Giáo án Mĩ thuật 3 - Chủ đề 1 đến chủ đề 8

CHỦ ĐỀ 7

THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT

Bài 10: Xem tranh Tĩnh vật

Bài 17: Xem tranh Dân gian

Bài 21: Tìm hiểu về tượng

Bài 33: Xem tranh thiếu nhi Thế giới.

- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu.

 - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.

HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích

 

doc18 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 3 - Chủ đề 1 đến chủ đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 29/9 ; 6,13, 20, 27/10/2015
 CHỦ ĐỀ 1: ĐỘNG VẬT QUEN THUỘC
 ( Bài 14,Bài 15, Bài 26, Bài 31, Bài 28 )
 Thời lượng : 5 tiết
 I ) Mục tiêu:
- HS hiểu biết những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi. 
- HS vẽ, xé dán, hoặc nặn, tạo dáng được những con vật nuôi quen thuộc.
- HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thíc.
- Hs phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của loài vật. Biết yêu quý và chăm sóc các con vật.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
a) Giáo viên:
 - Tranh, ảnh, clip về các con vật.
 	 - Sản phẩm tạo dáng các con vật.
	 - Giấy vẽ A3.
b) Học sinh:
 - Giấy vẽ A4, A3, chì, màu, đất nặn, giấy màu.
2)Vận dụng quy trình MT:
 - Vẽ cùng nhau.
 - Tạo hình 3D.
 - Xây dựng cốt truyện.
III ) Hoạt động dạy học:
 1)Ổn định tổ chức
 2) Kiểm tra đồ dùng HS.
 3)Bài mới: GV giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Giới thiệu các con vật nuôi
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
-GIỚI THIỆU CÁC CON VẬT NUÔI
- GV cho HS tiếp cận trực quan ảnh, clip về hình ảnh các con vật.
- Hướng dẫn HS quan sát, ghi nhớ đặc điểm hình dáng, màu sắc và hoạt động của con vật, nêu câu hỏi gợi ý:
+ Em thích nhất con vật nào? Tại sao?
+ Nó có những bộ phận chính nào? Hình dáng các bộ phận đó?
+ Nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc, hoạt động của con vật mà em thích nhất?
+ Vẻ đẹp và cảm nhận, tình cảm của em về con vật đó?
- HS quan sát, cảm nhận vẻ đẹp và lợi ích của các con vật qua tranh, ảnh, clip.
- HS kể các việc đã làm, kỉ niệm đối với con vật ở nhà,ở quê, đã gặp
- HS thảo luận nhóm, quan sát cảm nhận, nói cho nhau nghe về con vật mình yêu thích qua gợi ý của GV.
- HS đại diện nhóm nói về con vật mình yêu thích trước lớp.
Hoạt động 2: Vẽ con vật ( Vẽ hoặc chép hình ảnh) 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 +VẼ CON VẬT ( chép hình ảnh), xé dán, đât nặn, tạo dáng con vật từ vật tìm được...
 - GV cho HS quan sát một số bài con vật đẹp, ngộ nghĩnh.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ, nặn, tạo hình con vật qua quan sát trên tranh ảnh hoặc nhớ lại.
+ Cần vẽ, tạo bộ phận nào trước? Chú ý đến dáng hoạt động của con vật.
+ Sau đó vẽ , tạo các phần nào? Chi tiết nào để làm rõ đặc điểm của con vật?
+ Vẽ màu, tạo màu cho con vật như thế nào?
- GV hướng dẫn HS trưng bày bài.
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo:
+ Để sản phẩm của nhóm mình thành những bức tranh đề tài con vật, chúng ta nên làm gì tiếp?
- HS quan sát, tham khảo.
- HS quan sát, nhớ lại đặc điểm con vật.
- HS biết cách vẽ, tạo con vật.
- HS vẽ cá nhân trên giấy A4, có thể vẽ , tạo vài con vật mình thích.
- HS trưng bày bài vẽ và chia sẻ cảm nhận khi xem tác phẩm của các bạn, hoặc của mình, chọn bài mình thích và bài vẽ đẹp, sáng tạo, ngộ nghĩnh.
- HS có thể tìm ra nhiều phương án, vẽ tiếp, ghép hình, vẽ thêm con vật khác, hoặc tạo dáng, xé dán con vật để thành những bức tranh đề tài con vật.
 - HS thực hiện.
Hoạt động 3: Vẽ tranh con vật( vẽ cùng nhau, tạo hình 3D, xé dán)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV cho HS quan sát một số tranh đề tài con vật, sản phẩm tạo dáng và xé dán con vật .
- GV yêu cầu HS sáng tạo những bức tranh các con vật từ những sản phẩm của tiết trước.
+ Cắt, dán, ghép hình. 
+ Vẽ tiếp.
+ Vẽ thêm hình ảnh.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục, cách vẽ màu của tranh các con vật.
- GV hướng dẫn tạo dáng, xé dán con vật.
+ Tạo dáng từng bộ phận con vật rồi ghép lại.
+ Tạo dáng cả con vật.
- GV rèn luyện HS kỹ năng làm việc hợp tác nhóm
- GV hướng dẫn HS thực hành 
- GV tổ chức HS trưng bầy sản phẩm
- HS hoạt động nhóm chọn phương án thực hiện:
 + Vẽ cùng nhau tranh dề tài trên giấy A3 từ hình ảnh con vật của cá nhân.
+ Tìm ra chất liệu tạo dáng con vật: đất nặn, từ vật tìm được
- HS chia sẻ thảo luận tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc tập trung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau
- HS trưng bày bài vẽ thành đại dương hay trại chăn nuôi.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn cách trưng bày tranh
Hoạt động 4: Xem tranh và sản phẩm tạo dáng convật
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- XEM TRANH VÀ SẢN PHẨM TẠO DÁNG CÁC CON VẬT
GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ: 
+ Em có cảm nhận ntn về cách trưng bày triển lãm của chúng mình?
- GV gợi ý HS thảo luận nói về bài vẽ và sản phẩm nhóm mình:
+ Tranh vẽ hình ảnh con vật gì?
+ Con vật ở đâu trong nhà hay ngoài vườn?
+ Tại sao em lại vẽ màu như vậy?
+ Sản phẩm của nhóm em làm bằng vật liệu gì?
+ Em thích bài vẽ và sản phẩm của nhóm nào? Tại sao? Theo em bạn muốn 
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn cách trưng bày tranh
HS hoạt động nhóm thảo luận chọn cách nói về bài vẽ và sản phẩm nhóm mình.
HS trình bầy trước lớp
HS nhận xét nhóm bạn
nói điều gì qua các hình ảnh con vật?
+ Em hãy thảo luận và minh họa một câu chuyện nhỏ về đàn gà hay con vật trong tranh.
- Giáo dục kỹ năng sống:
GV và HS trao đổi về cách chăm sóc các con vật, ích lợi của con vật và cần phải có ý thức bảo tồn những loại động vật quý hiếm.
HS chọn bài vẽ và sản phẩm đẹp, nêu cảm tưởng của bản thân.
HS tập kể chuyện theo nhân vật trong tranh.
HS trao đổi.
Ngày soạn : 1/11/2015
Ngày dạy : 3,10,17,24/11/2015
CHỦ ĐỀ 2 : EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT
VÀ SẮC MÀU KỲ DIỆU
Gồm các bài : 2, 6, 19,25 . ( 4 tiết)
I. Mục tiêu.
- HS có kiến thức đơn giản về vẽ họa tiết và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.
- HS vận dụng được họa tiết vào trang trí Khăn, Khay, hộp, Khung ảnh, bưu thiếp... có dạng hình vuông, chữ nhật, đường diềm
- HS phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm
- HS phát huy khả năng sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. Chuẩn bị.
1/ Đồ dùng 
- Bài trang trí các hình, một số họa tiết, một số sản phẩm được trang trí
- Màu , chì, tẩy, giấy.keo, kéo....
2/ Phương pháp 
- Thực hiện quy trình Vẽ cùng nhau .Tạo ngân hàng họa tiết để vận dụng trong trang trí 
III ) Hoạt động dạy học:
 1)Ổn định tổ chức
 2) Kiểm tra đồ dùng HS.
 3)Bài mới: GV giới thiệu bài.
 KHỞI ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 1 : TRẢI NGHIỆM
GV
- Giới thiệu một số bài trang trí hình vông, chữ nhật , đường diềm
HS
Nhận biết hình , họa tiết, màu sắc, nguyên tắc, quy luật ...
HOẠT ĐỘNG 2 : KỸ NĂNG SÁNG TẠO
GV
- Hướng dẫn học sinh vẽ họa tiết
Hoa , lá , con vật , hình học ....
-Hướng dẫn học sinh trưng bày họa tiết
HS
-Quan sát và thực hiện vẽ theo nhóm- tạo ngân hàng họa tiết 
- Nhận xét về một số họa tiết tiêu biểu ..,
HOẠT ĐỘNG 3 : BIỂU CẢM ( .....)
GV
- Hướng dẫn trang trí hình vuông, chữ nhật , đường diềm....
HS
- Làm việc theo nhóm - Trang trí một trong các hình được hướng dẫn và có thể tạo hình đồ vật to và trang trí ....
HOẠT ĐỘNG 4 : PHÂN TÍCH DIỄN GIẢI
GV
 - Yêu cầu học sinh thảo luận 
HS
- Thảo luận chuẩn bị giới thiệu đồ vật được trang trí của nhóm mình
HOẠT ĐỘNG 5 : GIAO TIẾP – ĐÁNH GIÁ 
GV
Duy trì buổi thuyết trình của các 
Yêu cầu các học sinh , các nhóm bổ sung hoặc đưa ra ý kiến
Giáo viên nhận định, tuyên dương rút kinh nghiệm....
HS
-Các nhóm xung phong giới thiệu vật được trang trí của nhóm mình Ý tưởng , hình trang trí, họa tiết , đậm nhạt , màu sắc
Đưa ra ý kiến bổ sung....
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
- Quan sát vật nuôi
- Đất nặn .
**********************************************************
Ngày soạn : 28/11/2015
Ngày dạy : 1,8,15/12/2015
CHỦ ĐỀ 3 : THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
( Bài 1, Bài 3, Bài 11, Bài 27 )
Thời lượng : 3 tiết
I. Mục tiêu.
- HS được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
- HS khám phá được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh
- HS tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
a) Giáo viên:
 - Tranh, ảnh, clip về các con vật.
 	 - Sản phẩm tạo dáng các con vật.
	 - Giấy vẽ A3.
b) Học sinh:
 - Giấy vẽ A4, A3, chì, màu, đất nặn, giấy màu.
2)Vận dụng quy trình MT:
 - Vẽ cùng nhau.
 - Tạo hình 3D.
 - Xây dựng cốt truyện.
III ) Hoạt động dạy học:
 1)Ổn định tổ chức
 2) Kiểm tra đồ dùng HS.
 3)Bài mới: GV giới thiệu bài.
IV.Quy trình thực hiện :
Bước 1: Nghe nhạc vẽ theo giai điệu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV : Mở nhạc cho HS nghe nhạc hoặc các nhịp điệu và vẽ màu theo giai điệu .
- GV: Tạo nhóm
- Khởi động :GV bật nhạc và cho HS vẽ những nét màu trên giấy theo tiết tấu 
Bước 2: Từ vẽ tranh đến thường thức tranh
-GV: Cho các nhóm treo tranh lên và đặt câu hỏi:
 + Trong suốt quá trình di chuyển xung quanh vẽ theo nhạc em có cảm nhận gì ?
+ Em có nghĩ bức tranh này vẽ lộn xộn không ? Em có thấy hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không ?
+Trong khi quan sát tranh ,em liên tưởng tới hình ảnh gì ?
+Từ những hình ảnh đó em nghĩ đến những đề tài nào ?
GV: Cho HS chọn lựa hình ảnh trong thế giới tưởng tượng.
-Với chủ đề thiên nhiên xung quanh chúng ta , các con tưởng tượng về những hình ảnh như : hoa ,lá,quả cây,lọ hoa .
- HS : Ngồi theo nhóm đôi hoặc nhóm 4 ..
 - HS :Vẽ thực hành trên giấy ( HS chuyển động cơ thể và vẽ theo nhạc )
-HS: Quan sát và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hđ vừa thực hiện
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS dùng các khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó
Bước 3 :Tạo sản phẩm ( Hoa lá , lọ hoa, quả) và trang trí.
GV : Trước khi vào học gv tổ chức cho HS vận động ( trò chơi hoặc nhảy nhạc dân vũ )
GV gởi ý câu hỏi:
 + Em muốn tạo ra sản phẩm gì ?
+ Em thích hình mảng, màu sắc nào ? có thể tạo ra được sản phẩm hay hình ảnh nào trong chủ đề thiên nhiên ?
- GV cho HS thực hành tạo ra các sản phẩm mình thích
HS : Vận động sôi nổi
- HS trả lời
- HS tự cảm nhận 
- HS có thể thảo luận thống nhất nhóm làm thành một đề tài từ chủ đề thiên nhiên ( có thể phân công từng thành viên trong nhóm )
GV: Khuyến khích HS mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
HS lên giới thiệu,thuyết trình về sản phẩm của mình (của nhóm)
 HS tự thuyết trình sản phẩm của từng nhóm 
-Trang trí lớp học , trang trí đường diểm vào váy áo , bát , túi xách.
- Các nhóm thực hiện HS trả lời
* Thuyết trình, thảo luận và nhận xét, đánh giá về sản phẩm .
-GV cho HS trưng bày sản phẩm và gợi ý câu hỏi để hs thuyết trình :
+Sản phẩm của em là gì ?
+Ý tưởng em muốn thể hiện trong sản phẩm đó là gì?
+Em có hài lòng về sản phẩm của mình (của nhóm) không ? Vì sao?
+Em sẽ sử dụng sản phẩm này như thế nào ?
* Trước khi chuyển sang hđ khác gv tổ chức cho HS thư giãn theo cách của mình.
- HS trả lời.
*Gợi mở , phát triển chủ đề với ý tưởng sáng tạo mới 
- Gvđặt câu hỏi : 
+Với sản phẩm các em đã làm có thể ứng dụng vào trang trí , vậy ta có thể trang trí vào đồ vật gì ?
-GV có thể cho các nhóm thêm hình ảnh sắp xếp thành một bức tranh về thiên nhiên : nhà cửa ,cây cối (cây có quả hoặc hoa) , vườn hoa .
V.Đánh giá: 
-GV đặt câu hỏi :
+Theo em , sản phẩm nào em thích ? Vì sao?
+Ý tưởng của sản phẩm em cảm thấy thế nào ?
+Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào ?
*GV bổ sung và động viên , khen ngợi 
HS trả lời.
*Lưu ý: Trong khi hs trả lời gv có thể hỗ trợ hỏi thêm : 
+Qua quy trình HĐMT của chủ đề “ Thiên nhiên tươi đẹp”các e có thích k ? 
+Các em ã được học những gì trong quy trình vừa rồi ?Ta có đạt được mục tiêu không ?
*Gv tổng kết và liên hệ chủ đề này trong cuộc sống hằng ngày .
VI.Dặn dò:
*Gv động viên , khen ngợi và dặn dò hs chuẩn bị đồ dùng cho một chủ đề tiếp theo .
- HS trả lời theo cảm nhận.
Ngày soạn : 19/12/2015
Ngày dạy : 22/12/2015. 5,12,19/1/2016
CHỦ ĐỀ 4 : EM YÊU TRƯỜNG EM
( Bài 4, Bài 8, Bài 12, Bài 32 )
Thời lượng : 4 tiết
I. Mục tiêu.
- HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường và những hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo
- Hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Nhà trường.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên:
- SGK, SGV
Học sinh:
- Chuẩn bị: Giấy A4, A2 or A3, bảng, giấy bìa cứng để giữ bản vẽ.
- Chì, bút dạ, sáp, giấy màu, keo dán.
Quy trình: Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện
III. Các hoạt động chủ yếu
Ổn định tổ chức
Giới thiệu chủ đề
Giới thiệu về yêu cầu thực hiện khi học chủ đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Quy trình: Vẽ cùng nhau 
- GV yêu cầu HS tạo dáng gây hứng thú học tập, giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về : những tình huống sự kiện từ đời sống hàng ngày của các em. 
- Mỗi học sinh có 3-4 tờ A4 trên bìa vẽ đặt lên đùi với bút chì, bút dạ hoặc một mẩu bút sáp màu. Các em vẽ mỗi dáng của mẫu lên một tờ giấy.
- Các em vẽ đậm nhạt để giúp các em phát triển khả năng quan sát hình khối và phân biệt cách vẽ lược đồ đơn giản bằng nét và cách vẽ có mảng khối đậm nhạt thể hiện cấu trúc của cơ thể.
• Đầu to thế nào khi so thân người?
• Phần giữa của cơ thể là ở đâu?
• Cánh tay, chân dài, ngắn so với thân người như thế nào?
• Tay kết thúc ở điểm nào?
• Bộ phận cơ thể nào gần, xa so với bạn?
Để phát triển giác quan vận động về
cơ thể, giáo viên có thể yêu cầu tất cả
học sinh đứng cùng một tư thế giống
mẫu để cảm nhận.
 GV hỏi HS:
• Các em cảm thấy bộ phận nào của
cơ thể chịu lực nhiều nhất?
• Có cảm thấy căng cơ không? Mệt
không? Đau không?
- Học sinh tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong hoạt động chơi, làm việc hoặc học tập. 
- Một hoặc hai học sinh tình nguyện làm mẫu ở giữa. Các em khác ngồi xung quanh quan sát và vẽ. 
- Mỗi dáng mẫu không nên kéo dài quá 3-5 phút.
Mỗi mẫu có thể từ 1-2 hoặc 3 nhân vật.
1-2 học sinh làm mẫu ở giữa hoặc phía trên bục, các bạn còn lại ngồi xung quanh và vẽ.
- Các em có thể tự do vẽ theo ý mình, 
- HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
Quy trình: Xây dựng cốt truyện.
- GV hướng dẫn HS tạo một câu chuyện kể về một hoạt động ở trường ( Nhóm tự viết hoặc dựa trên những câu chuyện kể về chủ đề nhà trường) 
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý như: 
+ Nhóm em sẽ kể câu chuyện gì? 
+ Câu chuyện của nhóm em do nhóm tự sáng tác hay từ một câu chuyện ở trong sách về chủ đề nhà trường ?
 Hoạt động 4: Chia sẻ nội dung câu chuyện.
-GV và HS nhận xét và góp ý thêm cho câu chuyện và hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Đặt câu hỏi phỏng vấn về nội dung câu chuyện, về hình ảnh trong câu chuyện.
- Kết thúc tiết học Gv nhận xét chung về tiết học về sự nghiêm túc, hợp tác trong nhóm.
Dặn dò: Dặn Hs về nhà tìm những vật liệu phế thải như hộp sữa, ống hút, hộp thuốc, chai nhựa  rửa sạch và tiết sau mang đi để tạo tranh đề tài trường em
Câu hỏi chủ chốt
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm xây dựng câu chuyện, chọn hình ảnh trong cây chuyện đó để tạo thành tranh. 
- Đại diện các nhóm trả lời về ý tưởng của nhóm mình.
- Phối hợp các thành viên để tạo tranh của câu chuyện đó.
- Vẽ, cắt dán, xé dán, tạo hình 2d  tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về nội dung của đoạn truyện đã chọn.
- Các nhóm treo tranh của mình lên và kể câu chuyện của nhóm mình kết hợp với diễn xuất của các nhân vật.
- Trao đổi thảo luận về tranh và câu chuyện của cá nhóm.
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 29/9 ; 6,13, 20/10/2015
CHỦ ĐỀ 5 : ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH
Bài 7: Vẽ cái chai
Bài 18: Vẽ lọ hoa
Bài 23: Vẽ cái bình đựng nước
Bài 30: Vẽ cái ấm pha trà
HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.
Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 29/9 ; 6,13, 20/10/2015
CHỦ ĐỀ 6 LỄ HỘI DÂN GIAN
Bài 5: Tập nặn quả
Bài 20: Vẽ tranh đề tài ngày Tết và Lễ hội
Bài 24: Vẽ ĐT tự do
Bài 34: Vẽ ĐT Mùa hè
những hiểu biết và vẽ, nặn, tạo hình được hình ảnh về các hoạt động trong dịp Tết và lễ hội.
- Cùng nhau vẽ tạo thành đề tài Ngày Tết và Lễ hội.
- Tạo cốt truyện về đề tài ngày Tết và Lễ hội.
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 29/9 ; 6,13, 20/10/2015
CHỦ ĐỀ 7
THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Bài 10: Xem tranh Tĩnh vật
Bài 17: Xem tranh Dân gian
Bài 21: Tìm hiểu về tượng
Bài 33: Xem tranh thiếu nhi Thế giới.
- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu...
 - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích 
qua đó học cách thể hiện bản thân
Ngày soạn : 25/9/2015
Ngày dạy : 29/9 ; 6,13, 20/10/2015
CHỦ ĐỀ 8 VẼ TỰ DO
Bài 9: Vẽ màu vào hình có sẵn
Bài 17: Vẽ tranh ĐT Chú bộ đội
Bài 22: Vẽ màu vào chữ nét đều.
Bài 29: Vẽ tranh tĩnh vật (Lọ hoa và quả)
- HS hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của màu sắc trong tranh, biết cách vẽ màu theo cảm nhận riêng để vận dụng vào các bài học trong chủ đề.
- HS có những hiểu biết về các hoạt động và những hình ảnh về các chú bộ độị trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Bộ đội.
- HS biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được bức tranh theo yêu cầu bài học.
 - HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_dan_mach_3.doc