Giáo án Mĩ thuật 6 - Trần Thị Tình - Tiết 3: Sơ lược về luật xa gần
+GV cho HS xem những bức tranh hàng cây con sông, dãy phố
? So sánh 2 hình ảnh về độ mờ rõ của chúng
+GV minh hoạ lên bảng những đồ vật đã chuẩn bị sẵn hoặc treo những đồ vật đó lên
? Tại sao vật này lại lớn hơn vật kia dù trong thực tế nó hoàn toàn giống nhau về kích thước
Tiết 3 - Bài Ngày soạn: 01/9/2013 Vẽ theo mẫu Ngày dạy: 03/9/2013 Sơ lược về luật xa gần i. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là luật xa gần,những điểm cơ bản của luật xa gần - HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát , nhận xét vật mẫu trong các bài học - HS yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên thông qua việc học môn luật xa gần ii. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung bài học trong Sgk - Tranh ảnh minh hoạ về luật xa gần, bài mẫu cho HS tham khảo . - Tranh ảnh về con đường, hàng cây, phong cảnh , góc phố. - Bài mẫu của HS năm trước. - Tranh cách vẽ luật xa gần 2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu nội dung của bài. - Sưu tầm một số tranh ảnh về luật xa gần. - Giấy chì, mẫu thật 3. Phương pháp: - Vấn đáp - gợi mở, luyện tập- thực hành. iii. Tiến trình dạy học 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. Giáo viên gọi học sinh chấm bài vẽ. 3. Bài mới Hoạt động 1: Quan sát nhận xét +GV cho HS xem những bức tranh hàng cây con sông, dãy phố ? So sánh 2 hình ảnh về độ mờ rõ của chúng +GV minh hoạ lên bảng những đồ vật đã chuẩn bị sẵn hoặc treo những đồ vật đó lên ? Tại sao vật này lại lớn hơn vật kia dù trong thực tế nó hoàn toàn giống nhau về kích thước * Vật ở gần : To, cao rộng và rõ hơn, màu sắc đậm đà hơn * Vật ở xa : Nhỏ, thấp, hẹp mờ, màu sắc thì nhạt hơn so với vật ở trước * Vật trước che khuất vật sau " Gần to xa nhỏ, gần rõ xa mờ " Hoạt động 2 : Những điểm cơ bản của luật xa gần ? Đường tầm mắt là gì GV cho hs xem đường tầm mắt ở cao và đường tầm mắt ở thấp ? Đường tầm mắt phụ thuộc vào yếu tố gì (Khi đứng ở vị trí cao thì đường tầm mắt ở thấp và ngược lại) ? Điểm tụ là gì (GV treo đd cho HS thấy sau đó minh hoạ các trường hợp điểm tụ ) 1. Đường tầm mắt : Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mắt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời gọi là đường chân trời . - ĐTM phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ 2. Điểm tụ : Các đường thẳng song song với mặt đất càmg xa càng thu hẹp cuối cùng tụ lại ở một điểm gọi là điểm tụ . Hoạt động 3: Thực hành - Gv ra bài tập, Hs vẽ bài - Gv bao quát lớp ,hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu. +Vẽ các trường hợp ĐTM đi qua thân hộp, vẽ ở vị trí ĐTM cao và thấp +Vẽ điểm tụ của một hình hộp chữ nhật 4. Đánh giá kết quả học tập. - GV yêu cầu các HS lên bảng vẽ điểm tụ của các vật mẫu , xác định ĐTM của mẫu (2 em hs ) - Yêu cầu học sinh nhận xét bài vẽ ( đúng hay chưa ) - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em vẽ được , khuyến khích những em làm chưa được. 5. Dặn dò. - Tập xác định ĐTM của những mẫu vật đơn giản, tập vẽ điểm tụ. - Chuẩn bị bài mới - Cách vẽ theo mẫu – Mộu có dạng hình hộp và hình cầu( Tiết 1) . - Tìm hiểu: Thế nào là vẽ theo mẫu, vẽ như thế nào, nêu cách vẽ theo mẫu các đồ vật cơ bản? - Chuẩn bị que đo, dây dọi - Mẫu thật (Hình hộp và hình cầu) - Giấy, chì, màu, tẩy. ỏỏỏỏỏỏỏỏ³³³ỏỏỏỏỏỏỏỏ Phù Hóa, ngày tháng năm 2013 Tổ chuyên môn
File đính kèm:
- T3.doc