Giáo án Luyện từ và câu - Tuần 20 - Lê Tuấn Quân

A.Kiểm tra bài cũ

- Trong kiểu câu” Ai - làm gì”, chủ ngữ có ý nghĩa gì? Chủ ngữ do loại từ ngữ nào tạo thành?

( Chủ ngữ nêu tên người hoặc vật, cây cối.Chủ ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

 Các bài học trong hơn hai tuần qua đã cung cấp cho các con nhiều từ ngữ về tài năng trí tuệ của con người. Trong tiết học hôm nay các con sẽ được học để mở rộng thêm vốn từ ngữ về sức khoẻ của con người.

2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài 1: Tìm các từ ngữ

- Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ:

 VD : tập luyện

- Chỉ những đặc điểm của cơ thể khoẻ mạnh.

 VD: vạm vỡ

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu - Tuần 20 - Lê Tuấn Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV : Lê Tuấn Quân
Thứ ngày tháng 1 năm 2006
Kế hoạch dạy học
Lớp 4E
Luyện từ và câu Tiết 40 - Tuần 20
 Luyện tập về câu kể “Ai - làm gì”
I. Mục tiêu
- HS tìm được các câu kể dạng Ai – làm gì trong bài văn. Xác định được các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó.
- Luyện tập viết một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai – làm gì.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, từ điển HS, tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật.
III. Các hoạt động dạy học .
Thời gian
3’
35’
2’
Nội dung các hoạt động
dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Xác định chủ ngữ trong kiểu câu: Ai- Làm gì
B. Bài mới
Giới thiệu bài
- Các bài trước, các con học về các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu kể Ai- làm gì. Bài học hôm nay, các con tiếp tục luyện để nắm chắc về cấu tạo kiểu câu này. Các con sẽ thực hành viết đoạn văn có dùng kiểu câu đó.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tìm các câu kể kiểu Ai- làm gì trong đoạn văn:
Lời giải:
Các câu kể kiểu Ai- làm gì trong đoạn văn trên là:
Câu 3: Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
Câu 4: Một số chiến sĩ thả câu.
Câu 5: Một số khác quây quần bên boong ca hát, thổi sáo.
Câu 7: Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Bài 2: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được
Lời giải:
Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trên 
 CN VN
vùng biển Trường Sa.
Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu.
 CN VN
Câu 5: Một số khác // quây quần trên 
 CN VN
boong sau ca hát, thổi sáo.
Câu 7: Cá heo // gọi nhau quây đến 
 CN VN
quanh tàu như thể chia vui.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về công việc trực nhật của lớp của tổ em, trong đó dùng kiểu câu Ai- làm gì.
-Gv gợi ý: HS viết ngay vào phần thân bài, kể công việc của từng người. Sau đó chỉ ra trong đoạn đâu là kiểu câu Ai – làm gì.
C. Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết bài văn trên vào vở.
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- 2 hs làm bài tập 1, 2 phần luyện tập tuần trước.( Hs làm miệng), gv ghi điểm.
- GV thuyết trình.
 Giới thiệu bài, ghi đề bài.
* Phương pháp luyện tập- Đàm thoại:
-1 Học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Hs làm việc cá nhân hay thay đổi theo cặp để tìm câu kể kiểu Ai- làm gì trong đoạn văn (các em dùng chì gạch dưới các câu văn tìm được bằng bút chì trong SGK). Hs trình bày, gv ghi nhanh lên bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- 2 Hs trình bày trên bảng lớp.
Hs dưới lớp làm bằng bút chì. Sau đó các em chữa bài.
.
- Hs đọc yêu cầu đề bài sau đó viết ra nháp. Gv quan sát giúp đỡ những hs có hành văn chưa tốt. Chú ý cách diễn đạt và khi kể phải trình tự, lô gich, tính chân thực, sinh động của đoạn văn.
- Nhiều học sinh đọc đoạn văn đã viết và chỉ ra các câu kiểu Ai- làm gì 
Cả lớp và giáo viên nhận xét 
- Gv nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học sôi nổi.
Ghi chú
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Trường THDL Đoàn Thị Điểm
Thứ ngày tháng năm 2006
GV : Lê Tuấn Quân
Kế hoạch dạy học
Lớp 4E
Luyện từ và câu Tiết 39- Tuần 20
Mở rộng vốn từ: sức khoẻ
I. Mục tiêu.
Mở rộng và tích cực hoá vốn từ của hs thuộc chủ điểm Sức khoẻ.
Cung cấp cho hs một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến Sức khoẻ. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, từ điển hs
III. Các hoạt động dạy học .
Thời gian
5’
32’
2’
Nội dung các hoạt động
dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Trong kiểu câu” Ai - làm gì”, chủ ngữ có ý nghĩa gì? Chủ ngữ do loại từ ngữ nào tạo thành?
( Chủ ngữ nêu tên người hoặc vật, cây cối....Chủ ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Các bài học trong hơn hai tuần qua đã cung cấp cho các con nhiều từ ngữ về tài năng trí tuệ của con người. Trong tiết học hôm nay các con sẽ được học để mở rộng thêm vốn từ ngữ về sức khoẻ của con người.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ ngữ
- Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: 
 VD : tập luyện
- Chỉ những đặc điểm của cơ thể khoẻ mạnh. 
 VD: vạm vỡ
* Lời giải:
+ Nhóm 1: tập luyện, tập thể dục, chơi thể thao, đá bóng, chơi bóng chuyền.... + Nhóm 2 : vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, cường tráng .....
Bài 2: Kể tên các môn thể thao mà em biết:
VD : bóng đá, bóng chuyền, bắn súng, cầu lông......
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
a, Khoẻ như......
b, Nhanh như ......
M: Khoẻ như vâm ( như trâu,.....)
M: Nhanh như cắt (như sóc, .....)
Bài 4: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
 Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
.+ Người không ăn không ngủ được là người như thế nào? ( người phải suy nghĩ, lo lắng, ốm....)
+ Người ăn được ngủ được là người như thế nào? (người khoẻ mạnh, sung sướng...)
+ Ăn được ngủ được là tiên nghĩa là gì?
( Tiên là những nhân vật trong truyện cổ tích, tượng trưng cho sự sung sướng.
+ Ăn được, ngủ được là người có sức khoẻ tốt.
+ Có sức khoẻ thì sung sướng chẳng khác gì tiên.)
3 Củng cố, dặn dò
- Nhắc hs làm lại bài 1,3 . Dặn các em về nhà tìm thêm các câu thành ngữ nói về sức khoẻ của con người.
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- 2 hs trả lời.
- 2 hs làm bài tập 2, 3 phần luyện tập tuần trước.
- HS và GV nhận xét, ghi điểm.
- GV thuyết trình, giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Phương pháp thực hành, luyện tập 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Hs làm bài theo nhóm, thảo luận để tìm nhanh các từ ngữ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Nhóm nào tìm đúng, nhanh, nhiều thì nhóm đó thắng. Gv và cả lớp tính điểm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Hs trình bày cá nhân theo sự hiểu biết. Nhiều hs kể tên các môn thể thao ( ý kiến của các em có thể trùng nhau)
- Gv ghi nhanh kết quả hs tìm lên bảng lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả và thi xem nhóm nào tìm nhiều.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
 Hs phát biểu ý kiến
 Gv chốt lại
Lưu ý: Để hs phát biểu tự do để khai thác các ý hiểu.
 Gv khen những em học sôi nổi
Ghi chú
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_tuan_20_le_tuan_quan.doc