Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Liên kết các câu trong bài văn bằng từ ngữ nối

Bài 1.

- GV gọi 2 học sinh đọc nối tiếp 2 bài tập ở phần nhận xét.

- GV viết câu hỏi bài 1 lên bảng.

- Gv gọi 1 học sinh đọc lại yêu cầu bài tập 1.

- Bài 1 yêu cầu các em làm gì?

- Vậy từ ngữ in đậm là từ nào?

- Từ “Hoặc” dùng làm gì?

- Cụm từ “ Vì vậy” dùng để nối câu hay nối từ?

- Như vậy tác dụng của 2 từ này là gì?

- GV nhận xét rồi ghi đáp án lên bảng.

- GV giảng: Cụm từ “Vì vậy” ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biệt pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.

- Vậy em nào có thể tìm thêm những từ ngữ có tác dụng giống như cụm từ “Vì vậy” ở đoạn văn trên?

- GV nhận xét: Đây chính là nội dung bài tập 2

- GV ghi bảng.

Bài 2: Những từ có tác dụng nối: nhưng; tuy nhiên; .

GV: Qua nhận xét 1 và 2 em nào cho cô biết để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài ta làm gì?

+ Đó chính là nội dung bài hôm nay chúng ta cần ghi nhớ.

- GV viết

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Liên kết các câu trong bài văn bằng từ ngữ nối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN – LỚP 5
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI VĂN BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu và nhận biết các từ ngữ nối dùng để liên kết câu, hiểu được tác dụng của từ ngữ nối.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, làm được các bài tập ở mục III.
3. Thái độ: Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu trong viết văn.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống đoàn kết của nhân dân ta?
- Đặt câu có quan hệ từ “và”?
- Quan hệ từ “và” có tác dụng gì?
- Kể tên một số cách liên kết câu đã học?
3. Bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài: Các em đã biết nhiều cách để liên kết các câu trong bài. Vậy ngoài các các cách đó còn cách nào để liên kết câu, cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay:
“Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối”
- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 97.
- Bây giờ cô cùng các em đi vào phần I, phần nhận xét.
I. Nhận xét
Bài 1.
- GV gọi 2 học sinh đọc nối tiếp 2 bài tập ở phần nhận xét.
- GV viết câu hỏi bài 1 lên bảng.
- Gv gọi 1 học sinh đọc lại yêu cầu bài tập 1.
- Bài 1 yêu cầu các em làm gì?
- Vậy từ ngữ in đậm là từ nào?
- Từ “Hoặc” dùng làm gì?
- Cụm từ “ Vì vậy” dùng để nối câu hay nối từ?
- Như vậy tác dụng của 2 từ này là gì?
- GV nhận xét rồi ghi đáp án lên bảng.
- GV giảng: Cụm từ “Vì vậy” ở ví dụ trên giúp chúng ta biết được biệt pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. 
- Vậy em nào có thể tìm thêm những từ ngữ có tác dụng giống như cụm từ “Vì vậy” ở đoạn văn trên?
- GV nhận xét: Đây chính là nội dung bài tập 2
- GV ghi bảng.
Bài 2: Những từ có tác dụng nối: nhưng; tuy nhiên;.
GV: Qua nhận xét 1 và 2 em nào cho cô biết để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài ta làm gì?
+ Đó chính là nội dung bài hôm nay chúng ta cần ghi nhớ.
- GV viết
II. Ghi nhớ
- GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- GV dán ghi nhớ lên bảng.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Em nào có thể đặt câu mà trong câu có sử dụng từ ngữ có tác dụng kết nối: nhưng ; tuy nhiên.
- GV nhận xét.
GV: Các em đã biết cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. Bây giờ cô cùng các em vận dụng vào làm bài tập.
- GV viết
III. Luyện tập
Bài 1: 
- GV gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau nội dung bài tập.
+ HS 1 đọc phần lệnh và 3 đoạn đầu của bài văn “Qua những mùa hoa”.
+ HS 2 đọc 4 đoạn cuối của bài.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6, phát phiếu học tập cho các nhóm và phát phiếu khổ to cho 2 nhớm với 2 đoạn khác nhau.
+ Yêu cầu học sinh đánh số thứ tự các câu văn.
+ Gạch chân các từ ngữ có tác dụng nối.
- GV treo bài của hai nhóm lên bảng và yêu cầu học sinh trình bày bài.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét và hỏi HS các từ nối có tác dụng gì?
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
GV: Các em vừa tìm các từ ngữ nối trong bài tập 1, bây giờ các em tìm từ nối dùng sai và sửa lại. Cô cùng các em chuyển sang bài tập 2.
Bài 2:
- Một em đọc cho cô yêu cầu bài tập 2.
- Một HS đọc còn cả lớp đọc thầm xem yêu cầu làm gì?
- Một em nhắc lại yêu cầu cho cô.
- Muốn chữa được từ dùng sai đầu tiên em phải làm gì?
GV: Cô có tờ phiếu sau, các em suy nghĩ và một bạn lên bảng gạch chân từ nối dùng sai và sửa lại cho đúng.
- GV gọi HS nhận xét và đọc lại.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
4.1. Củng cố.
Như vậy cô cùng các em đã tìm hiểu xong phương pháp liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối. Vậy em nào cho cô biết bài học hôm nay các em cần nắm được điều gì?
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh ghi nhớ trên bảng.
4.2. Dặn dò
- Về học thuộc ghi nhớ.
- Tập đặt câu có từ ngữ nối.
- Chuẩn bị bài cho các tiết ôn tập. 
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Học sinh đặt
- Nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc các câu ấy.
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
- Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
- Học sinh nghe.
- Học sinh mở sách trang 97
- 2 học sinh đọc bài.
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả lời: Nêu tác dụng của từ ngữ in đậm.
- Từ “hoặc”; “Vì vậy”.
- “hoặc” nối từ “em bé” với “chú mèo” ở câu 1.
- Nối câu 1 với câu 2.
Nối từ trong câu hoặc nối 2 câu với nhau.
- Ngoài từ “Vì vậy” ở đoạn văn trên còn có các từ dùng để nối như: tuy nhiên; mặc dù; nhưng; thậm chí; cuối cùng; ngoài ra;mặt khác;.
- Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng; tuy nhiên; thậm chí; cuối cùng; ngoài ra; mặt khác; trái lại; đồng thời
- HS đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đặt câu
- HS các nhóm nhận xét.
- HS đọc bài
- Đề bài yêu câu chữa lại các từ ngữ nối dùng sai trong mẩu chuyện.
- HS nhắc lại.
- Tìm từ ngữ nối.
- HS lên bảng gạch chân và sửa lại
Nhưng vậy , vậy thì, nếu thế thì,
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_Mon_Luyen_tu_va_cau_Lien_ket_cac_cau_trong_bai_van_bang_tu_ngu_noi.doc