Giáo án Mĩ thuật 2 - Tuần 1 đến tuần 26
I. MỤC TIÊU
- Hiểu hoạ tiết dạng hình vuông ,hình tròn .
- Biết cách vẽ hoạ tiết .
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích .
II. CHUẨN BỊ:
- Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- Ba bài vẽ của học sinh năm trước.
- Sưu tầm thêm hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Giới thiệu bài: Cho HS quan sát một số tranh đã chuẩn bị. GV gợi ý để HS nhận ra các hoạ tiết hình vuông, hình tròn. (1)
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5)
- GV giới thiệu một số hoạ tiết và gợi ý để HS nhận thấy :
+ Hoạ tiết là hình vẽ để trang trí (ở bát đĩa, ở áo, túi.)
+ Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc: hoạ tiết dạng hình tam giác, hình bầu dục, hình vuông, hình tròn.
- GV gợi ý cho HS nhận xét hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn (ở hình minh hoạ).
+ Các cánh hoa vẽ bằng nhau.
+ Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẻ ở một hoạ tiết.
- GV cho HS xem hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH và đặt câu hỏi gợi ý HS nhận xét:
+ Hai hoạ tiết có dạng hình vuông .
+ Hai hoạ tiết khác nhau về hình và màu.
+ Hai hoạ tiết có dạng hình tròn;
+ Hai hoạ tiết khác nhau về hình và màu.
ận xét. Dặn dò : - Sưu tầm tranh chân dung . - Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . (1p) Mĩ thuật Bài 10: Vẽ tranh Đề tài Chân dung I. Mục tiêu: -Tập quan sát , nhận xét hình dáng , đặc điểm của khuôn mặt người . - Biết cách vẽ chân dung đơn giản. - Tập vẽ tranh Chân dung theo ý thích . HS năng khiếu : Vẽ được khuôn mặt đối tượng , sắp xếp hình vẽ cân đối , màu sắc phù hợp . II. Chuẩn bị: Một số tranh ảnh chân dung khác nhau. 3 bài vẽ của học sinh khoá trước. III . Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: (1’) Tranh chân dung là tranh vẽ người, có thể vẽ cả người, nửa người...Hôm nay chúng ta cùng vẽ về người mà mình thích nhất. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung (5’) Cho học sinh xem các tranh đã chuẩn bị để các em nhận -Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Có thể vẽ khuôn mặt hoặc vẽ nửa người . -Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ: khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, tóc... Vẽ chân dung ngoài vẽ khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? - Em hãy tả một người mà em yêu mến nhất ? (tuỳ học sinh kể, giáo viên bổ sung thêm). Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung: (5’) Cho học sinh xem một số bức tranh chân dung có cách bố cục khác nhau, đặc điểm khuôn mặt khác nhau để học sinh nhận biết: - Vẽ khuôn mặt vừa với phần giấy quy định - Vẽ cổ, vẽ vai - Vẽ mắt, mũi, miệng, tóc, tai và các chi tiết. - Vẽ màu: màu tóc, màu da, màu áo, màu nền. Hoạt động 3: Thực hành: (19’) Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. Em hãy tập vẽ người nào mà em thích nhất vào phần giấy quy định ở bài 10 vở tập vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’) Chọn một số bài hoàn thành, gợi ý cho HS nhận xét. Giáo viên bổ sung và ghi nhận xột . Nhận xét chung tiết học, động viên khích lệ học sinh. Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . (1’) Mĩ thuật Bài 11 : Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu I .Mục tiêu - Nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản . - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm . HS năng khiếu : Vẽ được hoạ tiết cân đối , tô màu phù hợp . II .Chuẩn bị - Một số đồ vật có trang trí đường diềm: giấy khen, cái quạt, cái khăn... - Hình hướng dẫn cách trang trí đường diềm. - Bài vẽ của học sinh năm trước. III .Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: (1’) Cho học sinh xem các đồ vật có trang trí đường diềm và giảng giải: Đường diềm là để làm đẹp thêm một đồ vật nào đó. Đường diềm xung quanh tờ báo tường, tờ giấy khen... Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: (5’) Vẽ phác một số đường diềm lên bảng để HS nhận thấy: không những đường diềm có ở đồ vật mà còn có thể vẽ được đường diềm. -Trong đường diềm các hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và tô cùng màu. - Ngoài những đường diềm em thấy ở đây, em còn thấy đường diềm ở nơi nào nữa ? (cho học sinh kể) Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu (5’) - Cố gắng vẽ theo hoạ tiết mẫu. - Vẽ màu đều và cùng màu ở những hoạ tiết giống nhau hoặc xen kẽ giữa các hoạ tiết. - ở H.a hãy vẽ tiếp hình (vẽ theo nét chấm) - ở H.b hãy nhìn mẫu để vẽ tiếp hình hoa vào các ô còn lại. Cố gắng vẽ cánh hoa cho đều. - Khi đã vẽ xong hình chúng ta làm gì nữa ? ( vẽ màu) Vẽ màu nên vẽ khoảng 2 -3 màu Hoạt động 3: Thực hành (19’) - GV cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước. - GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi vẽ hình, vẽ màu. - Động viên khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp về hình và màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’) - Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát. Chọn ra bài mình thích nhất, bài vẽ cân đối hài hoà, màu gọn ít ra ngoài. - GV tổng hợp ý kiến, động viên khích lệ HS. Dặn dò : (1’) Tìm các hình trang trí đường diềm . Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . Mĩ Thuật Bài 12 : Vẽ theo mẫu Vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ - Biết cách vẽ lá cờ . - Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội . II. Chuẩn bị: - Lá cờ Tổ quốc ( bằng vải ) làm mẫu vẽ - Hai bức ảnh ngày hội có nhiều cờ trờn đốn chiếu. - Bài vẽ của học sinh năm trước. III. các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: (1’) Hôm nay chúng ta vẽ lá cờ Tổ quốc hay còn gọi là lá cờ đỏ sao vàng hoặc cờ lễ hội mà em thích. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: (5p) Giới thiệu lá cờ để học sinh nhận biết - Cờ Tổ quốc có hình chữ nhật, nền đỏ ngôi sao vàng 5 cánh nằm chính giữa. - Cờ lễ hội có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. ( cho hs quan sát đốn chiếu). Hoạt động 2: Cách vẽ lá cờ (5p) * Cờ Tổ quốc - Giáo viên vẽ minh hoạ lên bảng để học sinh nhận ra tỷ lệ lá cờ phù hợp - Tập vẽ lá cờ vừa với phần giấy quy định. - Vẽ ngôi sao ở giữa lá cờ ( cố gắng vẽ 5 cánh đều) - Vẽ màu * Cờ lễ hội - Vẽ hình bao quát, vẽ chi tiết và vẽ tua. Hoạt động 3: Thực hành (19p) - Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước . - Vẽ lá cờ Tổ quốc có kích thước phù hợp - Vẽ cờ lễ hội có kiểu dáng khác nhau. - Vẽ màu đều, tươi sáng Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - Cho học sinh chọn và tự sắp xếp những bài vẽ đẹp, hợp lý về hình, màu. - GV bổ sung và nhận xét, động viên khích lệ học sinh. Dặn dò : (1p) Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . Mĩ Thuật Bài 13 : Vẽ tranh Đề tài vườn hoa hoặc Công viên I. Mục tiêu - Hiểu đề tài vườn hoa và công viên . - Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay công viên . - Tập vẽ được tranh đề tài vườn hoa hay công viên theo ý thích . HS năng khiếu : Sắp xếp hình vẽ cân đối , rõ nội dung đề tài , màu sắc phù hợp . II. Chuẩn bị - Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi về đề tài này. - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài : (1’) Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5p) - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về vườn hoa, công viên. - Trong tranh ảnh trên có những hình ảnh gì ? (cây, hoa) - Màu sắc như thế nào ? (màu sắc rực rỡ ) Vẽ vườn hoa hoặc công viên cũng chính là vẽ tranh phong cảnh. ở trường chúng ta cũng có những vườn hoa, cây cảnh với nhiều hoa đẹp. - Em hãy kể một vài vườn hoa hoặc công viên mà em biết ? Hoạt động 2: Cách vẽ (5p) - Tranh vẽ vườn hoa, công viên thì vẽ hình ảnh gì là chính ? (hoa, cây cối... ) - Tranh vẽ vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho tranh thêm sinh động. - Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ. - Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh. - Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh xem Hoạt động 3: Thực hành (19p) - Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ vừa với phần giấy. - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (4p) - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số tranh. - Chọn bài mà em thích nhất. GV bổ sung và ghi nhận xét . Dặn dò: - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. (1p) Mĩ thuật: Bài 14 : Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu I . Mục tiêu : - Hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu . - Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông - Vẽ được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu II. Đồ dùng dạy học - Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí ở đèn chiếu - Một số bài trang trí hình vuông trên đèn chiếu - Một số bài của HS năm trước ở đèn chiếu. III. hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét (5’) - GVgiới thiệu một số đồ vật trang trí dạng hình vuông trên màn hình,HS nhận xét + Vẻ đẹp của các hình vuông được trang trí + Nhiều đồ vật trong sinh hoạt được trang trí theo dạng hình vuông. - Gv quan sát bài trang trí hình vuông trên màn hình gợi ý để HS nhận biết: + Các hoạ tiết dùng để trang trí thường là hoa, lá, các con vật . + Cách sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông: + Hình mảng chính thường ở giữa + Hình mảng phụ ở các góc và xung quanh + Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng màu. Hoạt động 2 : HD cách vẽ hoạ tiết (5’) - Yêu cầu HS nhìn hoạ tiết mẫu để vẽ cho đúng. - GV hướng dẫn HS cách vẽ màu: + Hoạ tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu + Vẽ màu kín trong hoạ tiết + Có thể vẽ màu nền trước, màu hoạ tiết sau. Hoạt động 3 . Thực hành (20’) - GV cho HS tham khảo bài năm trước ở đèn chiếu. - GV nêu yêu cầu của bài tập thực hành . - GV gợi ý để HS vẽ tiếp các mảng ở hình vuông đúng với hình mẫu - GV gúp HS làm bài : Không nên dùng quá nhiều màu trong hình vẽ + Màu nền đậm thì màu hoạ tiết nên sáng, nhạt và ngược lại. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá (4’) - GV gợi ý HS nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ đẹp về hình và màu . - GV bổ sung vàghi nhận xét bài của các em . Chọn một số bài hoàn chỉnh Làm phần bài ở nhà .Tìm thêm các hoạ tiết khác . Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ (1’) Mĩ Thuật Bài 15: Vẽ theo mẫu Vẽ cái Cốc (cái Li) I. Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm hình dáng một số loại cốc . - Biết cách vẽ cái Cốc . Tập vẽ cái Cốc ( cái Li) theo mẫu HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối , hình vẽ gần với mẫu . II. Chuẩn bị - Hai cái cốc thực có hình dáng, kích thước khác nhau. - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Một trong những đồ vật dùng để uống nước là cái cốc. Cốc có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, màu sắc cách trang trí cũng như vẽ đẹp của chúng. (1’) Hoạtđộng1: Quansát nhận xét (5’) - Giới thiệu mẫu để học sinh quan sát và đặt câu hỏi - Những cái cốc này có đặc điểm gì khác nhau ? (về hình dáng, màu sắc, cách trang trí, chất liệu...). - Vẽ hình minh hoạ lên bảng và giảng giải: Hình vẽ cái cốc được tạo bởi nét thẳng và nét cong. Hoạ tđộng 2: Cách vẽ cái cốc (5’) - Giáo viên bày mẫu để cho học sinh dễ quan sát - Em vẽ cái cốc vừa với phần giấy ở vở tập vẽ. - Cái cốc em vẽ miệng so với đáy như thế nào ? * Các bước tiến hành vẽ : + Vẽ phác khung hình chung + Đánh dấu các vị trí chính của cái cốc + Nối các vị trí đó lại bằng các nét thẳng + Hoàn chỉnh hình và đánh bóng. Hoạt động 3:Thựchành (19) - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - GV bao quát lớp, hướng dẫn học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’) Giáo viên chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp nhận xét. GV bổ sung và ghi nhận xét. Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ (1’) Tuần 24 Buổi chiều Thứ 6 ngày 27 tháng 2 năm 2009 Mĩ thuật (khối2) Trang trí hình vuông đơn giản I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong trang trí hình vuông. - Học sinh biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị - Khăn tay hình vuông có trang trí, gạch hoa. - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông. - Bốn bài trang trí hình vuông khác nhau. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu của bài học. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông để các em thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu. - Cách sắp xếp họa tiết + Hoạ tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm) + Hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh. + Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau vẽ cùng màu. - Cách vẽ màu + Màu sắc rõ trọng tâm. + Màu có đậm, có nhạt + Vẽ màu ít chờm ra ngoài Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông - Cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ hình vuông . + Vẽ hình vuông + Kẻ các đường trục. + Vẽ hình mảng (có thể vẽ hình mảng khác nhau). + Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng (vuông , tròn...). - Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí hình vuông Hoạt đông 3: Thực hành - Cho HS xem bài của anh chị khoá trước - Em tự kẻ hình vuông vừa phải vào vở ô ly. - Vẽ các mảng to nhỏ khác nhau. - Tìm hoạ tiết vẽ phù hợp và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Sau khi HS làm bài xong GV chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét về - Hình vẽ to , cân đối. - Màu sắc tươi sáng Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất. Chiều Mĩ thuật Luyện Vẽ Trang trí hình vuông. I. Mục tiêu: - HS cũng cố lại kiến thức đã học ở tiết 1 - Biết cách áp dụng những hoa lá thực để đưa vào bài trang trí hình vuông. - Trang trí được một hình vuông đơn giản II. Chuẩn bị: GV. Một số bài của hs năm trước - Một số bài trang trí hình vuông,,hình tròn vv HS. Giấy vẽ,bút chì,màu vẽ III. Hoạt động dạy học: A.ổn định tổ chức lớp B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: trò chơi vẽ tiếp và vẽ màu GV đưa ra một số bài trang trí chưa hoàn thành cho các nhóm tìm hoạ tiết phù hợp để hoàn thành bài trang trí hình vuông Nhóm nào hoàn thành trước nhóm đó thắng trong trò chơi Sau trò chơi gv nhận xét tuyên dương. ? Đây là bài trang trí hình gì? được sắp xếp như thế nào? + Bài trang trí hình vuông. + Được xắp xếp bằng các hoạ tiết hoa, lá, con vật vv 2.Hoạt động 2: Cách vẽ. - Kẻ một hình vuông - Kẻ các đường trục chéo,dọc,ngang. - Tìm mảng chính,phụ và vận dụng những hoa lá đã học ở tiết 1 để vẽ vào các mảng cho phù hợp. . - Vẽ màu theo ý thích,nhưng trong một bài trang trí nên sử dụng 4-5 màu là tối thiểu. 3.Hoạt động 3: Thực hành. - HS thực hành theo nhóm 2 - Mỗi nhóm trang trí một bài vào giấy A4 - Gv theo giỏi hướng dẫn các nhóm 4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Cuối tiết dạy các nhóm tự nhận xét xếp loại bài của nhóm mình –nhóm khác bổ sung. GV bổ sung –xếp loại –tuyên dương Dặn dò chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật Bài 16 : Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật (vẽ con vật) I. Mục tiêu: - HS hiểu cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật. - Biết cách nặn hoặc vẽ xé dán con vật . - Nặn hoặc vẽ , xé dán con vật . HS năng khiếu : Hình vẽ , xé hoặc nặn cân đối , biết chọn màu , vẽ màu phù hợp . II. Chuẩn bị: - Các tranh, ảnh con vật. - Ba bài của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật đáng yêu và rất gần gũi. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp của nó qua bài vẽ con vật. (1’) Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về con vật - Em hãy gọi tên các con vật trên ? Con mèo ,con gà ... - Con vật gồm những bộ phận nào chính ? Đầu, mình ,chân ,đuôi . - Sự khác nhau của các con vật trên ? Khác nhau về hình dáng, kích thước .. - Em thích con vật nào nhất ? - Ngoài những con vật trên, em còn biết con vật nào nữa không ? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ (5’) - Vẽ hình vừa với phần giấy vở tập vẽ. - Vẽ các bộ phận chính trước, các chi tiết sau. Cố gắng tạo dáng các con vật cho sinh động. - Có thể vẽ thêm các hình ảnh như cây cối, đò vật...cho tranh sinh động, chặt chẽ hơn. - Vẽ màu theo ý thích. - Theo em, thì dự định sẽ vẽ con vật gì ? Con vật đó có đặc điểm gì nỗi bật ? Hoạt động 3: Thực hành (19’) - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (4’) - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài. - Chọn bài mà em thích nhất. GV bổ sung và ghi nhận xét . Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . (1’) Mĩ thuật Bài 17 : Thường thức mĩ thuật Mĩ thuật Bài 17 : Thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái ( Tranh dân gian Đông Hồ) I. Mục tiêu: - Làm quen, tiếp xúc với tranh Việt Nam . - Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích . II. Chuẩn bị: - Tập tranh dân gian (có tranh Phú quý, Gà mái). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu bài và tranh dân gian. (10’) - Cho học sinh xem tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên tranh là gì ? Trong tranh có những h/ả nào ? Phú quý ,em bé và con vịt. + Màu nào là màu chính trong tranh ? - Tranh dân gian có từ lâu đời, thường treo vào các dịp tết còn gọi là tranh tết. - Tranh do các nghệ nhân làng Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ trên mặt gỗ rồi mới in bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). - Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình vẽ), ở màu và đường nét. Hoạt động 2: Xem tranh (20’) Tranh Phú quý: cho học sinh xem và đặt câu hỏi - Trong tranh có những hình ảnh nào ? (em bé và con vật). - Hình ảnh nào là hình ảnh nỗi bật nhất ? (em bé) - Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào ? Em bé rất bụ bẫm . Em quan sát kĩ thấy các vòng cổ, vòng tay...H/ả trong tranh em bé rất bủ bẩm. - Ngoài hình ảnh em bé trong tranh còn có h/ả nào nữa? (con vịt, hoa sen, chữ... - Hình ảnh con vịt được vẽ như thế nào? màu sắc ra sao. Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: Mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý. Tranh Gà mái : Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh? (gà mái và gà con). - Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào? Gà mẹ to khoẻ, vừa bắt dược mồi cho con. Đàn gà con mỗi con mỗi dáng vẽ: con chạy, con nhảy, con trên lưng mẹ. Những màu nào có trong tranh? Xanh đỏ vàng da cam... Tranh gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần bên gà mẹ.Gà mẹ tìm được mồi cho con thể hiện sự quan tâm chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của gia đình nhà gà cũng là mong muốn cuộc sống no đủ của người nông dân.Như vậy qua 2 bức tranh ta vừa xem ta thấy vẽ đẹp nổi bật ở tranh dân gian chính là đường nét, hình vẽ, màu sắc và cánh lựa chọn đề tài thể hiện. Muốn hiểu nội dung bức tranh các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi đồng thời nêu lên nhận xét của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá . (4’) Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến, Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ (1’) Mĩ Thuật Bài 18 : vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn (Hình vẽ nét gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) i. Mục tiêu: - Hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam . - Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. - HS năng khiếu : Tô màu đều , gọn trong hình ,màu sắc phù hợp , làm rõ hình ảnh . II. Chuẩn bị: - Tập tranh dân gian . - Phóng to hình vẽ nét tranh gà mái chưa tô màu. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài . (1’) Chúng ta đã xem tranh gà mái , nay chúng ta sẽ tự tay mình làm đẹp bức tranh đó bằng cách vẽ màu vào hình vẽ nét gà mái. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5p) Cho học sinh xem hình vẽ gà mái chưa tô màu và đặt câu hỏi: - Trong tranh vẽ những gì ? gà mẹ và nhiều gà con. - Hình hì vẽ lớn nhất? gà mẹ - Hình vẽ các con gà con giống nhau hay khác nhau. - Em có dự định vẽ màu như thế nào ? gà mẹ màu gì? mấy màu; gà con màu gì, mấy màu? Hoạt động 2: Cách vẽ màu (5p) Em nhớ lại gà có những màu sắc nào? (màu nâu, vàng, trắng...) - Em tự chọn màu tô vào tranh . - Nên vẽ màu vào hình gà mẹ trước, gà con sau. - Có thể vẽ màu vào nền hoặc không tuỳ ý. - Cố gắng tô gọn không chờm ra ngoài hình vẽ. - Có thể dùng các chất liệu kết hợp với nhau. Hoạt động 3: Thực hành (19p) Cho HS xem bài vẽ của anh chị khoá trước. - Em tìm các màu khác nhau vẽ vào bức tranh. - Vẽ màu thoải mái theo trí tưởng tượng của mình. Hoạt động 4: Nhận xét đáng giá. (4p) Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát nhận xét - Bình chọn bài mình thích nhất. - GV bổ sung và ghi nhận xét . Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ (1’) Mĩ Thuật Bài 19 : vẽ tranh Đề tài sân trường em giờ ra chơi I. Mục tiêu: - HS đề tài giờ ra chơi ở sân trường . - Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi. - Tập vẽ tranh đề tài sân trường giờ trong giờ ra chơi . HS năng khiếu : Sắp xếp hình vẽ cân đối , rõ nội dung đề tài , màu sắc phù hợp . II. Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh về cảnh sân trường giờ ra chơi. - Hai hình vẽ chưa tô màu. - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: (1’) Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đến trường không những được học tập, gặp bạn bè, thầy cô giáo mà các em còn được nô đùa, vui chơi thoải mái. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các hoạt động đó qua bài vẽ tranh sân trường trong giờ ra chơi. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5’) - Giới thiệu các tranh ảnh đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: - Sân trường giờ ra chơi có nhộn nhịp không ? - Hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi như thế nào ? (học sinh trả lời theo cảm nhận riêng). + Có rất nhiều hoạt động trong giờ ra chơi như: nhảy dây, múa hát, đá cầu, cầu lông, chơi bi... - Quang cảnh trường có những gì ? ( nhà, bồn hoa, cây, cột cờ...) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’) - Em dự định vẽ tranh về hoạt độn
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_2.doc