Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề: Em và những người thân yêu

Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy

Mục tiêu

• Biết cách quan sát, ghi nhớ các nét đặc trưng.

• Phát triển khả năng kết hợp mắt và tay.

• Làm việc tập trung và yên lặng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề: Em và những người thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
Thời lượng: 2 tiết (bài 10, 23)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích.
- HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người khác.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh chân dung, ảnh cô giáo. 
2. Học sinh:
- Giấy A4.
- Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy
Mục tiêu
• Biết cách quan sát, ghi nhớ các nét đặc trưng.
• Phát triển khả năng kết hợp mắt và tay.
• Làm việc tập trung và yên lặng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh quan sát lẫn nhau.
- Các em quan sát đường nét của bộ phận nào?
- Đường nét bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào?
- Đường nét của cổ gặp đường nét khuôn mặt ở chổ nào?
- Giáo viên giới thiệu hình thức vẽ biểu cảm.
+ Thật tập trung quan sát, khi vẽ sử dụng kết hợp mắt, tay. Cố gắng không nhìn giấy khi vẽ.
+ Đây không đòi hỏi vẽ giống mẫu mà là sự cảm xúc qua tay tạo bức tranh ấn tượng và hài hước.
- Giáo viên nhờ 1 HS làm mẫu và minh họa bảng. Mắt nhìn tới đâu thì tay vẽ tới đó
- Chia nhóm cho các em vẽ theo nhóm
- Các em quan sát cảm nhận hình ảnh, màu sắc.
- Tóc, lông mài, mắt, mũi, miệng, tai.
- Các em tập trung nghe hướng dẩn.
- Các em chú ý quan sát.
- Các em thực hành
Hoạt động 2: Thảo luận về các đường nét biểu cảm
Mục tiêu
• Hiểu và chia sẻ kinh nghiệm từ quá trình vẽ kết hợp tay và mắt.
• Hiểu các cách thức vẽ khác nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên cho học sinh dán những bài vẽ lên bảng, yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
- Chúng ta vừa làm gì? Các em có thích bài tập này không? Tại sao?
- Các em vẽ có giống mẫu không?
- Em nhận thấy trạng thái tình cảm nào trong các bức tranh?
- Em nhận ra những ý nghĩa gì trong các bức tranh?
- Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất? Hiệu quả của những chi tiết này là gì?
- Có ai “gian lận” trong quá trình vẽ không? Làm thế nào em nhận ra điều đó?
- Chúng ta đã được hình thành kỹ năng nào?
- Học sinh chia sẻ cảm xúc với kết quả 
hình vẽ biểu cảm.
- Vẽ không nhìn giấy.
- Vẽ không giống mẫu.
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của hình vẽ.
- Hiểu về đường nét và ảnh hưởng của đường nét tới biểu cảm.
Hoạt động 3: Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc
Mục tiêu
• Lựa chọn bức vẽ phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.
• Vẽ màu sắc cho bức tranh để tăng biểu cảm.
• Xem tranh và tìm nguồn cảm hứng từ các tác phẩm của họa sỹ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho các em thể hiện màu vào những bức chân dung vẽ không nhìn giấy.
- Cho HS dán bài vẽ lên bảng.
- Em muốn thể hiện điều gì và em thể hiện nội dung đó như thế nào trong bức tranh này?
- Tại sao em sử dụng những màu đó ở chỗ này?
- Hình ảnh trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không? 
- Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?
- Nhân vật trong bức vẽ thể hiện trạng thái tình cảm gì? Biểu hiện ở điểm nào?
- Các em vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh dán bài
- HS trả lời theo cảm nhận.
- Không theo những gì em muốn.
Hoạt động 4: Thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả.
Mục tiêu
• Phân tích và suy nghĩ về những biểu cảm mà mình vừa tạo ra.
• Phát triển khả năng mĩ thuật thông qua các hội thoại.
• Hiểu tầm quan trọng của việc chia sẻ tác phẩm với người khác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho các em trưng bày sản phẩm lên bảng.
- Khi Hs đã quen với quan sát và vẽ chân dung biểu cảm, bắt đầu cho học sinh nhớ lại hình ảnh mẹ (cô giáo) để vẽ biểu cảm. Có thể cho các em nhắm mắt vẽ theo trí nhớ.
- Hs thưởng thức, thảo luận và nhận xét, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
- Từng em sẽ trình bày cảm nghĩ của mình về bức tranh vừa tạo ra.
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
	Nhôn myõ, ngàytháng.năm ..
	 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docEm_va_nhung_nguoi_than_yeu.doc
Giáo án liên quan