Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên (Tiếp)

Bài tập 2:

- 2 bạn đọc yêu cầu bài tập 2

- BT2 yêu câu làm mấy việc đó là những việc gì?

• Yêu cầu 1: Tìm những từ ngữ tả bầu trời

- Làm việc nhóm 4, 2 bàn 1 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn đọc lại mẫu truyện cho cả nhóm nghe, các bạn còn lại trong nhóm tìm các từ ngữ tả bầu trời rồi đọc cho 1 bạn ghi vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét

- GV gắn những từ ngữ miêu tả bầu trời trong bài đã ghi sẵn ở bảng phụ lên bảng. Một HS đọc lại.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thiên nhiên : biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh nhân hoá bầu trời.
2. Kỹ năng:  Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
3. Thái độ: Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Trình chiếu, phiếu học tập, bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở bài tập 1, những thẻ ghi từ so sánh và nhân hóa, máy chiếu
HS: sách giáo khoa, vở
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 phiếu ghi 3 nghĩa khác nhau của từ ngọt. Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngọt ghi trong phiếu.	
- Yêu cầu HS nhận xét
- Trong 3 nghĩa trên thì nghĩa nào là nghĩa gốc.
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài: Các em ạ, Việt Nam chúng ta vốn là xứ sở của hoa thơm trái ngọt, của nắng vàng nhiệt đới và cảnh sắc hữu tình. Chúng ta có muốn giới thiệu với những người khác về vẻ đẹp của quê hương mình không? Vậy để làm được điều đó các em cần phải có vốn từ ngữ thật là phong phú. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tích luỹ thêm được một số từ ngữ rất là hay về phong cảnh thiên nhiên và cách diễn đạt thật chính xác cảm nhận của mình về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên đấy.
	- GV ghi tên bài lên bảng.
b. Phần luyện tập:
Bài tập 1: GV trình chiếu nội dung 1
GV giới thiệu chuyện: Đây là một mẩu chuyện về một buổi ngoại khoá của các bạn nhỏ nước ngoài cùng với thầy giáo của mình và bầu trời được nhắc đến ở trong bài là bầu trời thu ở nước Nga .
Yêu cầu 2 HS đọc mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu ( SGK trang 87-88 )
Bài tập 2: 
2 bạn đọc yêu cầu bài tập 2
BT2 yêu câu làm mấy việc đó là những việc gì?
Yêu cầu 1: Tìm những từ ngữ tả bầu trời
Làm việc nhóm 4, 2 bàn 1 nhóm mỗi nhóm cử 1 bạn đọc lại mẫu truyện cho cả nhóm nghe, các bạn còn lại trong nhóm tìm các từ ngữ tả bầu trời rồi đọc cho 1 bạn ghi vào phiếu học tập.
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả
Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét
GV gắn những từ ngữ miêu tả bầu trời trong bài đã ghi sẵn ở bảng phụ lên bảng. Một HS đọc lại.
Yêu cầu 2: Những từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa
Trên bàn GV có những tấm thẻ SO SÁNH và NHÂN HÓA. Yêu cầu 2 HS lên bảng gắn từng thẻ tương ứng với từ ngữ của bầu trời thể hiện sự SO SÁNH hay NHÂN HÓA
- GV cho HS nhận xét và sau đó chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- Bài tập 3 yêu cầu tả gì?
- Gọi một HS nhắc lại cảnh như thế nào là cảnh đẹp quê hương.
- HS tiến hành làm bài. Cho 2 HS làm vào bảng phụ.
- 2 HS trình bày bảng phụ và đọc cho cả lớp cùng nghe
- HS nhận xét và sau đó GV chốt lại
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn của mình, yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hôm nay lớp mình đã tìm hiểu và mở rộng vốn từ gì nào? 
- Khi viết 1 đoạn văn ta phải sử dụng từ ngữ như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại mẫu chuyện Bầu trời mùa thu và làm lại BT3 vào vở. Xem trước bài Đại từ
-3 HS lên bảng làm bài
-2 HS nhận xét
- 1 HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
HS lắng nghe
2 HS đọc
2 HS đọc
BT2 yêu cầu làm 2 việc, việc đầu tiên là tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẫu chuyện trên, việc thứ 2 là những từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa
Hs lắng nghe và làm vào phiếu học tập
2 nhóm trình bày kết quả : nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao/ rửa mặt sau cơn mưa/ xanh biếc/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm/ nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cao hơn/cúi xuống lắng nghe để tìm những con chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào
Đại diện nhóm nhận xét.
Hs lắng nghe
1 HS đọc lại
2 HS lên bảng làm. Cả lớp quan sát và nhận xét
+Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
	+Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: 
rửa mặt sau cơn mưa/ xanh biếc/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm/ nhớ tiếng hót của bầy chi m sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm những con chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào 
HS nhận xét	
1 HS đọc
BT3 yêu cầu tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở
Con sông, ngọn núi, cánh đồng, một công viên, triền đê, vùng biển..
HS thực hiện
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe và thực hiện
Lớp mình đã tìm hiểu và mở rộng vốn từ THIÊN NHIÊN
Khi viết 1 đoạn văn ta phải sử dụng từ ngữ so sánh và nhân hóa
HS lắng nghe
HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_mo_rong_von_tu_thien_nhien.docx