Giáo án Mầm non 5 tuổi - Phan Thị Duyên Tiên - Lớp mình có nhiều đồ dùng đồ chơi

1. Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng

2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép trường mầm non các đồ dùng đồ chơi trong góc, trang trí phù hợp

3. Góc nghệ thuật: Cắt dán ảnh trên báo, vẽ tô màu, xé dán, nặn, vẽ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, xếp vỏ ốc, hạt Hát và vận động các bài hát về chủ đề trường mầm non

4. Góc học tập : Chơi lô tô, học toán, chữ cái, chơi đôminô, chơi ghép hình, xem album, tranh ảnh về trường mầm non.

5. Góc thiên nhiên: Chơi thả vật nổi, vật chìm, chơi với cát, trồng cây .

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non 5 tuổi - Phan Thị Duyên Tiên - Lớp mình có nhiều đồ dùng đồ chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 22/9/ 2014 đến ngày 26/9/ 2014
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
* Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.
* Trẻ biết phối hợp tốt tay mắt để thực hiện tung bóng, đập bóng và bắt bóng. 
1. Phát triển vận động
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân.
- Biết yêu quý lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi và vệ sinh trường, lớp.
 - Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
- Hoạt động học, thể dục buổi sáng
- Hoạt động trò chuyện sáng, hoạt động vui chơi
- Hoạt động TD: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
- Hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều
* Trao đổi ý kiến của mình với các bạn. 
*Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
2. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn.
- Trao đổi để thỏa thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung. 
- Khi trao đổi, thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày.
- Thể Hiện Một Số Hành Vi Bảo Vệ Môi Trường.
- Giữ vệ sinh chung: Bỏ rác đúng nơi qui định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi, sắp xếp đồ dung gọn gàng, tham gia quét, lau chùi nhà cửa. 
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước, tắt điện khi ra khỏi phòng, sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt. 
- Chăm sóc cây trồng, bảo vệ vật nuôi. 
- Hoạt động chơi
- Hoạt động lao động
* Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. 
* Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động, đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mầm non.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn (ví dụ trao đổi để đi đến quyết định xây dựng một công viên bằng các hình khối, hoặc chuyển đổi vai chơi …)
- Hướng dẫn bạn đang cố gắng giải quyết một số vấn đề nào đó (ví dụ: Hướng dẫn bạn để kéo khóa áo hay xếp hình trong nhóm chơi hay lựa chọn màu bút chì để tô các chi tiết của bức tranh)
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về đồ dùng đồ chơi 
- Hoạt động chơi
- Hoạt động VH: Bài thơ “Hai cây bút’
* Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. 
* Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc. 
4. Phát triển nhận thức
- Phân loại một số đồ dùng thông thường
- Kể hoặc trả lời được câu hỏi của người lớn về một số đặc điểm, tính chất, công dụng của đồ dùng đồ chơi của lớp.
* Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu., theo mẫu, theo cách tự sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp.
- Phát hiện quy tắc, sắp xếp và làm theo quy tắc đó.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động… và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích 
VD: Xếp tiếp dãy tam giác – tròn – chữ nhật, tam giác – tròn – chữ nhật …
Bước một bước – nhún – vẫy tay – bước – nhún – vẫy tay; xanh – vàng – đỏ - xanh – vàng – đỏ ..
- Hoạt động KPKH: Đồ dùng đồ chơi của lớp bé.
- Hoạt động chơi.
- Hoạt động LQVT: Nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Hoạt động chơi.
5. Phát triển thẩm mỹ
*. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về chủ đề “Trường Mầm non”
* Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. 
5. Phát triển thẩm mỹ
* Phối hợp các kỹ năng tô, lựa chọn phối hợp các màu để tạo thành bức tranh tô màu đẹp.
- Cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. 
- Tô màu đều bức tranh theo ý tưởng của mình 
- Không chờm ra ngoài nét vẽ.
*- Chăm chú lắng nghe và thể hiện cảm xúc
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc (VD: Vỗ tay, vẫy tay, lắc lư, cười, nhắm mắt …) hoặc theo tiết tấu tự do.
- Hoạt động tạo hình: Vẽ theo ý thích
- Hoạt động góc
- Hoạt động âm nhạc: Bài hát “Đu quay”.
- Hoạt động góc.
- Hoạt động biểu diễn văn nghệ.
B . CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* Đối với giáo viên :
	 -Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề nhánh lớp mình có nhiều đồ dồ dùng đồ chơi , 1 số đồ dùng đồ chơi về nhánh 
- NguyênVật liệu mở : lon , nắp , hộp giấy , hộp sữa , bìa cát tông , vỏ ốc , hạt na , hạt cầm thảo , lịch cũ .hồ dán ,nến ,đĩa ,vỏ ốc ,cây xanh,…Để tạo ra môi trường học tập cho chủ đề.
-Sưu tầm một số bài thơ ,bài hát , câu đố ,đồng dao ,ca dao ,của chủ đề nhánh
-Trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề nhánh .
* Đối với cháu : 
- Đọc thơ , chuyện , vận động nhịp nhàng theo bài hát trong chủ đề nhánh .
	- Nguyên vật liệu mở : Hộp nhựa kẹo , hộp đông sương , bìa cát tông , ốc , ống hút .lịch cũ,cây nhựa. để trẻ tạo sản phẩm về chủ đề .
	* Đối với phụ huynh : 
	- Phối hợp với phụ huynh đóng góp nguyện vật liệu cho lớp thực hiện chủ đề như: Vải vụn, len, hộp sữa, vỏ ốc, vỏ cây, lá khô, tàu dừa, cây cảnh, cây nhựa, chậu sứ, dây trường xanh, cây xanh, cỏ, đĩa cũ, cùng tạo sản phẩm ….. để thực hiện chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3:LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
( Thời gian thực hiện 01 tuần, từ ngày:22 / 09 - 26/09 / 2014 )
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với trẻ về ngày nghĩ cuối tuần vừa qua. 
 - Sự thay đổi tranh ảnh chủ đề mới. Có bổ sung đồ dùng gì về chủ đề nhánh
- Trò chuyện về chủ đề đồ dùng đồ chơi lớp bé
- Trò chuyện về các đồ chơi trong góc. 
- Cho trẻ chơi ở các góc, làm quen với bài thơ, hát trong chủ đề.
THỂ DỤC SÁNG
Tập thể dục sáng với vòng: gồm 5 động tác 
1. Hô hấp: Thổi nơ bay
2. Tay : Hai tay đưa vòng về trước lên cao
3.Chân : 2 tay đưa vòng lên cao, ngồi khuỵu gối đưa vòng về trước
4. Lườn : 2 tay cầm vòng đưa lên cao sau đó nghiêng người sang 2 bên
5. Bật : Bật chụm tách chân
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTC:
TD:
- VĐ: Bé thi đập bóng xuống sàn và bắt bóng
-TC : Chạy nhanh lấy đúng đồ vật
PTNT:
KHXH:
Bé hãy phân biệt đồ dùng đồ chơi của lớp
PTTM:
TH:
Bé thích vẽ gì?
PTTM:
ÂN:
-VĐ Minh họa: “Đu quay”
-NH: “Em yêu trường em” 
-TC:Tai ai tinh
PTNT:
LQVỚI TOÁN:
Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động học có chủ đích:
- Quan sát các đồ chơi bằng nhựa.
- Quan sát một số các đồ dùng học tập. 
- Quan sát búp bê
- Quan sát các đồ chơi bằng gỗ 
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên gọi, công dụng, màu sắc, chất liệu, đặc điểm của các đồ dùng, đồ chơi từ đó biết giữ bảo quản chúng sau khi chơi.
2.TCVĐ: 
+ TC tâp thể : Mèo bắt chuột, chuyền bóng
* TCDG:Bịt mắt đá bóng, Nhảy lò cò…
3. Hoạt động tự do: Trẻ chơi tự do theo ý thích. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng 
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép trường mầm non các đồ dùng đồ chơi trong góc, trang trí phù hợp 
3. Góc nghệ thuật: Cắt dán ảnh trên báo, vẽ tô màu, xé dán, nặn, vẽ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, xếp vỏ ốc, hạt… Hát và vận động các bài hát về chủ đề trường mầm non
4. Góc học tập : Chơi lô tô, học toán, chữ cái, chơi đôminô, chơi ghép hình, xem album, tranh ảnh về trường mầm non. 
5. Góc thiên nhiên: Chơi thả vật nổi, vật chìm, chơi với cát, trồng cây…. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Hướng dẫn trò chơi:“Chuyền bóng”.
PTNN 
THƠ:
“Hai cây bút”
- Nghe hát dân ca 
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian : “Bịt mắt đá bóng” 
PTNN: 
LQCC:
Bé tô chữ o, ô, ơ.
- Làm quen bài mới hoạt động tạo hình
- Bé lau đồ, dọn dùng đồ chơi 
- Biểu diễn văn nghệ, Nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3:LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
(Thời gian thực hiện 01 tuần, từ ngày: 22 / 09 đến ngày 26 /09 /2014 ) 
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
GÓC PHÂN VAI
- Cô giáo	 
- Gia đình 
- Bán hàng 
- Trẻ bước đầu biết về nhóm , biết chơi cùng nhau trong nhóm
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
- Nắm được 1 số công việc của vai chơi: Mẹ đi chợ, chị giúp mẹ nấu ăn, cô giáo dạy học, bán hàng biết mời khách, nói giá tiền, cảm ơn…
- Trẻ biết giao lưu với các bạn trong nhóm chơi
- Bộ đồ chơi nấu ăn như: Xoong, nồi, bát, đĩa,búp bê...
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “Cô giáo” như : Sách, vở, thước, bút…
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng : Các loại hoa, quả , đồ dùng học tập
- Đóng vai cô giáo dạy trẻ trong 1 nhóm dạy học
- Đóng vai các thành viên trong gia đình chăm sóc trẻ, cho trẻ đi học
- Chơi bán hàng : Bán các loại đồ dùng học tập, đồ chơi, hoa quả, bánh… 
- Cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi, kĩ năng của vai 
- Biết liên kết với nhóm chơi khác (xây dựng ) và quan tâm đến các bạn cùng chơi
GÓC XÂY DỰNG
Lắp ghép đồ dùng đồ chơi
Trường,lớp mẫu giáo 
-Trẻ biết xây dựng lớp học của bé
- Trẻ bước đầu biết biết xây dựng rào, tạo khung cảnh xung quanh lớp học, có bồn hoa, thảm cỏ, đồ chơi có sự bố trí hợp lý.
- Khối xây dựng các loại 
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: Bập bênh, đu quay…
- Khối lắp ráp
- Sỏi, đá, que, hạt….
- Đồ chơi xây dựng: Hàng rào , cây xanh , hoa cỏ, ghế đá… 
Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về những đồ chơi có ở lớp mẫu giáo.
- Xây dựng trường mầm non, có sân chơi, cây cảnh, vườn hoa gợi ý để trẻ xây trường và bố trí hợp lý 
- Dạy trẻ xếp hàng rào thẳng hàng
- Hướng dẫn trẻ lắp 1 số loại đồ chơi trong vườn trường như: Đu quay, cầu tuột, bập bênh, các đồ chơi trong lớp… 
GÓC HỌC TẬP VÀ SÁCH
- Xem sách, tranh ảnh về các đồ dùng trong lớp, phân loại theo nhóm
- Trẻ biết giữ trật tự khi chơi
- Biết lật sách và xem 
- Hiểu nội dung tranh
- Chọn lô tô và xếp theo nhóm phù hợp
- Sách, tranh , truyện về các đồ chơi trong lớp của trẻ
 - Tranh lô tô về hoa quả, đồ dùng đồ chơi 
- Vở tập tô chữ cái, vở bé làm quen với toán, vở tạo hình, bút chì, màu đen
- Bộ chữ cái, chữ số, chữ rỗng vẽ trên giấy bìa
- Cô hướng dẫn trẻ xem sách, tranh về chủ đề các đồ dùng đồ chơi lớp bé.
 Cô gợi ý để trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh.
 Động viên trẻ tìm từ thích hợp để nói về nội dung câu chuyện
- Chơi lô tô đồ dùng, phân loại các laoij đồ dùng
- Tô, vẽ chữ cái, chữ số, tranh hoa quả, bánh .
 - Ghép tranh vẽ về đồ dùng đồ chơi
- Trang trí, cắt dán chữ cái, chữ số . 
GÓC NGHỆ THUẬT
Ôn kĩ năng về nặn, xé, dán, tô màu đồ dùng đồ chơi, , cắt dán nặn đồ chơi trẻ yêu thích. Hát và vận động các bài hát về chủ đề trường lớp mầm non
- Trẻ ngồi đúng tư thế, tô màu không lem ra ngoài, tô màu đều, đẹp
- Biết hát và vận động nhịp nhàng theo các bài hát
- Màu tô, giấy màu, bút chì, giấy vẽ, đất nặn, bảng con, kéo, tranh vẽ, hột hạt, giấy vụn…. 
- Máy hát, thanh gõ, các dụng cụ âm nhạc, hoa múa…. 
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu , in, xé dán, gấp xếp hình về đồ chơi, vẽ và tô màu tranh đồ dùng đồ chơi.
- Dùng lá cây xếp làm đồ chơi
- Nặn các loại quả mùa thu
- Hát và vận động các bài hát trong chủ đề
GÓC KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
- Trồng hoa 
- Chăm sóc cây xanh 
- Trẻ biết trồng hoa.
- Biết chăm sóc cây xanh 
- Cát, hoa chậu trồng hoa, dụng cụ để tưới, để xới, lá mít, lá dừa, khăn lau 
 - Cây xanh, khuôn
- Chậu, hột hạt để ươm 
- Hướng dẫn trẻ trồng hoa, tưới nước cây xanh , lau lá cây, nhổ cỏ, nhặt lá úa, biết lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống. 
- Chuẩn bị chậu đất cho trẻ gieo hạt tưới nước hàng ngày và quan sát sự nảy mầm sau mỗi ngày
- Cô chơi đúc bánh cùng trẻ hướng dẫn trẻ làm các kiểu bánh 
- Cháu chơi, cô bao quát, nhắc nhở cháu chơi và thể hiện đúng vai chơi.
Dự kiến sự kiện xảy ra:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 

File đính kèm:

  • docGiao an 56 tuoi chu de nhanh do dung do choi lop be.doc