Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 3, Bài 3: Sơ lược về luật xa gần

1) Vì sao hình này lại to, rõ hơn hình kia ?

2) Vì sao hình con đường (hay dòng sông) ở chỗ này lại to, chỗ kia lại nhỏ dần.

- GV đưa ra vài đồ vật : cái hộp hình lập phương, cái bát, cái cốc để ở vị trí khác nhau và đặt câu hỏi để HS quan sát, thay được sự thay đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng cách “xa - gần”

3) Vì sao hình mặt hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành.

4) Vì sao hình miệng cốc, bát lúc là hình tròn, lúc là hình bầu dục, khi lại chỉ là đường cong hay thẳng ?

- Sau đó, GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ trong SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 3, Bài 3: Sơ lược về luật xa gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 3	NS : 31-8-2014
	Tiết : 3	VẼ THEO MẪU	ND : 03-09-2014
 Bài : 3	 SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN
I/ Mục tiêu bài học :
¯ KT: HS hiểu được những điểm cơ bản của phối cảnh
¯ KN: HS biết vận dụng “phối cảnh” để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh
¯ TĐ: Hình thành ở HS cách nhìn, cách làm việc khoa học.
II/ Chuẩn bị :
1/Đồ dùng dạy học
¯ GV :
- MT và phương pháp dạy- học.
- Ảnh có lớp cảnh xa, gần (cảnh biển, con đường, hàng cây, nhà…)
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần
- Hình minh hoạ về luật xa gần (ĐDDH MT 6)
2/ Phương pháp dạy học :
- Trực quan, vấn đáp, luyện tập
III/ Tiến trình dạy – học :
1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ :
(?) MTVN thời kì cổ đại bao gồm các thời kì nào .
(?) Em hãy cho biết một số hiện vật mĩ thuật của thời kì này . 
(?) Tại sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu mà còn là tác phẩm MT tuyệt đẹp của nghệ thuật VN tời kì cổ đại.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về khái niệm “xa-gần”
- GV giới thiệu một bức tranh hay ảnh rõ về “xa- gần” và đặt câu hỏi cho HS quan sát, suy nghĩ:
1) Vì sao hình này lại to, rõ hơn hình kia ? 
2) Vì sao hình con đường (hay dòng sông) ở chỗ này lại to, chỗ kia lại nhỏ dần.
- GV đưa ra vài đồ vật : cái hộp hình lập phương, cái bát, cái cốc…để ở vị trí khác nhau và đặt câu hỏi để HS quan sát, thay được sự thay đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng cách “xa - gần”
3) Vì sao hình mặt hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành.
4) Vì sao hình miệng cốc, bát lúc là hình tròn, lúc là hình bầu dục, khi lại chỉ là đường cong hay thẳng ?
- Sau đó, GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ trong SGK.
5) Em có nhận xét gì về hình ảnh của hàng cột và hình đường ray của tàu hoả ?
6) Hình các bức tượng ở gần khác với hình các bức tượng ở xa ntn ?
- GV kết luận lại
I/ Khái niệm về luật xa gần
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- Ở gần : to, cao và rõ hơn.
- Ở xa : nhỏ, thấp và mờ hơn
- Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau
- Giới thiệu hai bức tranh có hình ảnh xa-gần
- Trưng bày một cái cốc, một cái hộp, một cái bát ở vị trí khác nhau
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa-gần
¯ Đường tầm mắt (đường chân trời)
-GV treo hai hình minh hoạ trong SGK và đặt câu hỏi 
7) Các hình này có đường nằm ngang không ?
8) Vị trí của các đường nằm ngang ntn ?
- GV kết luận lại và ghi bảng
- GV đặt hình hộp, hình trụ ở vài vị trí khác nhau để HS quan sát, tìm ra:
  Vị trí của đường tầm mắt
  Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình tròn.
¯ Điểm tụ.
- GV giới thiệu hình minh hoạ ở SGK để HS quan sát, nhận ra thế nào là điểm tụ.
- GV kết luận và ghi bảng.
II/ Đường tầm mắt và điểm tụ
1 - Đường tầm mắt
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, còn được gọi là đường chân trời.
2 - Điểm tụ
Các đường song song với mặt đất, hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm ở đường tầm mắt gọi là điểm tụ
- Treo hình minh hoạ đường tầm mắt
- Treo hình minh họa điểm tụ
4/ Củng cố:
- GV chuẩn bị một số bài vẽ liên quan đến bài học.
- Vẽ một số hình trên bảng theo luật xa gần : hình trụ, hình hộp hoặc một vài đồ vật.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và phát hiện ở các hình ảnh những điều đã học
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài sau: Cách vẽ theo mẫu.
6/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGAMT6TUAN 3.doc