Giáo án Mĩ thuật 6 - Trần Thị Tình - Tiết 6: Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí
- GV cho HS xem những hình trang trí cơ bản
? Tìm trục đối xứng của các hình vuông, hình tròn
? Nêu cách tìm những mảng hình chính và phụ
? Nêu cách làm bài trang trí
Tiết 6- Bài Ngày soạn: 21/9/2013 Vẽ trang trí Ngày dạy: 24/9/2013 Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí i. Mục tiêu bài học - Giúp học sinh biết khái niệm trang trí, cách sắp sếp bố cục hoạ tiết trong trang trí. - Biết cách sắp xếp bố cục bài trang trí cơ bản hoặc ứng dụng - Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu, cảm nhận được vẻ đẹp của chúng qua trang trí. ii. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số đồ vật có hoạ tiết trang trí - Đồ dùng cách sắp xếp bố cục trong trang trí - Bài vẽ của học sinh năm trước - Tranh Mt 6 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của các vật mẫu được trang rí - Giấy, chì, màu, tẩy 3. Phương pháp - Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống iii.Tiến trình dạy học 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. Chấm bài vẽ theo mẫu 3. Bài mới Hoạt động 1 :Quan sát - nhận xét GV cho HS xem một số đồ vật được trang trí : dĩa , vải hoa, khăn bàn.... ? Trang trí là gì ?Trong trang trí các mảng hình có bằng nhau không ? Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào , hình dáng chúng có giống nhau không ? Hoạ tiết được vẽ tả thực hay cách điệu ? Các hoạ tiết giống nhau thì được vẽ như thế nào * Trang trí : Là cách sắp xếp bố cục, hoạ tiết , màu sắc làm cho đồ vật đẹp hơn. - Các mảng hình không bằng nhau - Hoạ tiết được sắp xếp tự do hoặc theo nguyên tắc nhất định, hình dáng chúng có thể giống hoặc khác nhau - Hoạ tiết đơn giản hoặc được cách điệu tạo nên sự sinh động và hấp dẫn. - Các hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và tô màu giống nhau. Hoạt động 2 : Một vài cách sắp xếp trong trang trí GV treo ĐD minh hoạ một vài cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí ? Thế nào là nhắc lại ? Trình bày cách sắp xếp hoạ tiết xen kẻ ? Đối xứng là sắp xếp như thế nào * GV kết luận bổ sung( Mảng hình không đều sử dụng trong trang trí ứng dụng ) 1. Nhắc lại -Là cách lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hoạ tiết 2. Xen kẻ - Sử dụng hoạ tiết này xen kẻ với hoạ tiết kia tạo nên sự nhịp nhàng cân đối. 3. Đối xứng - Các hoạ tiết hoặc các nhóm hoạ tiết đối xứng nhau qua trục hoặc qua nhóm hoạ tiết trung tâm. 4. Mảng hình không đều Trang trí theo sở thích Hoạt động 3 : Cách làm bài trang trí - GV cho HS xem những hình trang trí cơ bản ? Tìm trục đối xứng của các hình vuông, hình tròn ? Nêu cách tìm những mảng hình chính và phụ ? Nêu cách làm bài trang trí B1: Kẻ trục đối xứng B2: Tìm các mảng hình B3: Vẽ hoạ tiết B4: Vẽ màu Hoạt động 4: Thực hành -GV ra bài tập, HS thực hành - Gv ra yêu cầu thi vẽ nhanh vẽ đẹp giữa 4 nhóm - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Mỗi nhóm chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để chấm trong tiết học - Sắp xếp bố cục của một hình vuông và một hình tròn - Giấy A4 - Màu : Sáp, nước 4. Đánh giá kết quả bài học - GV thu một só bài vẽ của học sinh( 4-5) bài, yêu cầu hs nhận xét về: + Cách sắp xếp bố cục trong bài + Hoạ tiết thể hiện + Màu sắc của bài vẽ - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được. 5. Dặn dò - Hoàn thành bài vẽ ở nhà ( Sắp xếp bố cục cho hình tròn theo 2 cách trang trí tự do và theo nguyên tắc) - Chuẩn bị tiết 7- Vẽ trang trí- Màu sắc - Mỗi tổ chuẩn bị một bộ mẫu: Giấy, chì , màu, sưu tầm tranh, ảnh có màu sắc . ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ Phù Hóa, ngày 23 tháng 9 năm 2013 Tổ chuyên môn TT.Hoàng Tiến Lực
File đính kèm:
- T6.doc