến hành I.ổn định tổ chức (2'): Kiểm tra sĩ số và số lượng bài vẽ II.Kiểm tra bài cũ ? Nhận xét một số bài hình về bố cục và hình vẽ III.Bài mới (37') 1.Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hình dáng của hình trụ và hình cầu. Để hiểu sâu hơn về chi tiết, hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu độ đậm nhạt của mẫu. 2. Triển khai bài Hoạt động 1:Quan sát- nhận xét độ đậm nhạt của mẫu GV yêu cầu HS đặt mẫu như T1( GV điều chỉnh mẫu và hướng ánh sáng) ? Khối trụ và khối cầu, khối nào đậm hơn ? Độ đậm nhạt chuyển trên khối trụ và khối cầu như thế nào ? Nhận xét về bóng đổ của khối cầu lên hình trụ và bóng đổ của 2 vật mẫu lên nền như thế nào ? Chỗ sáng nhất của mẫu là ở đâu ? Chỗ đậm nhất trên vật mẫu là chỗ nào I. Quan sát- nhận xét - Khối trụ đậm hơn khối cầu - Độ đậm nhạt trên khối trụ và khối cầu chuyển nhẹ nhàng - Bóng đổ trên khối cầu lên khối trụ và khối trụ đổ lên nền đậm hơn khối trụ - Chỗ sáng nhất của mẫu là chỗ tiếp sáng trên khối cầu - chỗ đậm nhất của mẫu là ở trên khối trụ Hoạt động 2: Cách vẽ đậm nhạt ? Trước khi vẽ đậm nhạt ta phải làm gì ? Nêu các bước của bài vẽ theo mẫu đậm nhạt ? Nên vẽ bên đậm trước hay bên nhạt trước ? Vì sao( Gv minh hoạ các cách vẽ bóng ) ? Vẽ đậm nhạt bằng các nét như thế nào II. Cách vẽ B1: Phân mảng đậm nhạt theo ánh sáng và cấu trúc B2: Vẽ đậm nhạt theo mảng B3: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được -Khuyến khích động viên các em - Yêu cầu các em vẽ phải nhìn mẫu thật kĩ làm đúng theo HD III. Thực hành - Vẽ theo mẫu hình trụ và hình cầu - Chất liệu : chì đen IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: ?-Độ đậm nhạt của từng mẫu vật so với nhau ? Độ đậm nhạt của bài vẽ so với mẫu -(GV kết luận bổ sung), tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt. V.Dặn dò (2'): - Vễ nhà tự đặt bộ mẫu khác để vẽ (đặt 1 bộ mẫu khác và tìm hiểu độ đậm nhạt của chúng) - Giấy, chì, màu, tẩy để trang trí hình vuông. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... Tổ trửơng kí duyệt Ngày soạn: 02/12/2013 Tiết 18 : vẽ trang trí Ngày dạy: 06/12/2013 Trang trí Hình vuông A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách trang trí hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng, biét sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trong trang trí hình vuông 2. Kỹ năng : Trang trí được một hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng 3. Thái độ: HS hiểu ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống hằng ngày, yêu quý những vật thân quen trong cuộc sống. B. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống. C.Chuẩn bị: 1.GV: Phóng to các cách sắp xếp bố cục trong trang trí hình vuông - Bài vẽ của HS năm trước - Vật mẫu hình vuông : khăn tay, gạch hoa ... các bước bài vẽ trang trí hình vuông cơ bản 2 HS : Giấy, chì , tẩy -Sưu tầm tranh ảnh về những mẫu vật có dạng hình vuông D.Tiến hành I.ổn định tổ chức (2') : Hát 1 bài II.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài của học sinh III.Bài mới (37') 1.Đặt vấn đề : Những vật dụng trong gia đình sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết cách trang trí làm đẹp cho nó . Hình vuông được trang trí là một ví dụ cơ bản. Hiểu biết cách trang trí hình vuông chúng ta sẽ biết được những ứng dụng của TT hình vuông trong cuộc sống . 2. Triển khai bài Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Gv cho HS xem một số hình vuông cơ bản và hình vuông ứng dụng ? Mục đích của trang trí ứng dụng ? Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trong trang trí hình vuông ? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạ tiết trong trang trí hình vuông cơ bản ? Nhận xét về hoạ tiết trung tâm (Hoạ tiết trọng tâm được vẽ như thế nào) ? Trình bày ý kiến của em về màu sắc của các hình vuông 1. Trang trí ứng dụng: - ứng dụng vào trong cuộc sống , bố cục tự do, phóng khoáng, màu sắc nền nã, dịu nhẹ nhằm làm nổi bật các vật dụng cần diễn tả. - Hoạ tiết hoa lá, chim chóc, đồ vật, loài vật, cảnh sinh hoạt của con người 2. Trang trí cơ bản : Theo các nguyên tắc : xen kẻ, đối xứng - Hoạ tiết chính là hoạ tiết trung tâm to hơn các hoạ tiết phụ, màu sắc cũng rõ ràng hơn và nổi bật hơn các hoạ tiết khác. - màu sắc tươi sáng, nổi bật phù hợp với ý thích của người vẽ. Hoạt động 2: Cách trang trí ? Khi vẽ hoạ tiết trong bài trang trí ứng dụng, ta vẽ như thế nào ? Đối với bài trang trí cơ bản ta vẽ như thế nào ( GV minh hoạ bảng ) ? Nêu các bước bài vẽ trang trí hình vuông ( GV giải thích thêm cho HS hiểu ) GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước B1 : Tìm bố cục (hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ ) B2 : Vẽ hoạ tiết B3 : Tô màu Hoạt động 3 : Thực hành GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được -Khuyến khích động viên các em -Vẽ trang trí một hình vuông cơ bản và một hình vuông ứng dụng . Hình vuông cơ bản vẽ ở lớp, hình vuông ứng dụng vẽ ở nhà - Kích thước : cạnh 16 cm -Màu sắc tuỳ ý IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ? -GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, ? -Hoạ tiết của bài vẽ như thế nào ? Bố cục sắp xếp đã có trọng tâm hay chưa ? Nhận xét về màu sắc của hình vuông ờ lịch -(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt. V.Dặn dò (2'): - Vễ nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ . Vẽ thêm bài trang trí hình vuông dạng tự do. - Chuẩn bị bài Vẽ tranh: Đề tài Bộ đội ( Kiểm tra học kì I) * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... Tổ trửơng kí duyệt Ngày soạn: 16/12/2013 Tiết 16,17: Kiểm tra học kỳ 1 Ngày dạy: 20/12/2013 Vẽ tranh : Đề tài bộ đội (2 Tiết) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu về cách vẽ tranh đề tài bộ đội , tìm nội dung để thể hiện 2. Kỹ năng: HS vẽ được tranh đề tài bộ đội 3. Thái độ : HS yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ B. Phương pháp: - Quan sát- vấn đáp -trực quan - Luyện tập - Liên hệ thực tiễn cuộc sống C. Chuẩn bị : 1 GV: Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, - Các bước vẽ tranh đề tài bộ đội - Bài mẫu của học sinh lớp trước để giới thiệu 2. Giấy, chì, màu, tẩy, Phác thảo nét D. Tiến hành I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số II. Nội dung kiểm tra -Ra đề: Bằng kiến thức kỉ năng đã được học em hảy vẻ một bức tranh về đề tài Bộ đội Yêu cầu: - Có nội dung đề tài hay, phong phú - Hình thức trình bày đẹp, hình ảnh sinh động - Khuôn khổ: Thực hiện trên giấy A4 - Màu sắc tự chọn III. Thu bài và dặn dò (2') - chuẩn bị bài 18: Trang trí hình vuông - Sưu tầm màu sắc trong trang trí, các hình vuông có trang trí đẹp. - Chuẩn bị giấy to để vẽ đĩa màu Biểu điểm môn mĩ thuật – lớp 6 học kỳ I - năm học 2013 - 2014 - Có nội dung hay phong phú về đè tài Bộ đội 2 điểm - Có hình thức trình bày đẹp, sạch sẻ, rỏ ràng 1,5 điểm - Có bố cục hợp lý cân đối với khuôn khổ giấy 2 điểm - Hình ảnh trong tranh: sinh động, có dáng tỉnh dáng động, có cao thấp, xa gần... 3 điểm - Màu sắc : Thể hiện được trọng tâm bức tranh, có gam màu chủ đạo 1,5 điểm * Lưu ý: Nếu bài vẽ của học sinh không đạt được ở mục nào thì trừ điểm hoặc không cho điểm ở mục đó Loại Đạt: Đạt 5,0 đến 10,0 điểm. Loại Chưa đạt: Dưới 5,0 điểm. Ngày soạn: 06/01/2014 Tiết 19 : Thường thức mĩ thuật Ngày dạy: 10/01/2014 Tranh dân gian Việt Nam A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái quát về một số tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống 2. Kỹ năng : Hs phân biệt được 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống 3. Thái độ: Yêu thích, yêu quý nghệ thuật dân gian B. Phương pháp - Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, thực hành nhóm C.Chuẩn bị: 1.Giáo Viên: -Tranh dân gian Việt Nam, ( Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê, Đám cưới chuột ) 2. Học Sinh : - Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam D.Tiến hành I. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1'): II. Kiểm tra bài cũ (2') III. Bài mới (36') 1.Đặt vấn đề : Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán người ta thường treo các tranh dân gian hoặc câu đối. Tranh là đời sống tinh thần của nhân dân ta đặc biệt là lối diễn tả giản lược của người xưa nhằm vạch trần chân dung cuộc sống. 2. Triển khai bài Hoạt động 1: Vài nét về tranh dân gian ? Tranh dân gian có từ bao giờ ? Do ai sáng tác ? Tranh thường được sử dụng trong dịp gì ? Nêu nội dung của các bức tranh dân gian ? Có mấy dòng tranh dân gian? Kể tên các dòng tranh đó ? Kể tên những bức tranh dân gian mà em biết + Tranh dân gian có từ lâu đời do các nghệ nhân xưa sáng tác + Tranh được sử dụng trong dịp Tết, và thường được gọi là tranh Tết + Nội dung : Cảnh sinh hoạt đời sống XH , các trò chơi... + Có 2 dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ và Hàng Trống +Tranh dân gian: Đám cưới chuột , Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê... Hoạt động 2 : Tìm hiểu kỉ thuật và xuất xứ của hai dòng dân gian - Gv chia nhóm: ( 4 nhóm ) Cử nhóm trưởng, cử thư kí ghi chép ý kiến của nhóm - Phát phiếu bài tập , thảo luận 10' , trình bày 5', kết luận 5'. *pHIếU BàI TậP 1 ? Vì sao gọi là tranh Đông Hồ ? Tranh Đông hồ do ai sáng tác ? tranh phục vụ cho ai ? Tranh đề cập đến nội dung gì ? Kể tên những nguyên liệu dùng làm tranh Đông Hồ Kể tên những bức tranh Đông Hồ mà em biết * Phiếu bài tập 2 ? Vì sao gọi là tranh Hàng Trống ? Tranh do ai sáng tác nhằm mục đích gì ? Nêu đặc điểm nghệ thụât của tranh Hàng Trống ? Tranh đề cập đến nội dung gì ? Kể tên những bức tranh Hàng Trống mà em biết + Gv cho các nhóm trình bày 1. Tranh Đông Hồ - Tranh sản xuất tại làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - Tranh do những người dân làm lúc nông nhàn vì vậy tranh thể hiện tâm tư tình cảm phong phú và sinh động của họ. - Nội dung tranh : Về các đề tài trong cuộc sống xã hội như vui chơi, sinh hoạt lao động trò chơi dân gian, chúc phúc lộc thọ hoặc châm biếm đả kích những trò lố lăng của xã hội - Màu đen lấy từ than lá rơm, màu đỏ lấy từ sỏi, màu vàng lấy từ gỗ vang, hoa hoè, màu xanh lấy từ lá chàm, màu trắng lấy từ vỏ sò..... - Đường nét chắc khoẻ, mạnh mẽ toát lên vẻ đẹp mộc mạc và giản dị của tranh - Gà mái, Đánh ghen, đại Cát, Đám cưới chuột, Bà Triệu 2. Tranh Hàng Trống - Tranh được sản xuất tại phố Hàng Trống ( Hà Nội ) - Phục vụ cho tín ngưỡng , thú vui của lớp dân thành thị và trung lưu. - Tranh có đường nét mềm mại mảnh mai màu tươi sáng của phẩm nhuộm tạo nên nét riêng của tranh Hàng Trống - Nội dung : Châm biếm , đã kích thờ cúng, tín ngưỡng - Một số tranh : Ngũ Hổ, Phật bà Quan Âm, Chợ Quê, Lý Ngư Vọng Nguyệt.. Hoạt động 3 : Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ? Trình bày những giá trị nghệ thuật của tranh dân gian * Gv kết luận bổ sung . 1. Bố cục theo lối ước lệ, tượng trưng 2. Tranh gồm phần chữ ( thơ ) minh hoạ cho phần tranh . 3. Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh dân gian tiêu biểu cho Nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. IV.Củng cố - Đánh giá (4'): ? Nêu một số nét cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ? Trình bày giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam - Gv tuyên dương những em nghiêm túc , nhận xét giờ học V.Dặn dò (2'): - Học thuộc bài. Chuẩn bị bài 20: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về tranh dân gian Việt nam * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... Tổ trửơng kí duyệt Ngày soạn: 13/01/2014 Tiết 20 : Thường thức mĩ thuật Ngày dạy: 17/01/2014 Giới thiệu một số tranh dân gian Việt nam A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian " Đông Hồ " và "Hàng Trống " nổi tiếng 2. Kỹ năng : Rèn luyện tư duy khái quát, tư duy logic kỹ năng phân tích tổng hợp, hiểu và trình bày được đặc điểm của 2 dòng tranh dân gian trên. 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS ý thức phát huy nghệ thuật truyền thống , yêu kính, tôn trọng những tác phẩm mĩ thuật của cha ông. B. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Thảo luận nhóm C.Chuẩn bị: 1.GV: Tài liệu tham khảo : " Danh hoạ Việt Nam ", Bộ tranh dân gian Việt Nam 2 . HS : Vở ghi, giấy, bút. D.Tiến hành I.ổn định tổ chức (1'):Kiểm tra sĩ số II.Kiểm tra bài cũ (3'): ? Tranh dân gian có từ bao gìơ, do ai sáng tác ? Vì sao tranh dân gian được gọi là tranh Tết III.Bài mới (35') 1.Đặt vấn đề : Các em đã hiểu đôi nét về tranh dân gian Việt Nam. Để hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số tranh dân gian tiêu biểu. 2. Triển khai bài Hoạt động 1: Hai dòng tranh dân gian tiêu biểu ? Việt Nam ta có những dòng tranh dân gian nào tiêu biểu, nêu xuất xứ của chúng ? Phân biệt hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ( ? Xuất xứ của chúng, đối tượng phục vụ, kỹ thuật làm tranh, chất liệu và màu sắc) + Gv vừa cho HS xem tranh và yêu cầu phân tích + GV kết luận, bổ sung * Có hai dòng tranh " Đông Hồ" và Hàng Trống " * Giống nhau : Đều là tranh dân gian khắc gỗ, có từ lâu đời do tập thể nhân dân sáng tác * Khác nhau: Tranh Đông Hồ - Sản xuất tại làng Đông Hồ( B. Ninh) - Do bà con nông dân sáng tác thể hiện ước mơ hoài bão của người dân - in nhiều màu mỗi màu là 1 bản in Chất liệu mùa hạn chế Tranh Hàng Trống - Sản xuất tại làng Hàng Trống (Hoàn Kiếm, HN) - Do những nghệ nhân sáng tác, phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ở kinh thành - Chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen sau đó tô màu bằng tay - Màu sắc chế tạo từ phẩm nhuộm Hoạt động 2: Xem tranh + Gv chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận : Trình bày 10', bổ sung 5', kêt luận 10' Hãy xem tranh "Đại Cát" và "Đám Cưới Chuột " Phiếu bài tập 1 ? Trình bày nội dung
File đính kèm:
- tron bo giao an Mi thuat 6.doc