Giáo án Mĩ thuật 2 - Nguyễn Thị Thỏa

I. Mục tiêu.

Kiến thức: HS nhận biết cách sắp xếp các hoạ tiết trong một bài trang trí hình vuông.

Kỹ năng: Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.

Thái độ: Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông.

II. Chuẩn bị.

GV: - Đồ vật có trang trí hình vuông (viên gạch hoa, khay đựng chén).

 - 2 bài trang trí hình vuông (màu nóng, màu lạnh) và hình hướng dẫn (ĐDDH).

 - 2 bài vẽ của HS cũ ( tốt và chưa đạt).

 - Phóng to hình thực hành lên giấy A4 đủ cho các nhóm vẽ (nhóm 4 người).

HS : chì, màu, ngồi theo nhóm.

 

doc71 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 - Nguyễn Thị Thỏa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vẽ.
- Gợi ý nhận xét.
- Bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm và khen ngợi, động viên HS.
- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Tham gia nhận xét, bình chọn bài đẹp.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân và nhóm có bài vẽ đẹp nhất.
Dặn dò
(1 phút)
- Tự vẽ bài khác vào Vở tập vẽ tr.17.
- Quan sát các đồ vật dạng hình vuông có trang trí đẹp.
TuÇn 14
 Thứ sáu, ngày 07 tháng 12 năm 2012
 Bài 14: Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết cách sắp xếp các hoạ tiết trong một bài trang trí hình vuông.
Kỹ năng: Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
Thái độ: Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông.
II. Chuẩn bị.
GV: - Đồ vật có trang trí hình vuông (viên gạch hoa, khay đựng chén).
	- 2 bài trang trí hình vuông (màu nóng, màu lạnh) và hình hướng dẫn (ĐDDH).
	- 2 bài vẽ của HS cũ ( tốt và chưa đạt).
	- Phóng to hình thực hành lên giấy A4 đủ cho các nhóm vẽ (nhóm 4 người).
HS : chì, màu, ngồi theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (1 phút)
Giới thiệu viên gạch hoa và khay đựng chén.
Nhận ra là đồ vật cóvận dụng trang trí hình vuông.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét 2 bài trang trí hình vuông.
- Gợi ý HS tìm hiểu cách dùng màu khác cho bài vẽ.
- Nhận biết:
 + 2 bài trang trí đều có cách sắp xếp hình và màu theo một trật tự như nhau;
 + hoạ tiết và màu sắc ở 2 bài khác nhau.
- Nắm được: có thể chọn màu mình thích để vẽ vào bài trang trí.
HĐ2: Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu.
(4 phút)
- Giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ. Nhấn mạnh: dựa vào các trục để vẽ tiếp hình.
- Giới thiệu 2 bài vẽ của HS cũ.
- Nhận xét, nắm được yêu cầu: vẽ tiếp những hoạ tiết còn lại cho giống và bằng hoạ tiết mẫu; vẽ màu đều, kín hình, hoạ tiết cạnh nhau vẽ khác màu, vẽ màu có lớp đậm lớp nhạt, màu nền khác màu hoạ tiết.
- Nhận biết bài vẽ đúng, cần học tập.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
- Phát giấy thực hành cho các nhóm.
- Hướng dẫn thêm cho HS.
HS có thể dung compa để vẽ các nét cong đều.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức HS trưng bày bài vẽ.
- Gợi ý nhận xét.
- Bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm và khen ngợi, động viên HS.
- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Tham gia nhận xét, bình chọn bài đẹp.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân và nhóm có bài vẽ đẹp nhất.
Dặn dò
(1 phút)
Tự vẽ lại bài trong Vở tập vẽ tr.18.
TuÇn 15
 Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Bài 15: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI CỐC
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS biết quan sát, nhận xét và so sánh kiểu dáng, chất liệu, màu sắc của một số loại cốc. Biết cách vẽ cái cốc.
Kỹ năng: Vẽ được cái cốc theo mẫu bày và tự trang trí thêm.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của các mẫu cốc; biết cách giữ gìn, vệ sinh vật dụng sinh hoạt cần thiết hằng ngày.
II. Chuẩn bị.
GV: - Mẫu vẽ ( bày theo nhóm) = cốc nhựa + vải nền; đặt dưới tầm mắt.
	- Hình vẽ một số kiểu dáng cốc khác nhau ( trên giấy A1).
	- Minh hoạ.
	- 3 bài vẽ ( tốt và chưa đạt).
HS : Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(1 phút)
Gợi ý HS nêu công dụng và cách vệ sinh, bảo quản cái cốc.
Cốc dùng để uống nước rất tiện ở mọi nơi; cần luôn rửa và giữ cho cốc sạch sẽ hằng ngày.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS so sánh kiểu dáng các loại cốc qua trực quan.
- Liên hệ thực tiễn về chất liệu, màu sắc, kích thước các loại cốc thông dụng.
- Nhận ra nhiều kiểu dáng cốc: có tay cầm, không có tay cầm; miệng to (bằng, nhỏ) hơn đáy; thành cốc thẳng hoặc cong; ...
- Cốc làm bằng sứ, thuỷ tinh, nhựa, ...; có loại to, loại nhỏ, nhiều màu sắc và cách trang trí; ...
HĐ2: Cách vẽ
(4 phút)
- Minh hoạ theo các mẫu bày.
Nhấn mạnh về bố cục hình trong phần giấy vẽ.
- Giới thiệu 3 bài HS vẽ
- Nhận biết cách vẽ: vẽ phác hình bao quát -> vẽ miệng -> vẽ thân và đáy -> trang trí thêm và tô màu.
- Nhận ra cách vẽ đúng.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi, giúp HS còn gặp khó khăn khi dựng hình.
Vẽ cá nhân. Vẽ theo mẫu của nhóm.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đại diện để gắn lên bảng, gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ trên bảng; Xếp loại bài vẽ còn lại trong lớp.
- Nhận xétgiờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Xếp bài vẽ ra đầu bàn. Tham gia nhận xét các bài trên bảng.
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn học có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Quan sát các con vật nuôi; chuẩn bị giấy màu, keo dán (theo nhóm) để xé dán hình con vật ở bài sau.
TuÇn 16
 Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Bài 16: Tập nặn tạo dáng
XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết sơ lược về cấu trúc cơ thể con vật; biết cách xé dán tạo hình con vật.
Kỹ năng: Xé dán được một hình con vật theo cảm nhận riêng.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán về con vật; thêm yêu quí và biết chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
GV: - 3 tranh xé dán đơn giản về gà, thỏ, trâu.
	- Giấy màu và thị phạm.
HS : Giấy màu thủ công, giấy làm nền, keo dán, chì ( theo nhóm 4 người).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Trò chơi: thi viết nhanh tên các con vật nuôi.
2 đội x 3 bạn, viết tiếp sức tên con vật nuôi vào phần bảng của đội mình. 
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét hình dáng, màu sắc, động tác các con vật trong 3 bức tranh.
- Gợi ý liên hệ thực tế (đặc điểm con vật và cách chăm sóc).
- Nhận biết : cấu trúc, tỉ lệ các bộ phận chính của cơ thể; tư thế vận động của các con vật.
- Biết thêm về tập tính sinh hoạt và cách chăm sóc con vật nuôi.
HĐ2: Cách xé dán hình con vật
(5 phút)
Thị phạm.
Nắm được cách tiến hành:
- Ước lượng phần giấy cho vừa với nền, chọn màu giấy, vẽ hình từng bộ phận cần xé lên giấy rồi xé theo nét vẽ;
- Xếp hình lên mặt giấy, điều chỉnh cho hợp lí;
- Bôi keo và dán;
- Xé dán thêm hình ảnh phụ.
HĐ3: Thực hành
(18 phút)
Làm việc với các nhóm
Các nhóm trưởng điều hành: thảo luận, chọn đối tượng xé dán, phân công thực hiện.
 HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức các nhóm gắn tranh lên bảng.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung.
- Tổ chức đánh giá.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS , nhóm tích cực nhất.
- Trưng bày sản phẩm. Thu dọn vệ sinh.
- Nhận xét, bình chọn bài đẹp.
- Tham gia xếp loại sản phẩm.
- biểu dương cá nhân, nhóm có nhiều tiến bộ.
Dặn dò
(1 phút)
- Cách chăm sóc vật nuôi ở nhà.
- Tự vẽ một con vật em thích vào Vở tập vẽ tr.20.
TuÇn 17
 Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Bài 17: Thường thức mỹ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS làm quen và biết nhận xét về hình ảnh và màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ.
Kỹ năng: Nhận xét được các hình ảnh, màu sắc và nội dung bức tranh.
Thái độ: Yêu thích tranh dân gian.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh Đông Hồ: Phú quý, Gà mái, Lợn nái, Chăn trâu đọc sách, Vinh hoa, Chọi chim; 1 tranh của hoạ sĩ để so sánh.
HS : Vở tập vẽ.
III. Các hoạt đông dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Cho HS quan sát tranh Đông Hồ và tranh của hoạ sĩ.
Nhận biết chất liệu, màu sắc, hình ảnh của tranh không giống với các tranh khác.
HĐ1: Xem tranh Phú quý và Gà mái
(12 phút)
Giới thiệu lần lượt từng tranh và gợi ý HS nhận xét theo các nội dung chủ yếu: hình ảnh, cách sắp xếp các hình ảnh, màu sắc, tìm hiểu ý nghĩa bức tranh - liên hệ với thực tế đời sống của HS.
Tập nhận xét theo gợi ý:
- Hình ảnh chính và cách sắp xếp các hình ảnh.
- Cách đặt các mảng màu.
- ý nghĩa bức tranh.
HĐ2: Xem tranh khác
(13 phút)
Chia 4 nhóm, mỗi nhóm tập nhận xét 1 tranh. (Tranh được gắn trên bảng và đánh số 1,2,3,4).
- Quan sát và tập nhận xét trong nhóm theo các nội dung như HĐ2 và đặt tên cho bức tranh.
- Các nhóm khác tham gia nhận xét và bổ sung thêm.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
Tổ chức HS nhận xét về:
- hoạt động của các nhóm;
- bình chọn nhóm, cá nhân tích cực nhất.
Bổ sung nhận xét và đánh giá .
- Tham gia nhận xét.
- Biẻu dương nhóm, cá nhân hoạt động tốt.
Dặn dò
(2 phút)
Nhận xét giờ học. Động viên HS tích cực nhận xét về các thể loại tranh.
Khuyến khích HS sưu tầm tranh và lưu lại để giới thiệu với lớp vào dịp thích hợp.
TuÇn 18
 Thứ sáu, ngày 04 tháng 01 năm 2013
Bài 18: Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam; Biết cách vẽ màu vào hình vẽ có sẵn phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ.
Kỹ năng: Chọn và vẽ được màu theo ý thích vào hình vẽ phỏng theo tranh Gà mái 
( tranh dân gian Đông Hồ ).
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của tranh dân gian Việt Nam; Có ý thức giữ gìn các di sản văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị.
GV: - Phóng to hình thực hành tr.23 Vở tập vẽ lên giấy A4 đủ cho các nhóm vẽ.
	- Các tranh Gà mái , Lợn đàn , ( tranh Đông Hồ ).
HS : Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
Bắt nhịp bài hát Đàn gà con.
Hát và múa tai chỗ.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét hình vẽ nét.
- Giới thiệu 2 tranh : Gà mái & Lợn đàn.
- Nhận biết:
 + Hình ảnh: gà mẹ và nhiều gà con.
 + Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi.
 + Gà con quây quần bên gà mẹ với nhiều dáng khác nhau.
- Nhận biết cách vẽ màu cho các hình trong tranh.
HĐ2: Cách vẽ màu
(4 phút)
Sử dụng tranh Gà mái để gợi ý cách vẽ màu. Lưu ý HS : không dùng quá 4 màu; chọn màu tuỳ ý thích; vẽ kín các hình và hình cạnh nhau không vẽ cùng màu,...
Theo dõi.
HĐ3: Thực hành
(21phút)
Chia nhóm ( 4 người / nhóm ) và phát bài thực hành.
Các nhóm thảo luận và thực hiện.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày bài vẽ.
- Gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi HS.
- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Trọng tâm: 
 + cách chọn màu, phốihợp các màu;
 + cách sắp xếp các mảng màu và đậm nhạt;
 + hiệu quả vẽ màu: đều, gọn, kín các hình vẽ hay chưa.
Dặn dò
(1 phút)
- Tự vẽ lại bài trong Vở tập vẽ (tr.23).
- Sưu tầm tranh dân gian.
TuÇn 19
 Thứ sáu, ngày 18 tháng 01 năm 2013
Bài 19: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI
I.Mục tiêu.
Kiến thức: HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi và chọn được hoạt động phù hợp để vẽ tranh.
Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh về nhà trường và tuổi thơ; thêm yêu quý trường lớp và biết giữ vệ sinh nơi học tập , vui chơi.
II. Chuẩn bị.
GV: - 1 ảnh và 2 tranh về hoạt động vui chơi ở trường .
	- 2 bài vẽ của học sinh cũ.
	- Minh hoạ .
HS : Giấy vẽ 15 x 20 cm, chì, tẩy, màu ( chuẩn bị theo nhóm 3 người).
III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(3 phút)
Trò chơi Thi kể các trò chơi ở sân trường.
2 dãy lớp; kể nối tiếp. Mỗi tên trò chơi được tính 1 điểm, nếu trùng lại tên trò chơi không được tính điểm. Đội nhiều điểm là đội thắng.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét tranh, ảnh gắn trên bảng và tranh in trong Vở tập vẽ.
- Gợi ý liên hệ , chọn nội dung vẽ tranh.
- Nhận xét về : 
 + Tên các hoạt động được vẽ lại;
 + Cách sắp xếp các hình ảnh;
 + Cách vẽ các hình ảnh, dáng, ...
 + Cách vẽ màu.
- Nêu ý định chọn hoạt động, hình ảnh vẽ tranh
HĐ2: Cách vẽ tranh
(4 phút)
- Gợi ý HS nêu cách tiến hành vẽ tranh.
- Minh hoạ ( vẽ hình, gợi ý vẽ màu )
Nêu được: Chọn hình ảnh và cách sắp xếp -> vẽ hình ảnh chính -> vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp -> chọn ít màu và vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
(17 phút)
Quan sát và gợi ý thêm cho HS.
Vẽ theo nhóm 3 người.
Thảo luận, phân công thực hiện.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Gắn các bài vẽ lên bảng, gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung và tổ chức đánh giá.
- Nhận xét chung giờ học. Khen ngợi , động viên HS.
-Tham gia nhận xét về : chọn nội dung, bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu
Chọn bài đẹp.
- Tham gia xếp loại.
- Biểu dương các cá nhân có thành tích tốt.
Dặn dò
(1 phút)
- Vẽ thêm tranh khác vào Vở tập vẽ.
- Quan sát các loại túi xách tay.
TuÇn 20
 Thứ sáu, ngày 25 tháng 01 năm 2013
Bài 20: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI TÚI XÁCH
I. Mục tiêu.
Kiến thức: Nhận biết đặc điểm , hình dáng và cách trang trí của một số kiểu túi xách tay; biết cách vẽ cái túi xách.
Kỹ năng: Vẽ được hình theo mẫu bày và trang trí theo ý thích.
	HS khá giỏi : bố cục cân đối, có đặc điểm của mẫu.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của các loại túi xách; biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.
II. Chuẩn bị.
GV : - Mẫu vẽ : Cái túi xách tay giả da và móc treo vào giữa bảng.
	- ảnh chụp các túi xách có kiểu dáng, cách trang trí đẹp.
- 2 bài vẽ của HS cũ.
	- Minh hoạ.
HS : Vở tập vẽ ,chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Hướng dẫn HS phân biệt cái túi xách với cái túi, cặp , balô đựng sách vở.
Tham gia nhận xét , nhận ra công dụng của túi xách.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét ảnh chụp về các túi xách tay.
Nhận ra có nhiều kiểu dáng , kích thước, màu sắc và cách trang trí của túi xách. Gọi tên các bộ phận của túi xách.
HĐ2: Cách vẽ
(5 phút)
- Gắn mẫu vẽ lên bảng đen.
- Minh hoạ kết hợp phát vấn HS về các bước tiến hành bài vẽ.
Nêu được các bước vẽ : phác nét phần thân túi, tay xách -> vẽ tay xách và sửa đáy túi -> trang trí và vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
(18 phút)
Hướng dẫn HS vẽ cá nhân theo mẫu bày.
Vẽ vào vở.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đại diện để gắn lên bảng, gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ trên bảng; Xếp loại bài vẽ còn lại trong lớp.
- Nhận xét giờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Xếp bài vẽ ra đầu bàn. Tham gia nhận xét các bài trên bảng.
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn học có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Quan sát hình dáng vận động của người. Chuẩn bị đất nặn cho bài 21 (nặn dáng người đơn giản)
TuÇn 21
 Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2013
Bài 21: Tập nặn tạo dáng
NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu.
Kiến thức: Giúp HS tập quan sát để nhận biết các tư thế vận động của cơ thể người; biết cách nặn hình người ( mức độ đơn giản).
Kỹ năng: Nặn được một dáng người theo khả năng.
	HS khá giỏi : Hình cân đối, dáng động phù hợp.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của cơ thể người qua các dáng vận động phong phú.
II. Chuẩn bị.
GV: - ảnh chụp các dáng vận động của con người ( dán trên giấy A0 );
	- Tượng nhỏ về người : ngư ông, tiều phu, cô gái Paco.
	- Đất nặn để thị phạm.
HS : Đất nặn, bảng nặn, dao gọt,... và ngồi theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
Tổ chức hát tập thể .
Bài hát "Tìm bạn thân"
HĐ1. Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các dáng vận động của con người qua ảnh chụp và tượng.
- Tập "diễn" vài tư thế và nhận xét.
- Nhận biết được các dáng vận động dều gắn liền với vị trí sắp xếp giữa các bộ phận cơ thể với nhau.
- Nhận xét để thấy được các bộ phận thay đổi vị trí, chiều hướng tạo nên động tác vận động. 
HĐ2. Cách nặn
(5 phút)
Thị phạm cùng 2 HS : chọn màu đất cho các bộ phận -> chia phần đất tương ứng với từng bộ phận -> lăn, vê tạo hình dáng các bộ phận -> gắn lắp lại -> uốn, nắn chuyển vị trí , chiều hớng để tạo dáng vận động.
Theo dõi.
HĐ3. Thực hành
(18 phút)
Gợi ý các nhóm chọn chủ đề (mẹ con; chị và em; đôi bạn;...) và đặt tên nhóm theo chủ đề sẽ nặn.
Quan sát và gợi ý HS phát huy khă năng sáng tạo.
Thảo luận và chọn chủ đề phù hợp, phân công, hợp tác trong nhóm. Cử đại diện trình bày sản phẩm.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(6 phút)
- Tổ chức trưng bày sản phẩm và giới thiệu.
- Gợi ý nhận xét, bình chọn nhóm sản phẩm đẹp nhất.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá.
- Khen ngợi, động viên HS nêu cao ý thức tập thể trong học tập.
- Bày sản phẩm và đại diện giới thiệu.
- nhận xét về : chủ đề, cách tạo dáng, cách trưng bày và trang trí,...
- Bình chọn sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.
- Biểu dương cá nhân, nhóm có nhiều cố gắng và sản phẩm đẹp.
Dặn dò
(2 phút)
- Tổ chức vệ sinh sau học.
- Quan sát đồ vật có trang trí đẹp
TuÇn 22
 Thứ sáu, ngày 08 tháng 02 năm 2013
Bài 22: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí; biết cách vẽ trang trí đường diềm.
Kỹ năng : Trang trí được một đường diềm đơn giản .
	HS khá giỏi : Vẽ được hoạ tiết cân đối; tô màu đều, phù hợp.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm trong trang trí.
II. Chuẩn bị
GV : - Đồ vật có trang trí đường diềm : cốc, đĩa, khăn thổ cẩm.
	- 1 bài trang trí đường diềm.
	- Minh hoạ bảng.
HS : Vở tập vẽ, chì, thước kẻ, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (1 phút)
Gợi ý HS nhận xét, tìm ra nét giống nhau về trang trí ở các đồ vật.
Các đồ vật đều được trang trí đường diềm.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý nhận xét cách vẽ và sắp xếp các hoạ tiết trong đường diềm ở đồ vật (khăn thổ cẩm, tờ giấy khen).
- Gợi ý nhận xét bài trang trí đường diềm.
- Nhận ra: có nhiều cách vẽ hoạ tiết khác nhau, vẽ màu khác nhau.
- Nhận ra: các hoạ tiết giống nhau được lặp lại nhiều lần với màu sắc và kích thước, hình dáng hoàn toàn giống nhau.
HĐ2: Cách trang trí
(5 phút)
Minh hoạ kết hợp giảng giải.
Theo dõi các bước tiến hành :
- Kẻ 2 đường thẳng cách đều nhau;
- Chia các ô đều nhau;
- Kẻ các trục trong mỗi ô;
- Vẽ hoạ tiết vào các ô sao cho đều, bằng nhau;
- Chọn màu, vẽ vào các hoạ tiết (hoạ tiết giống nhau, bằng nhau vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt).
HĐ3: Thực hành
(19 phút)
Quan sát và gợi ý, hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng.
Vẽ cá nhân. Chọn hoạ tiết phù hợp với khả năng để vẽ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đại diện , gắn lên bảng, gợi ý nhận xét.
- Bổ sung và kết luận.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại bài đã vẽ xong trên lớp.
- Khen gợi, động viên HS.
- Dừng vẽ, tham gia nhận xét.
- Chọn bài khá nhất trong giờ học.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương bạn sớm hoàn thành bài và bài vẽ đẹp; 
Dặn dò
(1 phút)
Nhắc HS vẽ chậm tự hoàn thành bài ở nhà.Chuẩn bị giấy vẽ tranh.
TuÇn 23
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 02 năm 2013
Bài 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI MẸ HOẶC CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS hiểu nội dung đề tài; biết cách vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc Cô giáo.
Kỹ năng : Vẽ được tranh về Mẹ hoặc Cô giáo theo ý thích.
	HS khá giỏi : Bố cục cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp.
Thái độ: Có tình cảm quý trọng, biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô.
II. Chuẩn bị
GV : - 4 tranh thiếu nhi vẽ về mẹ hoặc cô giáo;
	- Tranh in trong Vở tập vẽ;
	- Minh hoạ bảng.
HS : Giấy vẽ 15cm x21cm, chì, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (2 phút)
Tổ chức hát tập thể.
Bài hát "Cô và Mẹ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
HĐ1: Tìm , chọn nội dung đề tài
(4 phút)
Gợi ý HS nhận xét tranh .
Nhận xét, tìm được cách vẽ và sắp xếp các hình ảnh, cách dùng màu sắc trong các bức tranh về đề tài hẹp là Mẹ hoặc Cô giáo.
HĐ2: Các vẽ tranh
(4 phút)
Giảng giải về cách chọn nội dung và minh hoạ cách vẽ.
Nắm được trình tự tiến hành :
- Nhớ lại hình ảnh và công việc em thường thấy của Mẹ (Cô giáo);
- Vẽ Mẹ (Cô giáo) trước;
- Vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp;
- Chọn 3 hay 4 màu thích nhất đẻ vẽ cho các hình ảnh, sao cho hình ảnh chính nổi rõ nhất; 
HĐ3: Thực hành
(19 phút)
Quan sát và giúp đỡ HS chọn được nội dung phù hợp với khả năng, vẽ theo cảm xúc, có sáng tạo.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đại diện để gắn lên bảng, gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá bài vẽ trên bảng; Xếp loại bài vẽ còn lại trong lớp.
- Nhận xétgiờ học, động viên, khen ngợi HS.
- Xếp bài vẽ ra đầu bàn. Tham gia nhận xét các bài trên bảng.
- Chọn bài vẽ đẹp nhất.
- Biểu dương bạn học có nhiều cố gắng và bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Tự vẽ một tranh về Mẹ và C

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 2.doc
Giáo án liên quan