Giáo án Mĩ thuật 1 - Chủ đề: Cùng xem tranh

* GV giới thiệu tác phẩm

+ Đua thuyền của Đoàn Trung Thắng

+ Đêm hội của Võ Đức Hoàng Thương

+ Chiều về của Hoàng Phong,

+ Tranh các con vật của Phạm Cẩm Hà,

+ Tranh Bảo vệ môi trường của Nguyễn Thị Hoài,

* GV gợi ý cho học sinh quan sát tranh

+ Em cho biết các bức tranh vẽ về đề tài gì?

+ Trong tranh vẽ những hình ảnh gì?

+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?

+ Màu sắc của tranh ra sau? Gồm có những màu nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 1 - Chủ đề: Cùng xem tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CÙNG XEM TRANH
Thời lượng: 4 tiết
Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
Bài 9: Xem tranh Phong cảnh
Bài 23: Xem tranh các con vật
Bài 30: Xem tranh Thiếu nhi về ĐT sinh hoạt
Bài 35: Trưng bày sản phẩm.
I / Mục tiêu: 
- HS cảm nhận được vẽ đẹp về hình dáng, màu sắc của các hình ảnh trong tranh..
- HS có cảm hứng để tự mình vẽ được một bức tranh yêu thích .
II/ Chuẩn bị đồ dùng
1/ Giáo viên:- Tranh Đua thuyền của Đoàn Trung Thắng, tranh Đêm hội của Võ Đức Hoàng Thương, tranh Chiều về của Hoàng Phong, Tranh các con vật của Phạm Cẩm Hà, tranh Bảo vệ môi trường của Nguyễn Thị Hoài,
2/ Học sinh: - Đất nặn, vỏ hộp, màu, keo, lá cây, bìa cứng, 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác phầm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV giới thiệu tác phẩm
+ Đua thuyền của Đoàn Trung Thắng
+ Đêm hội của Võ Đức Hoàng Thương
+ Chiều về của Hoàng Phong,
+ Tranh các con vật của Phạm Cẩm Hà,
+ Tranh Bảo vệ môi trường của Nguyễn Thị Hoài,
* GV gợi ý cho học sinh quan sát tranh
+ Em cho biết các bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Màu sắc của tranh ra sau? Gồm có những màu nào?
+ Hình ảnh màu sắc trong thể hiện vào buổi nào? Buổi chiều, buổi trưa hay buổi tối? 
+ Em có cảm nhận gì về các bức tranh trên?
+ Em có thích các bức tranh này không ?
* GV kết luận : 
- HS quan sát tranh
HS trả lời
- ĐT vui chơi, sinh hoạt, con vật
- Con vật, Học sinh trồng cây, các bạn đang đua thuyền, 
- HS trả lời theo cảm nghĩ riêng
- Buổi tối (đêm hội) buổi chiều (chiều về) ...
 - HS nêu cảm nhận.
Hoạt động 2: Đóng vai dựa vào những nhân vật của tác phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV chia nhóm 6
GV gọi đại diện nhóm chọn một tác phẩm để đóng vai
- GV gợi ý : 
+ Những hình nhân vật này là ai?
+ Nét mặt hình thể của nhân vật như thế nào?
+ Là trẻ em hay người lớn?
+ Họ đang làm gì? Trong khung cảnh nào?
+ Mối quan hệ của họ như thế nào?
+ Họ định nói gì?
* GV hướng dẫn học sinh đóng vai: Đóng vai là diễn lại những hình ảnh đó trước cả lớp để các bạn đoán và đưa ra nhận xét theo cảm nhận riêng của từng HS về nhân vật.
* GV cho từng nhóm đóng vai
- Mời các nhóm khác nhận xét tiểu phẩm
+ Qua tiểu phẩm các bạn vừa đóng vai các em có nhận ra được tác phẩm nào không?( HT)
+ Cách thể hiện của bạn có khác với tranh vẽ không?
+ Khác ở điểm nào? 
+ Các em có thấy thích thú hơn khi xem tranh không?
Vì sau?
- GV nhận xét và chọn ra tiểu phẩm sinh động 
- HS thảo luận nhóm, phân vai. 
- HS giới thiệu nhân vật và diễn xuất.
- HS đóng vai.
- HS nhận xét và đưa ra ý kiến cho tiểu phẩm.
 Hoạt động 3: Tạo hình 3D dựa trên tác phẩm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho Hs tạo hình 3D từ tác phẩm (nhóm 6)
- GV gọi từng nhóm 
+ Nhóm em chuẩn bị những vật liệu gì để tạo hình 3D?
+ Tạo hình 3D là gì?
- Từ câu trả lời của học sinh GV kết luận: 3D là tạo hình từ các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian 3 chiều. 
- GV thị phạm cho học sinh quan sát 
+ Nặn bằng đất sét hoặc đất nặn màu: tạo hình các nhân vật, sau đó đặt gắn vào hoạt cảnh trên giấy bìa và phân vai theo chủ đề. 
+ GV cho học sinh tạo hình 3D từ đất nặn theo tác phẩm qua cảm nhận riêng của học sinh.
- GV quan sát gợi ý thêm cho học sinh có thể hoàn thành tốt sản phẩm.
+ Cách tạo hình nhân vật.
+ Màu sắc của nhân vật.	
+ Cách sắp xếp các nhân vật trên bìa cứng.
* GV lưu ý học sinh: các em khi làm phải giữ vệ sinh chung.
+ Trong lúc tạo hình nhân vật cho tranh em có gập khó khăn gì không? 
+ Em có cần sự giúp đở của các bạn không?
- GV nhắc nhở HS trong quá trình làm việc nhóm các em phải giúp đở nhau để hoàn thành sản phẩm theo ý muốn.
- HS thảo luận nhóm
- Đất nặn, bìa cứng, lá cây, 
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS thảo luận và nặn theo nhóm (6).
- HS giữ vệ sinh.
- HS giúp nhau trong lúc làm.
 Hoạt động 4: Trưng bày và thuyết trình về hoạt cảnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu học sinh tìm ra câu chuyện hoặc hoạt cảnh cho sản phẩm của mình.
- GV gợi ý: 
+ Từ những hình ảnh 3D các em có thể tưởng tượng ra một câu chuyện thường sảy ra hay các em thường nghe thấy đâu đó để kể lại hoặc hoạt cảnh lại cho các bạn nghe.
- Khi học sinh thuyết trình GV có thể dùng hội thoại dựa trên các tiêu chí từ những hình mẫu hoặc bức tranh liên quan đến quy trình đễ hổ trợ học sinh.
+ Làm bằng chất liệu gì? 
+ Là ai ?
+ Ở đâu?
+ Đang làm gì?
+ Cùng với ai?
+
GV gọi HS trình bày theo nhóm 
GV theo giỏi và đánh giá
* Sau khi kết thúc một chủ đề GV nhận xét đánh giá quá trình làm việc của nhóm, lớp 
- HS trưng bày 
- HS thảo luận tìm ra câu chuyện theo cảm nhận riêng.
- Nhóm chuẩn bị bài thuyết trình ngắn về hoạt cảnh và câu chuyện của nhóm để trình bày cho các nhóm khác nghe.
- HS theo giỏi và nhận xét
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):..........................................................................
 Nhôn myõ, ngày.tháng.năm 
 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docCung_xem_tranh.doc